Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 31-7 đến 06-8-2017)
23:12, ngày 08-08-2017
TCCSĐT - Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts (Hoa Kỳ) cùng hãng Mastercard đã công bố nghiên cứu về Chỉ số phát triển kỹ thuật số 2017 nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế kỹ thuật số và khả năng kết nối công nghệ số vào cuộc sống của hàng tỷ người dùng của các quốc gia.
Chính phủ ban hành một số cơ chế đặc thù đối với thành phố Hải Phòng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2017/NĐ-CP quy định một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng. Cơ chế đặc thù này nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội của thành phố; tạo điều kiện để thành phố phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục-đào tạo, y tế và khoa học-công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của khu vực phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, qua đó làm đầu tàu kéo theo sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước nói chung.
Về huy động vốn đầu tư phát triển, thành phố được vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật; vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.
Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách thành phố không vượt quá 40% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và nằm trong mức bội chi ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định.
Chính phủ ưu tiên hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách Trung ương cho ngân sách thành phố để tham gia thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công-tư (PPP) mang tính chất phục vụ cấp vùng trên địa bàn thành phố và các dự án lớn, quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Chính phủ ưu tiên huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho thành phố để thực hiện những dự án hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố. Việc bố trí vốn đối ứng trong nước cho các dự án này do ngân sách thành phố bảo đảm; Chính phủ ưu tiên bố trí vốn vay ưu đãi theo phương thức cho địa phương vay lại để thực hiện các dự án PPP trên địa bàn thành phố.
Nhu cầu vay vốn nước ngoài để thực hiện những dự án quan trọng thực hiện theo nguyên tắc trên cơ sở các dự án đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua, Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho thành phố vay lại. Thành phố chịu trách nhiệm bố trí từ ngân sách thành phố để hoàn trả theo quy định.
Ủy ban nhân dân thành phố được phê duyệt danh mục dự án, quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ (ODA, phi Chính phủ nước ngoài) không hoàn lại đối với các chương trình, dự án không phụ thuộc vào quy mô viện trợ, trừ các khoản viện trợ hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thể chế, tôn giáo, chính sách pháp luật, cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm thực hiện tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ này, thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ tổng mức dự toán ngân sách được duyệt, tiến độ thực hiện các dự án, khả năng bố trí của ngân sách thành phố và cân đối ngân sách trung ương, nguyên tắc bố trí vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy định Luật đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và các dự án mang tính chất phục vụ cấp vùng trên địa bàn thành phố.
Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho thành phố Hải Phòng không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (phần còn lại sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13) và các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước tăng thu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không kể các khoản thu không giao thành phố quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng mà chỉ hạch toán nộp ở thành phố Hải Phòng; các khoản thu đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; các khoản hạch toán ghi thu, ghi chi và các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật).
Số bổ sung có mục tiêu không cao hơn số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước.
Việc xác định số bổ sung có mục tiêu trên cơ sở tổng các khoản thu, không tính riêng từng khoản thu; căn cứ tổng số vượt thu ngân sách trung ương và cân đối chung, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định mức bổ sung có mục tiêu cho thành phố Hải Phòng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và cơ chế đặc thù của thành phố Hải Phòng.
Số bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu nêu trên, thành phố sử dụng: ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng; bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA; chi trả nợ các khoản vốn vay; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của thành phố và thưởng cho ngân sách cấp dưới. Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định mức vốn cụ thể cho từng mục tiêu, nhiệm vụ và thưởng cho ngân sách cấp dưới.
Về cơ chế ứng trước dự toán năm sau từ nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, căn cứ quy định hiện hành và khả năng cân đối nguồn vốn, thành phố được xem xét ứng trước dự toán ngân sách năm sau liền kề để thực hiện các dự án đặc biệt, quan trọng, cấp bách thuộc đối tượng hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Thành phố được thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các tổ chức, cá nhân khi vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế-xã hội quan trọng có khả năng thu hồi vốn trong phạm vi và khả năng của ngân sách thành phố và theo quy định của pháp luật. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9-2017.
Thành lập Khu Kinh tế Thái Bình
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Khu Kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Theo Quyết định, Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình là Khu kinh tế ven biển bao gồm 30 xã, một thị trấn thuộc huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển.
Cụ thể, huyện Thái Thụy gồm 14 xã và một thị trấn: Thị trấn Diêm Điền; các xã: Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Hà, Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thái Nguyên, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Thái Thọ, Thái Xuyên, Mỹ Lộc.
Huyện Tiền Hải gồm 16 xã: Đông Trà, Đông Hải, Đông Long, Đông Xuyên, Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Thanh, Nam Hưng, Nam Phú.
Khu Kinh tế Thái Bình có diện tích tự nhiên 30.583 ha, bao gồm các khu chức năng như khu trung tâm điện lực Thái Bình; khu, cụm công nghiệp; khu cảng và dịch vụ cảng; khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; khu phân bố các vùng nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ ven biển; khu dân cư, đô thị, dịch vụ; khu hành chính...
Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu Kinh tế Thái Bình là khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác trong cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng; kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực.
Xây dựng và phát triển Khu Kinh tế Thái Bình để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Thái Bình; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về nguồn khí thiên nhiên và nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp đã phát triển trong vùng đồng bằng sông Hồng; kết hợp phát triển các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có chất lượng đất tốt, nguồn lợi thủy sản phong phú; phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của khu vực; tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.
Công bố danh sách 8 nền kinh tế kỹ thuật số phát triển vượt trội
Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts (Hoa Kỳ) cùng hãng Mastercard đã công bố nghiên cứu về Chỉ số phát triển kỹ thuật số 2017 nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế kỹ thuật số và khả năng kết nối công nghệ số vào cuộc sống của hàng tỷ người dùng của các quốc gia.
Theo nghiên cứu, các quốc gia và vùng lãnh thổ Singapore, Anh, New Zealand, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Estonia, Hong Kong, Nhật Bản, và Israel được công nhận là những nền kinh tế số cao cấp nhờ vào sự phát triển kỹ thuật số ở cấp độ cao và tốc độ phát triển số rất nhanh.
Nghiên cứu này đo lường bốn yếu tố thúc đẩy chính và 170 chỉ số riêng nhằm vẽ ra sự phát triển của mỗi quốc gia gồm: Khả năng cung ứng (hay mức độ truy cập internet và hạ tầng); Nhu cầu về các công nghệ số của người tiêu dùng; Môi trường pháp lý (các chính sách/luật và các nguồn lực); Sự sáng tạo (những đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển - R&D và các công ty start-up kỹ thuật số…)
Theo nghiên cứu, Na Uy,Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Hong Kong và Hoa Kỳ nằm trong top 10 nền kinh tế số phát triển, nhưng với tốc độ cải tiến và thay đổi hiện nay, việc trở thành một nền kinh tế số phát triển ngày hôm nay không có gì là đảm bảo vị thế đó mãi mãi cho ngày mai. Kết hợp tốc độ và tình trạng phát triển số, nghiên cứu này xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ vào bốn hạng mục riêng biệt:
- Vượt trội: Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Anh, New Zealand, UAE, Estonia, Hong Kong, Nhật Bản và Israel cho thấy mức độ phát triển số cao cấp đồng thời tiếp tục dẫn đầu về sáng tạo và tăng trưởng mới.
- Chững lại: Nhiều quốc gia phát triển như các quốc gia Tây Âu, các quốc gia Bắc Âu, Australia và Hàn Quốc có lịch sử tăng trưởng mạnh, nhưng đà tăng trưởng đang chậm lại. Nếu không có sự cải tiến trong tương lại, các quốc gia này có nguy cơ bị tụt lại phía sau.
- Bùng nổ: Mặc dù vẫn có mức độ phát triển số tương đối thấp, các quốc gia này cho thấy đà tăng trưởng nhanh nhất, với đầy đủ các yếu tố tăng trưởng và hấp dẫn các nhà đầu tư. Trung Quốc, Kenya, Nga, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brazil, Colombia, Chile và Mexico là các quốc gia tiêu biểu cho tiềm năng phát triển bùng nổ này.
- Cẩn trọng: Các quốc gia như Nam Phi, Peru, Ai Cập, Hy Lạp, và Pakistan đối mặt với những thách thức quan trọng, bao gồm mức độ phát triển số thấp và tốc độ tăng trưởng chậm.
Chủ tịch bộ phận rủi ro và an ninh doanh nghiệp toàn cầu Mastercard Ajay Bhalla nhận định: “Tất cả chúng ta đều biết rằng công nghệ có thể giúp cải thiện kinh tế và giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn nhiều, nhưng tăng trưởng chỉ đạt được khi mọi người có niềm tin và hệ sinh thái phát triển. Trong quá trình phát triển một thế giới kết nối, niềm tin và an ninh có vai trò quan trọng cho sự phát triển kỹ thuật số thành công”.
Nhóm BRICS cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại
Ngày 02-8, sau hội nghị thường niên diễn ra tại Thượng Hải (Trung Quốc), Bộ trưởng thương mại Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ và bảo vệ hệ thống thương mại đa phương.
Tuyên bố được đưa ra tại hội nghị nhấn mạnh các nước thành viên BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đang đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát kinh tế toàn cầu. Ngoài việc cực lực phản đối chủ nghĩa bảo hộ và cam kết dỡ bỏ bất kỳ biện pháp bảo hộ nào, BRICS kêu gọi tất cả các nước ủng hộ cam kết này.
Cũng tại hội nghị, các bên kêu gọi thêm nhiều nước tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời kêu gọi tổ chức thương mại này thể hiện nhiều hơn nữa trách nhiệm với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
BRICS cũng nhất trí rằng đầu tư nội khối là động lực có thể giúp thúc đẩy kinh tế toàn cầu và tạo việc làm. Năm 2016, tổng đầu tư nước ngoài của các nước BRICS đạt gần 197 tỷ USD, song đầu tư giữa 5 nước thành viên chỉ chiếm khoảng 6%.
Với vai trò là nước chủ nhà hội nghị năm nay, Trung Quốc tin tưởng vào sự đồng thuận mà các nước BRICS đạt được. Kết quả của hội nghị tại Thượng Hải sẽ mở đường cho Hội nghị thượng đỉnh BRICS dự kiến diễn ra vào tháng Chín tới tại Hạ Môn, thành phố Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc.
"Mỹ sẽ kéo dài các biện pháp trừng phạt Nga tới hàng chục năm"
Ngày 02-8, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga mới của Mỹ mang tính chất toàn diện, khắc nghiệt hơn cả đạo luật Jackson-Vanik và sẽ kéo dài hàng chục năm.
Luật bổ sung Jackson-Vanik được Quốc hội Mỹ đưa năm 1974 với nội dung chủ yếu là cấm dành quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa và không cho phép các quốc gia này tiếp cận những chương trình của Chính phủ Mỹ.
Trên trang facebook cá nhân Thủ tướng Mevedev cho rằng các biện pháp trừng phạt đã được luật hóa và sẽ được duy trì hàng chục năm, nếu không có điều kỳ diệu nào xảy ra. Hơn nữa, văn kiện này sẽ khắc nghiệt hơn đạo luật Jackson-Vanik, bởi vì nó mang tính chất toàn diện và không thể hủy bỏ bằng một sắc lệnh đặc biệt của tổng thống mà không có sự đồng ý của quốc hội. Như vậy, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ căng thẳng không phụ thuộc vào thành phần quốc hội hay cá nhân tổng thống.
Theo ông Medvedev, hai nước sẽ mất thời gian dài để làm rõ mối quan hệ tại các tòa án và tổ chức quốc tế, căng thẳng quốc tế tiếp tục gia tăng và từ bỏ giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng nhất./.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2017/NĐ-CP quy định một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng. Cơ chế đặc thù này nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội của thành phố; tạo điều kiện để thành phố phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục-đào tạo, y tế và khoa học-công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của khu vực phía Bắc và hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, qua đó làm đầu tàu kéo theo sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước nói chung.
Về huy động vốn đầu tư phát triển, thành phố được vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật; vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.
Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách thành phố không vượt quá 40% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và nằm trong mức bội chi ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định.
Chính phủ ưu tiên hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách Trung ương cho ngân sách thành phố để tham gia thực hiện các dự án theo hình thức hợp tác công-tư (PPP) mang tính chất phục vụ cấp vùng trên địa bàn thành phố và các dự án lớn, quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Chính phủ ưu tiên huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho thành phố để thực hiện những dự án hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố. Việc bố trí vốn đối ứng trong nước cho các dự án này do ngân sách thành phố bảo đảm; Chính phủ ưu tiên bố trí vốn vay ưu đãi theo phương thức cho địa phương vay lại để thực hiện các dự án PPP trên địa bàn thành phố.
Nhu cầu vay vốn nước ngoài để thực hiện những dự án quan trọng thực hiện theo nguyên tắc trên cơ sở các dự án đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua, Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho thành phố vay lại. Thành phố chịu trách nhiệm bố trí từ ngân sách thành phố để hoàn trả theo quy định.
Ủy ban nhân dân thành phố được phê duyệt danh mục dự án, quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ (ODA, phi Chính phủ nước ngoài) không hoàn lại đối với các chương trình, dự án không phụ thuộc vào quy mô viện trợ, trừ các khoản viện trợ hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thể chế, tôn giáo, chính sách pháp luật, cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm thực hiện tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ này, thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, quyết toán theo đúng quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ tổng mức dự toán ngân sách được duyệt, tiến độ thực hiện các dự án, khả năng bố trí của ngân sách thành phố và cân đối ngân sách trung ương, nguyên tắc bố trí vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy định Luật đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và các dự án mang tính chất phục vụ cấp vùng trên địa bàn thành phố.
Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho thành phố Hải Phòng không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (phần còn lại sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13) và các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước tăng thu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không kể các khoản thu không giao thành phố quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng mà chỉ hạch toán nộp ở thành phố Hải Phòng; các khoản thu đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; các khoản hạch toán ghi thu, ghi chi và các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật).
Số bổ sung có mục tiêu không cao hơn số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước.
Việc xác định số bổ sung có mục tiêu trên cơ sở tổng các khoản thu, không tính riêng từng khoản thu; căn cứ tổng số vượt thu ngân sách trung ương và cân đối chung, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định mức bổ sung có mục tiêu cho thành phố Hải Phòng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và cơ chế đặc thù của thành phố Hải Phòng.
Số bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu nêu trên, thành phố sử dụng: ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng; bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA; chi trả nợ các khoản vốn vay; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của thành phố và thưởng cho ngân sách cấp dưới. Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định mức vốn cụ thể cho từng mục tiêu, nhiệm vụ và thưởng cho ngân sách cấp dưới.
Về cơ chế ứng trước dự toán năm sau từ nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, căn cứ quy định hiện hành và khả năng cân đối nguồn vốn, thành phố được xem xét ứng trước dự toán ngân sách năm sau liền kề để thực hiện các dự án đặc biệt, quan trọng, cấp bách thuộc đối tượng hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Thành phố được thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các tổ chức, cá nhân khi vay vốn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế-xã hội quan trọng có khả năng thu hồi vốn trong phạm vi và khả năng của ngân sách thành phố và theo quy định của pháp luật. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9-2017.
Thành lập Khu Kinh tế Thái Bình
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Khu Kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Theo Quyết định, Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình là Khu kinh tế ven biển bao gồm 30 xã, một thị trấn thuộc huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển.
Cụ thể, huyện Thái Thụy gồm 14 xã và một thị trấn: Thị trấn Diêm Điền; các xã: Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Hà, Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thái Nguyên, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Thái Thọ, Thái Xuyên, Mỹ Lộc.
Huyện Tiền Hải gồm 16 xã: Đông Trà, Đông Hải, Đông Long, Đông Xuyên, Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Thanh, Nam Hưng, Nam Phú.
Khu Kinh tế Thái Bình có diện tích tự nhiên 30.583 ha, bao gồm các khu chức năng như khu trung tâm điện lực Thái Bình; khu, cụm công nghiệp; khu cảng và dịch vụ cảng; khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; khu phân bố các vùng nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ ven biển; khu dân cư, đô thị, dịch vụ; khu hành chính...
Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu Kinh tế Thái Bình là khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác trong cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng; kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực.
Xây dựng và phát triển Khu Kinh tế Thái Bình để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Thái Bình; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về nguồn khí thiên nhiên và nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp đã phát triển trong vùng đồng bằng sông Hồng; kết hợp phát triển các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có chất lượng đất tốt, nguồn lợi thủy sản phong phú; phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của khu vực; tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.
Công bố danh sách 8 nền kinh tế kỹ thuật số phát triển vượt trội
Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts (Hoa Kỳ) cùng hãng Mastercard đã công bố nghiên cứu về Chỉ số phát triển kỹ thuật số 2017 nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế kỹ thuật số và khả năng kết nối công nghệ số vào cuộc sống của hàng tỷ người dùng của các quốc gia.
Theo nghiên cứu, các quốc gia và vùng lãnh thổ Singapore, Anh, New Zealand, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Estonia, Hong Kong, Nhật Bản, và Israel được công nhận là những nền kinh tế số cao cấp nhờ vào sự phát triển kỹ thuật số ở cấp độ cao và tốc độ phát triển số rất nhanh.
Nghiên cứu này đo lường bốn yếu tố thúc đẩy chính và 170 chỉ số riêng nhằm vẽ ra sự phát triển của mỗi quốc gia gồm: Khả năng cung ứng (hay mức độ truy cập internet và hạ tầng); Nhu cầu về các công nghệ số của người tiêu dùng; Môi trường pháp lý (các chính sách/luật và các nguồn lực); Sự sáng tạo (những đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển - R&D và các công ty start-up kỹ thuật số…)
Theo nghiên cứu, Na Uy,Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Hong Kong và Hoa Kỳ nằm trong top 10 nền kinh tế số phát triển, nhưng với tốc độ cải tiến và thay đổi hiện nay, việc trở thành một nền kinh tế số phát triển ngày hôm nay không có gì là đảm bảo vị thế đó mãi mãi cho ngày mai. Kết hợp tốc độ và tình trạng phát triển số, nghiên cứu này xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ vào bốn hạng mục riêng biệt:
- Vượt trội: Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Anh, New Zealand, UAE, Estonia, Hong Kong, Nhật Bản và Israel cho thấy mức độ phát triển số cao cấp đồng thời tiếp tục dẫn đầu về sáng tạo và tăng trưởng mới.
- Chững lại: Nhiều quốc gia phát triển như các quốc gia Tây Âu, các quốc gia Bắc Âu, Australia và Hàn Quốc có lịch sử tăng trưởng mạnh, nhưng đà tăng trưởng đang chậm lại. Nếu không có sự cải tiến trong tương lại, các quốc gia này có nguy cơ bị tụt lại phía sau.
- Bùng nổ: Mặc dù vẫn có mức độ phát triển số tương đối thấp, các quốc gia này cho thấy đà tăng trưởng nhanh nhất, với đầy đủ các yếu tố tăng trưởng và hấp dẫn các nhà đầu tư. Trung Quốc, Kenya, Nga, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brazil, Colombia, Chile và Mexico là các quốc gia tiêu biểu cho tiềm năng phát triển bùng nổ này.
- Cẩn trọng: Các quốc gia như Nam Phi, Peru, Ai Cập, Hy Lạp, và Pakistan đối mặt với những thách thức quan trọng, bao gồm mức độ phát triển số thấp và tốc độ tăng trưởng chậm.
Chủ tịch bộ phận rủi ro và an ninh doanh nghiệp toàn cầu Mastercard Ajay Bhalla nhận định: “Tất cả chúng ta đều biết rằng công nghệ có thể giúp cải thiện kinh tế và giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn nhiều, nhưng tăng trưởng chỉ đạt được khi mọi người có niềm tin và hệ sinh thái phát triển. Trong quá trình phát triển một thế giới kết nối, niềm tin và an ninh có vai trò quan trọng cho sự phát triển kỹ thuật số thành công”.
Nhóm BRICS cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại
Ngày 02-8, sau hội nghị thường niên diễn ra tại Thượng Hải (Trung Quốc), Bộ trưởng thương mại Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ và bảo vệ hệ thống thương mại đa phương.
Tuyên bố được đưa ra tại hội nghị nhấn mạnh các nước thành viên BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đang đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát kinh tế toàn cầu. Ngoài việc cực lực phản đối chủ nghĩa bảo hộ và cam kết dỡ bỏ bất kỳ biện pháp bảo hộ nào, BRICS kêu gọi tất cả các nước ủng hộ cam kết này.
Cũng tại hội nghị, các bên kêu gọi thêm nhiều nước tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng thời kêu gọi tổ chức thương mại này thể hiện nhiều hơn nữa trách nhiệm với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
BRICS cũng nhất trí rằng đầu tư nội khối là động lực có thể giúp thúc đẩy kinh tế toàn cầu và tạo việc làm. Năm 2016, tổng đầu tư nước ngoài của các nước BRICS đạt gần 197 tỷ USD, song đầu tư giữa 5 nước thành viên chỉ chiếm khoảng 6%.
Với vai trò là nước chủ nhà hội nghị năm nay, Trung Quốc tin tưởng vào sự đồng thuận mà các nước BRICS đạt được. Kết quả của hội nghị tại Thượng Hải sẽ mở đường cho Hội nghị thượng đỉnh BRICS dự kiến diễn ra vào tháng Chín tới tại Hạ Môn, thành phố Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc.
"Mỹ sẽ kéo dài các biện pháp trừng phạt Nga tới hàng chục năm"
Ngày 02-8, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga mới của Mỹ mang tính chất toàn diện, khắc nghiệt hơn cả đạo luật Jackson-Vanik và sẽ kéo dài hàng chục năm.
Luật bổ sung Jackson-Vanik được Quốc hội Mỹ đưa năm 1974 với nội dung chủ yếu là cấm dành quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa và không cho phép các quốc gia này tiếp cận những chương trình của Chính phủ Mỹ.
Trên trang facebook cá nhân Thủ tướng Mevedev cho rằng các biện pháp trừng phạt đã được luật hóa và sẽ được duy trì hàng chục năm, nếu không có điều kỳ diệu nào xảy ra. Hơn nữa, văn kiện này sẽ khắc nghiệt hơn đạo luật Jackson-Vanik, bởi vì nó mang tính chất toàn diện và không thể hủy bỏ bằng một sắc lệnh đặc biệt của tổng thống mà không có sự đồng ý của quốc hội. Như vậy, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ căng thẳng không phụ thuộc vào thành phần quốc hội hay cá nhân tổng thống.
Theo ông Medvedev, hai nước sẽ mất thời gian dài để làm rõ mối quan hệ tại các tòa án và tổ chức quốc tế, căng thẳng quốc tế tiếp tục gia tăng và từ bỏ giải quyết những vấn đề quốc tế quan trọng nhất./.
Quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với xây dựng văn hóa và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay  (08/08/2017)
Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017  (08/08/2017)
Ban Bí thư miễn nhiệm chức vụ của bà Hồ Thị Kim Thoa  (08/08/2017)
Công đoàn Việt Nam thực hiện “Năm vì lợi ích đoàn viên” và hướng tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII  (08/08/2017)
Kiểm tra, giám sát việc xử lý các vụ án tham nhũng tại Lào Cai  (08/08/2017)
Nhiệm kỳ Chủ tịch ACP của Việt Nam được các nước đánh giá cao  (08/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên