Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường chính trị
Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông; Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng.
Phát biểu khai mạc, Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, vấn đề đào tạo cán bộ chủ chốt ở các cấp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trường chính trị. Công tác trường chính trị đã được triển khai sâu rộng với nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn. Là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ phụ trách nội dung, chương trình, chất lượng giảng viên, hệ thống quản lý của các trường chính trị trong cả nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh luôn nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ trên theo tinh thần của Quyết định 184-QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa X). Hội nghị này là cơ hội nhìn nhận, đánh giá lại những ưu điểm của Quyết định 184 cũng như những hạn chế để từ đó, các đại biểu đóng góp ý kiến cho công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định này.
Để phát triển hơn nữa công tác trường chính trị, Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, các trường chính trị cần đào tạo được những cán bộ có nhận thức chính trị vững vàng trong tình hình mới. Hiện nay, nhiều trường chính trị tại các địa phương đang chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là việc cử cán bộ giảng dạy đi học nghiên cứu sinh để tạo một đội ngũ giảng dạy có học vị, được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Điều này là phù hợp với tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, các trường chính trị cần có sự phối hợp hiệu quả với các cơ quan, ban ngành từ cấp Trung ương tới địa phương. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kết nối chặt chẽ với trường chính trị các cấp thực hiện công tác tổ chức, đào tạo một cách có hệ thống, nghiên cứu một mô hình trường chính trị phù hợp với tình hình mới.
Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 184-QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa X), công tác trường chính trị đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý từ tỉnh đến cơ sở. Các trường chính trị đã quan tâm xây dưng, củng cố tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; tăng cường cơ sở vật chất… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ năm 2009 đến nay, 63 trường chính trị cấp tỉnh và 9 trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đã mở được trên 16 nghìn lớp đào tạo chương trình Trung cấp lý luận chính trị -hành chính. Bình quân mỗi năm học, các trường chính trị trong cả nước đã đào tạo, bồi dưỡng được gần 300 nghìn lượt học viên, trong đó có từ 100 nghìn đến gần 130 nghìn lượt học viên Trung cấp lý luận chính trị-hành chính.
Đặc biệt, trong 10 năm qua, 7 trường chính trị đã và đang đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở cho nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với tổng số 870 học viên. Thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng này, cán bộ, giảng viên trường chính trị có điều kiện giao tiếp, tìm hiều về văn hóa, kinh tế-xã hội của các bộ tộc Lào, là điều kiện để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các địa phương Lào-Việt Nam.
Năm học 2016-2017, các trường chính trị đã chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Đến nay đã có 18 trường thực hiện việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001-2015 có kiểm tra, đánh giá định kỳ. Năm học 2016-2017 cũng là năm thứ ba các trường tiến hành triển khai lấy phiếu phản hồi từ người học sau khi kết thúc phần học. Hoạt động này đã trở thành nền nếp của nhiều trường, giúp các trường đánh giá chất lượng giảng viên, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của giảng viên, chất lượng dạy và học.
Tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí, thời gian tới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần phối hợp với các ban Đảng Trung ương, các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn các trường chính trị, các ban Đảng có liên quan của các tỉnh ủy, thành ủy thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quyết định sắp tới của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các trường chính trị…; thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý đối với trường chính trị theo hướng trường trực thuộc cơ quan của Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.
Các trường lấy khâu đột phá là chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước; phương pháp giảng dạy và học tập, cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường chính trị; phấn đấu đến năm 2025 về cơ bản các trường chính trị trong cả nước đều đạt chuẩn.
Năm học 2017-2018, các trường chính trị tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, hoạt động dạy và học, tăng cường nghiên cứu khoa học; tổ chức thành công Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị, trường bộ, ngành lần thứ VI năm 2017; nâng cao chất lượng hoạt động các cụm thi đua; xúc tiến xây dựng trường chính trị chuẩn đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của các địa phương và cả nước./.
Thư mừng Quốc khánh Cộng hòa Singapore  (08/08/2017)
Triển lãm ảnh kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN  (08/08/2017)
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ hiện nay  (08/08/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 31-7 đến 06-8-2017)  (08/08/2017)
Quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với xây dựng văn hóa và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay  (08/08/2017)
Lễ thượng cờ ASEAN năm 2017  (08/08/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên