Khả năng Brexit không thỏa thuận hoặc trì hoãn Brexit
Các cuộc đàm phán giữa Anh và EU đang diễn ra. Về mặt kỹ thuật thì các bên cần chốt một thỏa thuận vào cuối ngày 10-3 để kịp công bố ngày 11-3, một ngày trước khi cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Anh diễn ra. Nếu sau những nỗ lực kể trên, thỏa thuận Brexit mà chính phủ đệ trình vẫn không được thông qua, Hạ viện Anh sẽ tiếp tục bỏ phiếu về các khả năng Brexit không thỏa thuận hay trì hoãn Brexit.
Tuy nhiên, vào thời điểm hạn chót Brexit chỉ còn cách chưa đầy 3 tuần, Thủ tướng Anh Theresa May cho thấy bà đã không thể thuyết phục EU có những nhượng bộ trong thỏa thuận Brexit như mong muốn của giới lập pháp trong nước. Điều này đẩy bản thỏa thuận sửa đổi đứng trước nguy cơ một lần nữa bị Hạ viện Anh bác bỏ như cuộc bỏ phiếu hồi tháng 01 vừa qua. Nếu kịch bản này xảy ra, Hạ viện Anh sẽ tiếp tục bỏ phiếu về các khả năng Brexit không thỏa thuận hoặc trì hoãn Brexit.
Anh kêu gọi EU tạo "lực đẩy" phá vỡ bế tắc
Thủ tướng Anh Theresa May.
Ngày 08-3, Thủ tướng Anh Theresa May hối thúc các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực hơn nữa để giải quyết các vướng mắc đang ngăn Quốc hội Anh ủng hộ thỏa thuận Brexit vào tuần tới.
Phát biểu tại thị trấn Grimsby, nơi có tới 70% cử tri ủng hộ Brexit trong cuộc trưng cầu ý dân cách đây 3 năm, Thủ tướng Anh đã kêu gọi hai bên thực hiện các bước cần thiết để nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Anh đối với thỏa thuận Brexit vào ngày 12-3 tới. Bà cảnh báo việc trì hoãn Brexit sẽ dẫn đến việc Anh rời khỏi EU không như mong đợi, EU có thể nêu thêm điều kiện và thậm chí là cuộc trưng cầu dân ý lần hai. Theo bà, Anh có thể sẽ không rời khỏi được EU nếu cuộc trưng cầu lần hai diễn ra, do đó hai bên cần phải hành động ngay lúc này để đạt được thỏa thuận. Bà cũng nhấn mạnh việc bỏ phiếu chống lại thỏa thuận này đồng nghĩa với việc nước Anh có thể sẽ không bao giờ rời khỏi EU.
Cùng ngày, người phát ngôn Ủy ban châu Âu, Alexander Winterstein xác nhận các nhà thương lượng của EU và Anh vẫn đang nỗ lực đàm phán kỹ thuật nhằm giúp thỏa thuận Brexit nhận được sự ủng hộ Quốc hội Anh. Phía EU đã nêu ra những ý tưởng nhằm tăng cường đảm bảo về thỏa thuận "rào chắn".
Tuyên bố của Thủ tướng May được đưa ra trong bối cảnh các đoàn đàm phán Anh và EU vẫn đang tích cực làm việc từ nay cho tới cuối tuần để thống nhất được những "đảm bảo cần thiết" liên quan tới điều khoản "rào chắn" trong thỏa thuận đã đạt được hồi tháng 11-2018. Điều khoản giúp duy trì đường biên giới mở giữa vùng Bắc Ireland và CH Ireland là vấn đề gây tranh cãi chính khiến thỏa thuận Brexit của bà May bị phản đối tại Hạ viện Anh trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên hồi giữa tháng 1 vừa qua. Nhiều ý kiến chỉ trích điều khoản này khiến Anh bị ràng buộc vô hạn trong liên minh thuế quan EU. Tuy nhiên, cho tới nay các cuộc đàm phán vẫn chưa có đột phá hay kết quả cụ thể. Phát biểu khi tới Geneva tham dự hội nghị của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho rằng những ngày còn lại các cuộc đàm phán sẽ tiến triển rất nhanh và sẽ tạo ra "một thỏa thuận ly hôn tốt nhất có thể" trước ngày 29-3.
Giới lập pháp Anh chỉ trích đề xuất của EU
Ngày 09-3, Chủ tịch Hạ viện Anh Andrea Leadsom bày tỏ sự thất vọng trước những đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới tiến trình Brexit và cho rằng nếu thỏa thuận mới này tiếp tục bị bác bỏ tại Quốc hội Anh, đây sẽ là lỗi của Brussels.
Trả lời báo giới, bà Leadsom cho rằng tình hình vẫn còn hy vọng, nhưng bà phải nói rằng bà "vô cùng thất vọng với những gì nghe được từ EU". Quốc hội Anh hy vọng thỏa thuận Brexit sửa đổi có thể thuận lợi được thông qua trong cuộc bỏ phiếu ngày 12-3 tới, nhưng điều này phụ thuộc vào các đối tác EU phải ngồi vào bàn đàm phán và lắng nghe nghiêm túc những đề xuất của London. Nếu thỏa thuận sửa đổi sắp tới tiếp tục bị bác bỏ, bà Leadsom cho rằng bên đáng trách sẽ là EU, vốn cần thể hiện tinh thần hợp tác chặt chẽ với Anh trong vấn đề này.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP)
Antonio Tajani (phải) trong cuộc gặp Thủ tướng Anh Theresa May tại
Brussels, Bỉ ngày 07-02-2019.
Tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Anh được đưa ra sau khi ngày 08-3, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier, tuyên bố Anh có quyền đơn phương rút khỏi Liên minh Hải quan sau khi rời khỏi EU. Tuy nhiên, Bắc Ireland sẽ phải tiếp tục ở lại trong "quỹ đạo thương mại" của EU để ngăn chặn việc hình thành một biên giới "cứng" giữa vùng lãnh thổ này của Anh với nước Ireland thành viên EU. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị London bác bỏ thẳng thừng ngay sau đó với lý do đề xuất này tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tới sự thống nhất của Vương quốc Anh.
Anh sẽ không chấp nhận một thỏa thuận phá vỡ sự thống nhất
Nước Anh sẽ không chấp nhận một thỏa thuận Brexit đe dọa đến sự thống nhất của Vương quốc Anh. Đây là phát biểu của ông Brandon Lewis, Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền ngày 09-3.
Phát biểu với truyền thông, ông Lewis khẳng định London sẽ không chấp nhận một thỏa thuận đe dọa tới sự thống nhất của Vương quốc Anh và cho rằng đề xuất mà Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU), ông Michel Barnier, đưa ra ngày 08-3, là tiềm ẩn nguy cơ này khi "gợi ý" rằng Bắc Ireland có thể ở dưới một quy chế khác biệt với phần còn lại của Vương quốc Anh. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận một thỏa thuận gây tổn hại đến sự thống nhất của Vương quốc Anh. Đề xuất mà ông Barnier đưa ra hôm qua sẽ gây tổn hại đến sức mạnh của liên hiệp này. Chính phủ này sẽ không khoan nhượng điều gì đặt liên hiệp Vương quốc Anh vào tình thế nguy hiểm".
Vào thời điểm hạn chót Brexit chỉ còn cách chưa đầy 3 tuần, ngày 08-3, ông Barnier tuyên bố Anh có quyền đơn phương rút khỏi Liên minh Hải quan sau khi rời khỏi EU. Tuy nhiên, Bắc Ireland sẽ phải tiếp tục ở lại trong "quỹ đạo thương mại" của EU để ngăn chặn việc hình thành một biên giới "cứng" giữa vùng lãnh thổ này của Anh với nước Ireland thành viên EU.
Làm thế nào để duy trì một biên giới mở trên đảo Ireland là vấn đề mấu chốt trong những tranh cãi giữa London và Brussels. Hồi tháng 1 vừa qua, Hạ viện Anh bác bỏ thỏa thuận đạt được giữa chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May và các nhà đàm phán EU với lý do thỏa thuận "rào chắn" sẽ khiến nước Anh "mắc kẹt" trong Liên minh Hải quan của EU sau Brexit./.
Mấy khía cạnh lý luận về cán bộ, công chức cấp cơ sở  (10/03/2019)
Sôi nổi các hoạt động đặc sắc trong chương trình Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7  (09/03/2019)
Bắt tạm giam nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và dẫn độ thành công đối tượng bị truy nã quốc tế từ Cuba về Việt Nam  (09/03/2019)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Lễ khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời tại Đắk Lắk  (09/03/2019)
Học viện Quân y phải sớm đạt tiêu chí trường trọng điểm quốc gia  (09/03/2019)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay