“Kiếm củi nhiều năm, thiêu 1 giây!”
Người xưa có câu ngạn ngữ: “Kiếm củi 3 năm, thiêu 1 giờ”. Hoạt động trực quan, cụ thể khi được nhìn nhận ở tầm khái quát, mang ý nghĩa chân lý sẽ mang lại nhiều gợi ý về đối nhân, xử thế. Hai khoảng thời gian trong câu ngạn ngữ đặt cạnh nhau cho thấy sự chênh lệch vô cùng lớn giữa một bên là sự vun đắp, kiếm tìm, gìn giữ; và một bên là kết quả trắng tay, mất mát, hẫng hụt như là mặt trái của sự vun đắp; đồng thời còn là hậu quả nhãn tiền của hành động “phá hoại”. Đây cũng chính là biểu hiện tương phản của hai mặt đối lập: một bên xây dựng, một bên phá bỏ… Qua đó, cổ nhân cảnh tỉnh thế hệ sau cần cẩn trọng trong mọi suy nghĩ, việc làm, để tránh những hành động, quyết định thiếu chuẩn xác, vô tình hay hữu ý sẽ xóa bỏ trong thời gian ngắn những công sức, cố gắng của biết bao thế hệ qua thời gian dài mới tạo dựng được.
Ngày nay, câu ngạn ngữ có tính triết lý ấy lại khiến cho những ai thiếu chín chắn phải phản tỉnh. Trong thực tế, nhiều khi chỉ vì những suy nghĩ thiếu chín chắn, hấp tấp, vội vàng, cùng với sự chi phối của “chủ nghĩa cá nhân” - nguồn gốc của mọi sai lầm (như cảnh báo lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, đảng viên), mà dẫn đến sự sụp đổ của những biểu tượng, giá trị tinh thần to lớn vốn là thành quả phấn đấu, nỗ lực xây dựng, vun đắp của nhiều thế hệ. Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, mọi lời nói, hành động của cá nhân là cán bộ lãnh đạo đều được xem xét, đánh giá dưới nhiều góc độ, trong chiều dài thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại trở lại quá khứ và hướng đến tương lai. Những sai phạm của người lãnh đạo, quản lý, dù ở bất kỳ thời gian nào, khi bị phát hiện, được lan truyền hết sức nhanh chóng trên mạng xã hội sẽ ngay lập tức gây ra hậu quả vô cùng to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của cá nhân, tổ chức. Do đó, không đơn thuần là kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ, mà là kiếm củi nhiều năm, thậm chí cả đời, lại thiêu trong 1 giây.
Trong cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay, có nội dung yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cần phải “nói đi đôi với làm”; bên cạnh đó, cần kiên quyết đấu tranh, khắc phục, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân. Những nội dung trong các quy định gần đây của Đảng về nêu gương, về xây dựng, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng đã chỉ rõ, đội ngũ đảng viên phải rèn luyện, tu dưỡng để phụng sự Tổ quốc, phục vụ và làm gương cho nhân dân ngày càng tốt hơn; đặc biệt, đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý lại càng phải làm gương sáng cho đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân noi theo.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu gương mẫu, mà biểu hiện cụ thể nhất và cũng gây phản cảm nhất là “nói không đi đôi với làm”, mà nguyên nhân sâu xa là do bị chủ nghĩa cá nhân chi phối. Vì cá nhân chủ nghĩa mà rơi vào lối sống buông thả, thậm chí phớt lờ việc giữ gìn uy tín của tổ chức, của người đảng viên; tự cho phép mình được làm những việc mà nhiều người bình thường không nghĩ tới, hoặc không dám làm, dù đó là việc làm sai trái.
Những cá nhân như vậy tìm cách chui vào Đảng để “vinh thân, phì gia, phát tài”, coi thường và đứng trên quy định của Đảng, xa lạ với các giá trị đạo đức cách mạng. Khi “tòa án lương tâm” chưa đủ sức làm họ thức tỉnh, cần phải sử dụng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước và sức mạnh của dư luận để vạch mặt, chỉ tên, trừng phạt chúng, nhờ đó góp phần vào đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần làm cho Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh như nhắn nhủ, tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc trước lúc Người đi xa./.
Lạm quyền  (25/12/2019)
Khiêm nhường một phân, tôn quý vạn phần  (17/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay