Hãy học từ cả những… thất bại!
Lịch sử phát triển của thế giới càng gần đây càng cho thấy, tầm nhìn chính trị, một mặt, không thể không đặt trên kinh nghiệm hay bài học lịch sử; mặt khác, nếu muốn tiếp tục làm nên lịch sử bước cùng thời đại thì nhất định phải được dẫn dắt bởi tầm nhìn chính trị chiến lược.
Công cuộc đổi mới hiện nay của chúng ta đang cấp bách đòi hỏi và thách thức: Phải nhìn tới chân trời, nhưng để hành động trên đất nước mình!
Muốn thế, không có con đường nào cần hơn và ngắn hơn là: Học!
Vì, nói như cổ nhân: Nhân bất học bất tri lý (người mà không học thì không biết được lý lẽ)! Vì, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu! Và, vì chính UNESCO cũng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Bài học kinh nghiệm hay rộng hơn là bài học lịch sử, mà chúng ta thường tổng kết, chính là chung đúc sự học vậy, nhìn qua 7 kỳ Đại hội của Đảng ta!
Nếu lịch sử định vị chúng ta là ai, ở đâu... thì tầm nhìn chiến lược chính trị cho chúng ta lời đáp: Vì sao chúng ta đi, đi tới đâu và đi như thế nào để phát triển mạnh mẽ và bền vững, chứ không đơn thuần chỉ là kinh nghiệm, dù to lớn đến mấy hay chỉ là bài học lịch sử nhất thời nào đó, dù quý báu tới đâu.
Từ lịch sử thế giới cả thành lẫn bại, nhất là những cường quốc mạnh mẽ hay đang suy tàn, đã và đang nổi bật một triết lý rằng, phải chăng học tập và việc tổng kết bài học kinh nghiệm có thể được xem như một quá trình, thậm chí bao hàm cả những khúc quanh, nhất là những thời khắc “đứt gãy” của lịch sử, chứ không phải là một tập hợp đơn thuần các kiến thức thực tế và nhất là khi bị ràng buộc bởi các hủ tục giáo điều, dù mỹ miều tới mấy. Từ đó và qua đó, mới có thể tổng kết những bài học kinh nghiệm cho tương lai và thuộc về tương lai một cách toàn vẹn!
Người ta không thể học cách kiếm tiền từ những người không có tiền! Những quốc gia này có thể thành công và trở nên hùng mạnh từ những bài học thất bại và thậm chí là sự sụp đổ của quốc gia khác! Vì, sự thăng - giáng, thành - bại, thắng - thua... của lịch sử luôn là sự vận động và chuyển hóa không ngừng vô cương! Đó là sự vận hành và đắp đổi tự nhiên của lịch sử! Vấn đề còn lại là ở lòng dũng cảm và trách nhiệm với quốc gia, dân tộc!
Đó chính là hai mặt của việc học và tổng kết bài học kinh nghiệm. Chính vì vậy, nếu các nhiệm kỳ trước đây, chúng ta thường phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn thì giờ đây, cần tổng kết thực tiễn - phát triển lý luận! Lịch sử và thực tiễn đổi mới cũng cho chúng ta thấy và đã xác tín điều đó rằng, kinh nghiệm sẽ chỉ là quá khứ, bài bọc cũng chỉ là thực tiễn của ngày hôm qua (và dù là bài học nhưng liệu còn có thể thuộc không), nếu thiếu tầm nhìn chiến lược. Nói cách khác, ở góc độ nào đó, có thể thấy nếu kinh nghiệm là lịch sử thì tầm nhìn chính là triết học phát triển của tương lai.
Tổng kết thực tiễn - phát triển lý luận chính là kết tinh điều đó!
Do đó, bài học của chúng ta nhất định phải bao gồm cả những bài học thất bại, chứ không đơn thuần chỉ toàn những bài học thành công! Tầm nhìn chiến lược và toàn vẹn cũng nảy nở từ đây! Và, tới lượt nó, sự phát triển cũng được dẫn dắt bởi tầm nhìn này! Chính là lý luận được phát triển!
Chẳng hạn, chúng ta đang dỡ bỏ đủ thứ quỹ bình ổn, dù ở tầm quốc gia, mà nhiều người cho đó là kinh nghiệm quý báu! Vì, kinh tế thị trường không dung nạp nó! Nó là hữu hạn với kinh tế thị trường! Một khi đem cái hữu hạn để giải quyết cái vô hạn, lại biến ảo, chắc chắn sẽ thất bại! Nhận rõ bài học thất bại cũng là mục đích tổng kết của chúng ta.
Lại chẳng hạn, dù qua 20 năm, với tất cả sự nỗ lực, vì sao Khu Công nghệ cao Láng - Hòa Lạc không “cất cánh” nổi, như nhiều người kỳ vọng! Đến nay chúng ta vẫn chưa có một “thung lũng Si-li-côn” nào cả, dù ai cũng tâm đắc và hy vọng, vì đó là cách làm rập khuôn mà chúng ta học được từ các quốc gia phát triển trên địa hạt này. Lại là bài học của sự rập khuôn những thành công của người khác! Xưa nay, không có một sự thành công nào đáng kể cả, thậm chí còn thất bại nếu chỉ sao chép hay rập khuôn vọng ngoại! Nhưng, chúng ta không thành công, vì nó đụng chạm và mâu thuẫn tới rất nhiều lĩnh vực của luật hiện hành, cần phải sửa đổi và ban hành thể chế mới. Bài cần học ở đây, chính là học từ những thất bại của... chính mình!
Chúng ta cần học những bài học thất bại và học từ chính mình, trước khi học cách thành công và học từ người khác!
Đó là hai mặt của sự học, của việc xây dụng những bài học kinh nghiệm toàn vẹn và khả thi!
Đó cũng chính là mục tiêu, là động lực của việc “tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận”, để chúng ta tiếp tục bước đi một cách chủ động, vững chãi và thành công!./..
Chứng bệnh “ái kỷ chính trị”  (12/01/2020)
Năm 2020, đẩy mạnh công tác "dân vận khéo" trong hệ thống chính trị và ban hành Sách trắng về doanh nghiệp  (10/01/2020)
“Kiếm củi nhiều năm, thiêu 1 giây!”  (06/01/2020)
Lạm quyền  (25/12/2019)
Khiêm nhường một phân, tôn quý vạn phần  (17/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay