Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 24-9-2017)
21:21, ngày 26-09-2017
TCCSĐT - Chuyến thăm của đồng chí Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 18 đến 19-9-2017 đã đóng góp tích cực vào việc củng cố, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.
Đồng chí Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam
Thực hiện thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc, đồng chí Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 18 đến 19-9-2017. Trong khuôn khổ chuyến thăm, đồng chí Lưu Vân Sơn đã tới hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hội đàm với đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thành viên Thường trực Ban Bí thư, gặp ồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, gặp gỡ với các cán bộ Việt Nam đã tham gia các chương trình nghiên cứu, khảo sát tại Trung Quốc.
Tại các buổi tiếp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của đồng chí Lưu Vân Sơn và Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc; chúc mừng Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc về những thành tựu trong sự nghiệp đi sâu cải cách toàn diện và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong những năm qua và nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc sắp tới; chúc Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân lãnh đạo sẽ tiến hành thành công Đại hội Đảng lần thứ XIX. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn quan hệ Việt - Trung luôn phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và phát triển của khu vực, thế giới.
Đồng chí Lưu Vân Sơn chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tiếp Đoàn; trân trọng chuyển lời hỏi thăm thân thiết và lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; bày tỏ vui mừng trước những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được từ sau Đại hội XII đến nay; tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư sẽ tiếp tục giành được những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Đồng chí Lưu Vân Sơn khẳng định Đảng và Nhà nước Trung Quốc hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, hai nước; gửi lời thăm hỏi, chia sẻ của lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc đến nhân dân các tỉnh miền Trung về những tổn thất do cơn bão vừa qua gây ra; bày tỏ mong muốn cùng phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam để chuẩn bị và tổ chức thành công chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc là chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Cấp cao APEC vào tháng 11 năm nay.
Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 22
Ngày 20-9-2017, tại Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 22 (GMS - 22) diễn ra với sự tham gia của 200 đại biểu quốc tế, trong đó có các Bộ trưởng, Trưởng đoàn của 6 nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) như: Campuchia, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cụ thể là tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam; đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các đối tác phát triển quan tâm và hỗ trợ khu vực...
Trong khuôn khổ sáng kiến hợp tác GMS, các quốc gia đã hoàn thành được nhiều công việc, thông qua nhiều văn kiện hợp tác quan trọng như: Hiệp định tạo thuận lợi cho hành khách và hàng hóa qua biên giới; Khung chiến lược hợp tác 10 năm và Khung đầu tư tiểu vùng 10 năm cho giai đoạn 2012-2022;... Tại cuộc họp, các bộ trưởng đã hoan nghênh việc chuẩn bị Kế hoạch Hành động Hà Nội (HAP) 2018-2022; kế hoạch này kêu gọi mở rộng các hành lang kinh tế để tăng tính kết nối giữa các quốc gia, cũng như giữa vùng nông thôn và các trung tâm đô thị, nhằm bảo đảm những lợi ích của tăng trưởng được phân bổ đồng đều hơn. Các bộ trưởng cũng thông qua Khung đầu tư Tiểu vùng GMS 2022 (RIF 2022) để hỗ trợ Kế hoạch hành động Hà Nội, thông qua một danh mục định hướng gồm 222 dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật trị giá 64 tỉ USD. Các Bộ trưởng đã hối thúc sự tham gia mạnh mẽ hơn của các đối tác phát triển và khu vực tư nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu tài trợ trong GMS .
Các bộ trưởng đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Chiến lược Giao thông GMS mới nhằm mục đích xây dựng một hệ thống giao thông GMS liền mạch, hiệu quả, đáng tin cậy và bền vững. Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc cải thiện các tuyến kết nối với Nam Á và những nơi khác ở Đông Nam Á, thúc đẩy giao thông xuyên biên giới, tăng cường kết nối giao thông liên phương thức và phát triển dịch vụ giao nhận hậu cần, đồng thời nâng cao an toàn giao thông đường bộ. Chiến lược Du lịch GMS 2016-2025 cũng được thông qua để tạo điều kiện cho việc phát triển các điểm đến cạnh tranh hơn, cân bằng và bền vững...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
Chiều 20-9-2017, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã tiếp, làm việc với Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Osmane Dione để xây dựng những định hướng hợp tác giữa WB và Việt Nam trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những hỗ trợ của WB cho Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là đã xây dựng cơ chế hỗ trợ chuyển đổi tốt nghiệp IDA phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Đề cập đến Hội nghị của Chính phủ về chuyển đổi mô hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ diễn ra vào tuần tới tại Cần Thơ, có sự tham dự của WB và các Đối tác Phát triển...
Trân trọng cảm ơn Thủ tướng và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam đã dành thời gian làm việc với WB, ông Osmane Dione bày tỏ mong muốn sau cuộc làm việc lần này, hai bên sẽ thống nhất được những định hướng chính trong hợp tác giữa WB và Chính phủ Việt Nam thời gian tới. Khẳng định, WB sẵn sàng đồng hành, trao đổi, hỗ trợ và chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế để Việt Nam đẩy mạnh những tiến trình cải cách quan trọng này, ông Osmane Dione cũng đề xuất Thủ tướng thành lập một đơn vị điều phối để đôn đốc, thúc đẩy các hoạt động cải cách đem lại hiệu quả cao hơn… Bày tỏ vinh dự được sống và làm việc tại Việt Nam, Giám đốc quốc gia WB Osmane Dione khẳng định luôn sẵn sàng hợp tác, trao đổi, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm để đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Cảm ơn những nhận xét tốt đẹp của ông Osmane Dione đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao WB đã xây dựng và hoàn thiện CPF, làm cơ sở cho hợp tác hai bên giai đoạn tới, trong bối cảnh Việt Nam đã tốt nghiệp vốn IDA của WB. Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay, nhất là vốn ODA; thường xuyên tháo gỡ các vướng mắc phát sinh và tập trung các giải pháp để quản lý và sử dụng hiệu quả các dự án này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị WB tăng cường phối hợp và huy động vốn từ các nhà tài trợ quốc tế để xây dựng các dự án phù hợp đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của Việt Nam trong khi vẫn bảo đảm phát huy được kiến thức và kinh nghiệm toàn cầu của WB, đồng thời hạn chế tối đa ảnh hưởng trần nợ công.
Hội nghị các quan chức cao cấp APEC về Quản lý thiên tai lần thứ 11
Sau 2 ngày làm việc hiệu quả, hội nghị các quan chức cao cấp về quản lý thiên tai lần thứ 11 tổ chức tại Nghệ An đã bế mạc vào chiều 22-9-2017. Hội nghị đã có 5 phiên họp (2 phiên toàn thể và 3 phiên kỹ thuật) với hơn 20 báo cáo từ các nền kinh tế để chia sẻ thông tin về phát triển các hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và áp dụng các công nghệ mới để ứng phó với thiên tai . Hội nghị nhận định, các hoạt động kinh tế càng phát triển thì rủi ro do thiên tai gây ra có thể càng lớn, nhất là ở những nước có sự phát triển thiếu đồng bộ... Hoạt động phòng, chống thiên tai cần được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và từng địa phương, đảm bảo phát triển bền vững và tránh gây ra những rủi ro mới, trong đó đặc biệt cần tăng cường vai trò, sự tham gia khối tư nhân và cả cộng đồng.
Hội nghị đã chia sẻ nhiều giải pháp trong công tác điều hành ứng phó thiên tai được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn tại các nền kinh tế, gồm cả giải pháp cứng và giải pháp mềm. Hội nghị đã cơ bản thông qua Bản khuyến nghị Vinh gồm 11 điểm của Hội nghị các quan chức cao cấp về Quản lý thiên tai lần thứ 11 để trình lên Hội nghị cấp cao của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam năm 2017, tập trung vào một số vấn đề chính như: Triển khai những giải pháp khoa học, công nghệ mới để hỗ trợ quá trình ra quyết định trong công tác phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng giảm thiểu các tác động của hiện tượng thiên tai "Bình thường mới", nhất là xói mòn bờ sông/bờ biển, mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, siêu bão, động đất, xâm nhập mặn…
Hội nghị cũng xem xét tiến độ ứng dụng công nghệ tiên tiến để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp một cách có hiệu quả theo chương trình nghị sự năm 2018 của EPWG và các cuộc họp liên quan khác. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư, thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ trên tinh thần tự nguyện của các nền kinh tế. Đặc biệt nhấn mạnh tăng cường hợp tác của khối tư nhân, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và khối cộng đồng trong phòng chống thiên tai. Tại phiên bế mạc, nền kinh tế chủ nhà Việt Nam đã chuyển giao quyền đăng cai hội nghị cho nền kinh tế chủ nhà năm 2018 Papua New Guinea.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đoàn đại biểu các Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, khu vực
Chiều 22-9-2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và các Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á, nhân dịp các đại biểu sang thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 14, diễn ra tại Hà Nội trong các ngày 21 và 22-9-2017.
Phát biểu tại buổi tiếp, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng các đại biểu sang tham dự Hội nghị lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 14. Chúc mừng kết quả của hội nghị, Chủ tịch nước cho rằng với những nội dung quan trọng được thảo luận và thông qua cùng chiến lược hợp tác với ASEAN sắp tới, chắc chắn phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoạt động với các nhiệm vụ trọng tâm của Hội như đã được nêu trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ.
Trước đó, tại Hội nghị lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Đông Nam Á lần thứ 14,03 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã ký Thoả thuận hợp tác nhân đạo giai đoạn 2017-2022 giữa gồm các nội dung chính: Tăng cường trao đổi thông tin các chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực nhân đạo trong nước, khu vực và quốc tế; tổ chức các hoạt động học tập, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi đoàn theo các hình thức và các diễn đàn khác nhau. Nội dung thoả thuận cũng yêu cầu các bên cử các đội ứng phó thảm họa quốc gia gồm cán bộ có kinh nghiệm sang hỗ trợ hoạt động cứu trợ hoặc có sự trợ giúp kịp thời về tinh thần, vật chất theo điều kiện của mỗi Hội. Các bên cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh/thành Hội, đặc biệt là tại các địa phương có chung đường biên giới tăng cường giao lưu, kết nghĩa, hợp tác trong khả năng của mình; chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực như phát triển tỉnh Hội, nâng cao năng lực, chăm sóc sức khỏe trong tình huống khẩn cấp, chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, nước sạch và vệ sinh, truyền thông, phục hồi liên lạc gia đình và hiến máu nhân đạo.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam
Ngày 22-9-2017, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam Kim Hack - Yong. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam Kim Hack - Yong có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước nói riêng và quan hệ đối tác chiến lược hai nước nói chung. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Thời gian tới, hai bên cần thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị, mở rộng hợp tác, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu; xây dựng kế hoạch phối hợp để chuẩn bị tốt cho hoạt động của Tổng thống Hàn Quốc Mun Che In dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng. Phó Thủ tướng mong muốn Quốc hội Hàn Quốc không ngừng mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại; tiếp tục nghiên cứu, có các biện pháp hữu hiệu để giảm mức nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc; hỗ trợ duy trì cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại và vốn vay ODA; sớm ký Hiệp định tín dụng khung giai đoạn 2016 - 2020 và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIMBANK) duy trì lãi suất ưu đãi cho Việt Nam…
Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam Kim Hack - Yong nhấn mạnh, 25 năm qua, quan hệ hai nước đã có những bước trưởng thành tích cực, phát triển mạnh mẽ và ngày càng đi vào chiều sâu; là đối tác quan trọng của nhau trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, giáo dục, quốc phòng và an ninh... Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục duy trì vị thế là đối tác lớn nhất về đầu tư, cung cấp vốn ODA, du lịch và thương mại tại Việt Nam; cảm ơn và đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư và hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới./.
Thủ tướng Hungary kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (26/09/2017)
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan  (26/09/2017)
Việt Nam tham dự Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 86  (26/09/2017)
APEC 2017: Hội nghị Đối tác chính sách Phụ nữ và Kinh tế APEC lần thứ 2  (26/09/2017)
Tổng Công ty Khí Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định  (26/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên