Việt Nam đã và sẽ làm hết sức mình để cùng các nước ASEAN hiện thực hóa "Tầm nhìn ASEAN 2025" gắn kết với "Chính sách Hành động hướng Đông" của Ấn Độ
21:47, ngày 24-01-2018
Nhân dịp sang thăm Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi, tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ, từ ngày 24 đến ngày 26-01-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ. Tạp chí Cộng sản điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung cuộc trả lời phỏng vấn:
Phóng viên: - Ấn Độ sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ để mở rộng quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á. Xin Ngài cho biết quan điểm của Việt Nam về việc thúc đẩy mối quan hệ này? Theo Ngài, Ấn Độ có thể làm gì để tăng cường mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mối quan hệ giao thoa lâu đời về văn hóa và truyền thống giữa hai khu vực cùng các mối liên kết kinh tế và chính trị thời kỳ hiện đại đã tạo dựng giá trị bền vững cho quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ.
Trong 25 năm hợp tác vừa qua, ASEAN và Ấn Độ đã có những kết nối lịch sử hữu nghị lâu đời để vun đắp cho nền móng vững chắc của quan hệ chính trị tin cậy, mở đường cho hợp tác toàn diện ASEAN-Ấn Độ đạt nhiều kết quả hợp tác tích cực vì hòa bình và thịnh vượng chung. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Ấn Độ tổ chức tại New Delhi vào tháng 01-2018 là dấu mốc lịch sử, minh chứng tiêu biểu cho quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Ấn Độ.
Với nền tảng rộng lớn và vững chắc này, lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ có trách nhiệm đưa quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới. Tôi cho rằng để làm được điều này, hai bên chúng ta cần hợp tác cùng nhau thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực chính, ưu tiên hàng đầu của đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ, khai thác đầy đủ tiềm năng to lớn của hai khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, với dân số 1,85 tỷ người, có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3.800 tỷ USD trong 2017 quy mô tương đương nền kinh tế thứ 4 thế giới và dự kiến đạt hơn 8.000 tỷ USD vào 2025. Triển khai hiệu quả các thỏa thuận thương mại, đầu tư để phát huy những tiềm năng vốn có của cả hai bên.
Thứ hai, coi tăng cường kết nối là lĩnh vực ưu tiên chiến lược. Những dự án và cam kết về kết nối như tuyến đường cao tốc Ấn Độ-Thái Lan-Myanmar, các hiệp định vận tải hàng hải, hàng không, khoản tín dụng 1 tỷ USD về kết nối số và kết nối hạ tầng... có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần được triển khai thông suốt, bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư.
Thứ ba, hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực với Ấn Độ trên cơ sở hoà bình, ổn định và tinh thần thượng tôn pháp luật tại khu vực và trên biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với một số điểm nóng, căng thẳng địa chính trị, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, khủng bố, biến đổi khí hậu, an ninh mạng…
Thứ tư, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, là một trong những nước đi đầu trong cuộc cách mạng này, Ấn Độ có thể đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, kết nối các ngành công nghiệp, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu… từ đó kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ phát triển.
Việt Nam đã và sẽ làm hết sức mình để cùng các nước ASEAN hiện thực hóa "Tầm nhìn ASEAN 2025" gắn kết với "Chính sách Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.
Phóng viên: - Xin Ngài cho biết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đã có những phát triển như thế nào?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên đại dương nói chung và khu vực nói riêng là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các nước. Để đạt được mục tiêu này, trước hết các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các tiến trình liên quan.
Đàm phán ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ trước. Trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, xu hướng quân sự hóa trên biển có chiều hướng gia tăng, việc xây dựng thành công COC có tính ràng buộc về pháp lý sẽ đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định khu vực nói chung, Biển Đông nói riêng.
Trong 2017, tiến trình xây dựng COC có một số bước tiến mới, trong đó có việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Khung COC và lãnh đạo hai bên tuyên bố khởi động đàm phán COC. Đây là những động thái tích cực, đáng khích lệ và các bên cần duy trì không khí này cả trong quá trình đàm phán lẫn trong các hành động trên biển, nhất là cần thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các biện pháp xây dựng lòng tin có liên quan khác./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Mối quan hệ giao thoa lâu đời về văn hóa và truyền thống giữa hai khu vực cùng các mối liên kết kinh tế và chính trị thời kỳ hiện đại đã tạo dựng giá trị bền vững cho quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ.
Trong 25 năm hợp tác vừa qua, ASEAN và Ấn Độ đã có những kết nối lịch sử hữu nghị lâu đời để vun đắp cho nền móng vững chắc của quan hệ chính trị tin cậy, mở đường cho hợp tác toàn diện ASEAN-Ấn Độ đạt nhiều kết quả hợp tác tích cực vì hòa bình và thịnh vượng chung. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Ấn Độ tổ chức tại New Delhi vào tháng 01-2018 là dấu mốc lịch sử, minh chứng tiêu biểu cho quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Ấn Độ.
Với nền tảng rộng lớn và vững chắc này, lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ có trách nhiệm đưa quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới. Tôi cho rằng để làm được điều này, hai bên chúng ta cần hợp tác cùng nhau thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực chính, ưu tiên hàng đầu của đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ, khai thác đầy đủ tiềm năng to lớn của hai khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, với dân số 1,85 tỷ người, có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3.800 tỷ USD trong 2017 quy mô tương đương nền kinh tế thứ 4 thế giới và dự kiến đạt hơn 8.000 tỷ USD vào 2025. Triển khai hiệu quả các thỏa thuận thương mại, đầu tư để phát huy những tiềm năng vốn có của cả hai bên.
Thứ hai, coi tăng cường kết nối là lĩnh vực ưu tiên chiến lược. Những dự án và cam kết về kết nối như tuyến đường cao tốc Ấn Độ-Thái Lan-Myanmar, các hiệp định vận tải hàng hải, hàng không, khoản tín dụng 1 tỷ USD về kết nối số và kết nối hạ tầng... có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cần được triển khai thông suốt, bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư.
Thứ ba, hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực với Ấn Độ trên cơ sở hoà bình, ổn định và tinh thần thượng tôn pháp luật tại khu vực và trên biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với một số điểm nóng, căng thẳng địa chính trị, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, khủng bố, biến đổi khí hậu, an ninh mạng…
Thứ tư, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, là một trong những nước đi đầu trong cuộc cách mạng này, Ấn Độ có thể đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, kết nối các ngành công nghiệp, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu… từ đó kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quan hệ phát triển.
Việt Nam đã và sẽ làm hết sức mình để cùng các nước ASEAN hiện thực hóa "Tầm nhìn ASEAN 2025" gắn kết với "Chính sách Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.
Phóng viên: - Xin Ngài cho biết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đã có những phát triển như thế nào?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên đại dương nói chung và khu vực nói riêng là mục tiêu và cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các nước. Để đạt được mục tiêu này, trước hết các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các tiến trình liên quan.
Đàm phán ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ trước. Trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, xu hướng quân sự hóa trên biển có chiều hướng gia tăng, việc xây dựng thành công COC có tính ràng buộc về pháp lý sẽ đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định khu vực nói chung, Biển Đông nói riêng.
Trong 2017, tiến trình xây dựng COC có một số bước tiến mới, trong đó có việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Khung COC và lãnh đạo hai bên tuyên bố khởi động đàm phán COC. Đây là những động thái tích cực, đáng khích lệ và các bên cần duy trì không khí này cả trong quá trình đàm phán lẫn trong các hành động trên biển, nhất là cần thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các biện pháp xây dựng lòng tin có liên quan khác./.
Ngành công nghiệp sáng tạo ở Anh: Từ kết nối kinh tế đến văn hóa và một vài gợi mở cho Việt Nam  (24/01/2018)
CELAC - Trung Quốc hợp tác “cùng có lợi"  (24/01/2018)
Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức Hội nghị tổng kết huấn luyện - đào tạo và xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật năm 2017  (24/01/2018)
Mỹ thông qua biện pháp ngắn hạn chấm dứt tình trạng Chính phủ đóng cửa  (24/01/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ  (24/01/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên