Nhận định trái chiều về kinh tế toàn cầu
10:44, ngày 01-05-2009
Theo tin nước ngoài, trong thông cáo kết thúc cuộc họp cấp Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính bảy nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G-7) hôm 29-4, G-7 nhận định, kinh tế thế giới có khả năng phục hồi trong năm 2009. Tuy nhiên, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) tỏ ra hết sức thận trọng cho rằng còn quá sớm để nói đến sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Theo đánh giá của IMF và WB, thị trường lao động của Liên hiệp châu Âu (EU) vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, thậm chí sẽ ở mức hơn 10% trong hai năm 2009 và 2010. Trong tháng 3 vừa qua, Pháp có thêm hơn 600 nghìn người mất việc và dự đoán khoảng 800 nghìn công nhân bị sa thải trong hai năm 2009 và 2010. Sản xuất công nghiệp Anh tiếp tục giảm sút, xuống mức thấp hơn năm 2003; hơn 73 nghìn người mất việc, số người tìm việc làm lên 2,1 triệu. Tại Ðức, nguy cơ tình trạng thất nghiệp lan rộng; tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp tuột dốc đáng kể. Các chuyên gia dự báo GDP của Ðức sẽ giảm 6% vào cuối năm nay. Tại Mỹ, khủng hoảng tài chính tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động đầu tư kinh doanh dù sức mua của người tiêu dùng đã có dấu hiệu phục hồi. Trong quý I- 2009, kinh tế Mỹ giảm 6,1%, do xuất khẩu giảm, kinh doanh và nhu cầu nhà đất vẫn trì trệ. Ðây là quý thứ ba liên tiếp nền kinh tế đầu tàu thế giới suy giảm mạnh. Cục Dự trữ LB Mỹ (FED) thông báo không thay đổi mức lãi suất cơ bản (hiện thấp kỷ lục, từ 0% đến 0,25%) công bố từ tháng 12-2008. Ðiều này cho thấy, kinh tế Mỹ vẫn yếu và cần các biện pháp hỗ trợ đặc biệt./. |
Thành phố Hồ Chí Minh mít-tinh kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2009)  (01/05/2009)
Việt Nam dự Hội nghị các thị trường mới nổi toàn cầu  (30/04/2009)
Từ 1-5, giảm nhiều loại thuế nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng  (30/04/2009)
Trần Phú - người cộng sản kiên cường, nhà lý luận xuất sắc của Đảng  (30/04/2009)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay