Kết hợp nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự với quốc phòng, đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Tới dự có Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; GS, TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ: Kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại là một trong những quan điểm lớn của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm này được xây dựng trên cơ sở kế thừa truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, được Đảng ta bổ sung, phát triển qua các kỳ Đại hội. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, quan điểm về kết hợp giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh, đối ngoại được đề cập toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước, việc thực hiện kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh, đối ngoại; quốc phòng, an ninh, đối ngoại với kinh tế - xã hội đã có bước chuyển biến cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sự kết hợp ngày càng chặt chẽ đã góp phần nâng cao thế và lực của đất nước, đưa nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, duy trì tăng trưởng trong nhiều năm. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững; an ninh, trật tự được bảo đảm, đối ngoại được mở rộng đã tạo ra và duy trì môi trường thuận lợi cho hợp tác, phát triển.
Tuy nhiên, kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh, đối ngoại thời gian qua vẫn còn những hạn chế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, Bộ Công an đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương triển khai nghiêm túc chủ trương kết hợp giữa kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh, đối ngoại và đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan điểm của Đảng về kết hợp giữa nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự với quốc phòng, đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản trong quan điểm của Đảng về kết hợp giữa nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự với quốc phòng, đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; trong đó, tập trung vào các vấn đề mới và những vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay. Qua đó, các đại biểu kiến nghị một số vấn đề lý luận cần bổ sung, phát triển nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng tiếp tục tục hoàn thiện quan điểm chỉ đạo các nhiệm trên đây phù hợp với tình hình mới.
Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung đánh giá thực trạng kết hợp nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự với quốc phòng, đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua; xác định những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
Hội thảo nhận được hơn 60 bài tham luận gửi bằng văn bản đến Ban tổ chức, góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, thực tiễn và cụ thể hóa quan điểm của Đảng về kết hợp nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự với quốc phòng, đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trước khi diễn ra hội thảo, các đại biểu đã quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh Tây Bắc bị thiệt hại do lũ lụt gây ra./.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường chính trị  (08/08/2017)
Thư mừng Quốc khánh Cộng hòa Singapore  (08/08/2017)
Triển lãm ảnh kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN  (08/08/2017)
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ hiện nay  (08/08/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 31-7 đến 06-8-2017)  (08/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên