Cơ cấu dân số Việt Nam có gì mới?
Nhóm tuổi |
1979 |
1989 |
1999 |
2007 |
0-4 |
14,62 |
14,0 |
9,52 |
7,49 |
5-9 |
14,58 |
13,3 |
12,00 |
7,84 |
10 - 14 |
13,35 |
11,7 |
11,96 |
10,18 |
15 - 19 |
11,40 |
10,5 |
10,77 |
10,71 |
20 - 24 |
9,26 |
9,5 |
8,86 |
8,69 |
25 - 29 |
7,05 |
8,8 |
8,48 |
7,66 |
30 - 34 |
4,72 |
7,3 |
7,86 |
7,71 |
35 - 39 |
4,04 |
5,1 |
7,27 |
7,66 |
40 - 44 |
3,80 |
3,4 |
5,91 |
7,51 |
45 - 49 |
4,00 |
3,1 |
4,07 |
6,44 |
50 - 54 |
3,27 |
2,9 |
2,80 |
5,23 |
55 - 59 |
2,95 |
3,0 |
2,36 |
3,43 |
60 - 64 |
2,28 |
2,4 |
2,31 |
2,27 |
65 - 69 |
1,90 |
1,9 |
2,20 |
7,18 |
70 - 74 |
1,34 |
1,2 |
1,58 | |
75 - 79 |
0,90 |
0,8 |
1,09 | |
80 - 84 |
0,38 |
0,4 |
0,55 | |
85+ |
0,16 |
0,3 |
0,38 | |
Tổng cộng |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Số liệu Bảng 1, cho thấy cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi nhanh chóng: tỷ lệ dân số của các nhóm tuổi đều tăng lên hoặc giảm đi một cách rõ rệt. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em ở nhóm (0-4) tuổi, năm 2007 so với năm 1979 chỉ còn khoảng 1/2. Ngược lại, trong 20 năm, tỷ lệ nhóm tuổi từ 5 trở lên đó tăng tới hơn hai lần: từ 0,16% năm 1979 tăng lên 0,38 % năm 1999. Điều này báo hiệu tuổi thọ tăng lên và xu hướng già hoá dân số đang diễn ra.
Sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã và đang tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta theo cả hai chiều: tạo ra cơ hội và nảy sinh những thách thức lớn. Có thể thấy rõ những cơ hội và thách thức này khi phân tích dân số theo từng nhóm tuổi cụ thể sau:
1. Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cả số tuyệt đối và số tương đối
Sự phát triển của đất nước, trước hết phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao động, cả số lượng và chất lượng. Để nghiên cứu nguồn lao động có thể xét các nhóm dân số “trong độ tuổi lao động” và “ngoài độ tuổi lao động”, như: (0-14); (15- 59) và nhóm 60 tuổi trở lên. Người ta thường tính tỷ lệ dân số của các nhóm tuổi nói trên trong tổng dân số. Các tỷ lệ này ở nước ta từ năm 1979 đến 2007 đó biến đổi nhanh chóng, thể hiện ở bảng 2.
Năm |
Tỷ trọng từng nhóm tuổi trong tổng số dân (%) |
Tổng số | ||
0-14 |
15-59 |
60+ | ||
1979 1989 1999 2007 |
42,55 39,00 33,48 25,51 |
50,49 54,00 58,41 65,04 |
6,96 7,00 8,11 9,45 |
100 100 100 100 |
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu Bảng 1
Như vậy, sau gần 30 năm, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã tăng từ khoảng 50% lên 65%, nghĩa là tăng thêm 15%. Nói khác đi, so với năm 1979, số người ở độ tuổi lao động trong 100 người dân, năm 2007 đã tăng thêm 15 người. Năm 2005, ở các nước phát triển, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là 63%, các nước đang phát triển khoảng 61,1% còn các nước kém phát triển nhất chỉ có 52,6%.
Quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định số lượng người "trong độ tuổi lao động". Ở Việt Nam, không chỉ quy mô dân số tăng lên không ngừng mà cả “Tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi" cũng tăng nhanh. Do vậy, số người trong độ tuổi lao động tăng lên với tốc độ thường cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số (xem bảng 3).
Bảng 3: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 59 ở Việt Nam
Chỉ tiêu |
1979 |
1989 |
1999 |
2007 |
2020 |
Tổng số dân (triệu) |
52,742 |
64,375 |
76,325 |
85,1549 |
99,003 |
P15-59* (triệu) |
26,63 |
34,76 |
44,58 |
55,38 |
64,543 |
Tỷ lệ gia tăng P (%) |
2,0 |
1,7 |
1,37 |
1,16 |
- |
Tỷ lệ gia tăng P15-59 (%) |
2,66 |
2,49 |
2,71 |
1,18 |
- |
* Tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi
Tuy nhiên, không phải mọi người trong “độ tuổi lao động” đều tham gia hoạt động kinh tế và ngược lại, không phải cứ ai ngoài độ tuổi lao động thì không tham gia hoạt động kinh tế. Vì vậy, cần phải nghiên cứu sự hình thành nguồn lao động một cách chi tiết hơn.
2. Tiến đến cơ cấu dân số “vàng”
Ở góc độ kinh tế, khi xem xét mối tương quan tiêu dùng và tích lũy, cần chú ý so sánh Bộ phận dân số "trong độ tuổi lao động" và bộ phận dân số "ngoài độ tuổi lao động" tại thời điểm điều tra. Tương quan giữa hai bộ phận này được thể hiện qua “Tỷ số phụ thuộc”, hay còn gọi là "gánh nặng phụ thuộc", là số người "ngoài độ tuổi lao động" tương ứng với 100 người "trong độ tuổi lao động". Tỷ số phụ thuộc ở nước ta giai đoạn 1979-2007 và dự báo đến năm 2050, như ở Bảng 4.
Bảng 4: Tỷ số phụ thuộc, Việt Nam (1979-2050)
Năm |
Tỷ số phụ thuộc, theo các nguồn dự báo khác nhau | |
Liên hợp quốc (2000) |
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2006) | |
1979 |
98 |
98 |
1989 |
85 |
85 |
1999 |
71 |
71 |
2007 |
53,7 |
53,7 |
2010 |
46 |
48,7 |
2015 |
44 |
50,4 |
2020 |
45 |
53,4 |
2025 |
47 |
56,1 |
2030 |
48 |
- |
2035 |
49 |
- |
2040 |
51 |
- |
2045 |
55 |
- |
2050 |
59 |
- |
Rõ ràng, trong giai đoạn (1979-2007), “Tỷ số phụ thuộc” không ngừng giảm xuống: Nếu năm 1979, cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 98 người ngoài độ tuổi lao động (bình quân mỗi người phải nuôi 0,98 người phụ thuộc) thì con số này năm 2007 chỉ còn 53,7 giảm tới hơn 45%! Việc giảm dần “tỷ số phụ thuộc” tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân và kinh tế gia đình có tiết kiệm để đầu tư phát triển.
Khi “Tỷ số phụ thuộc” giảm đến 50 trở xuống, tức là hai người trong độ tuổi lao động mới phải “gánh một người ăn theo”, người ta nói rằng, đây là “cơ cấu dân số vàng”, hay “Dư lợi dân số". Với “Tỷ số phụ thuộc” năm 2007 chỉ còn 54 và tiếp tục giảm, rõ ràng dân số Việt Nam đang tiến sát đến cơ cấu “vàng”.
Cả hai Dự báo nêu trong Bảng 4 đều cho thấy, nước ta sẽ bước vào thời kỳ “dân số vàng” muộn nhất là năm 2010. Tuy nhiên, thời kỳ “vàng” kéo dài bao lâu thì hai Dự báo rất khác nhau. Theo Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, thời kỳ này rất ngắn, chỉ nằm trong giai đoạn 2007-2015, nghĩa là không quá 8 năm. Trong khi đó, Bộ phận Dân số của Liên hợp quốc lại dự báo thời kỳ dân số vàng của Việt Nam, sẽ kéo dài khoảng từ năm 2010 đến năm 2040, tức là 30 năm, tương tự các nước trong khu vực, như: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, và ngắn hơn một số nước, như: Xin-ga-po, Thái Lan: 35 năm, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc 40 năm... Giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po và giai đoạn phát triển nhanh của các nước công nghiệp mới đều gắn liền với “thời kỳ dân số vàng”.
Việc phân tích “Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động" và “Tỷ số phụ thuộc”, cho thấy, Việt Nam không chỉ đổi mới nhanh chóng về kinh tế - xã hội mà còn đổi mới nhanh chóng về cơ cấu dân số. Sự thay đổi này vừa là một thuận lợi vừa gây ra áp lực giải quyết việc làm đối với Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới, nhất là từ nay đến 2020. Nếu không giải quyết được việc làm thuận lợi sẽ trở thành khó khăn lớn cho đất nước cả về kinh tế lẫn xã hội.
3. Phụ thuộc trẻ và phụ thuộc già
Tỷ số phụ thuộc không ngừng giảm xuống nhưng nếu phân tích tỷ số này thành tổng của “Tỷ số phụ thuộc trẻ” và “Tỷ số phụ thuộc già” thì sẽ thấy hai chiều hướng biến đổi ngược hẳn nhau: “Tỷ số phụ thuộc trẻ” không ngừng giảm xuống và “Tỷ số phụ thuộc già” không ngừng tăng lên, (xem Bảng 5).
Bảng 5: Phụ thuộc trẻ và phụ thuộc già
Năm |
Tỷ số phụ thuộc trẻ |
Tỷ số phụ thuộc già |
Tổng tỷ số phụ thuộc |
1979 1989 1999 2007 |
84,2 72,0 57,1 39,2 |
13,8 13,0 13,9 14,5 |
98 85 71 53,7 |
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu Bảng 2
Sau 28 năm, “tỷ số phụ thuộc trẻ” đã giảm mạnh tới hơn một nửa, từ 84,2 năm 1979 chỉ còn 39,2 năm 2007 và trở thành nhân tố quyết định làm giảm tỷ số phụ thuộc nói chung. Trong khi đó, “tỷ số phụ thuộc già” tăng lên đôi chút, từ 13,8 lên 14,5. Điều đó cho thấy tốc độ già hóa dân số nhanh hơn tốc độ tăng “dân số trong độ tuổi lao động”. “Phụ thuộc trẻ” giảm, “phụ thuộc già” tăng sẽ tạo ra những vận hội và thách thức khác nhau cho cả gia đình và xã hội.
4. Vận hội từ cơ cấu dân số “vàng”
Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi học phổ thông giảm tạo cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục. Bảng 6 dưới đây cho thấy: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi học phổ thông giảm đáng kể. Từ 39,33% năm 1979 đến năm 2007 chỉ còn 28,73%. Số dân trong độ tuổi này cũng đã bắt đầu giảm, từ 26.507.676 người năm 1999 xuống còn 24.650.028 năm 2007. Mức giảm này là nhờ kết quả của Chương trình kế hoạch hoá gia đình. Tác động của dân số đến giáo dục đã thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, tỷ lệ nhập học tăng lên.
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển dân số, áp lực dân số lên hệ thống giáo dục phổ thông của quốc gia đã có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó, “tỷ số phụ thuộc trẻ” cũng giảm mạnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các gia đình chăm sóc sức khỏe và cho con đến trường.
Tỷ lệ nhập học các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng lên không ngừng. Đến năm 2007, bậc tiểu học đã đạt 98%, (so với 96%năm 2004), bậc trung học cơ sở: 90% (so với 65%năm 2003), và bậc trung học cơ sở: 50% (so với 38%năm 2000). (Nguồn Báo Tuổi trẻ online, ngày 29-11-2007 và website của UNDP tại Việt Nam)
Bảng 6: Dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi học phổ thông.
Đơn vị: %
Nhóm tuổi |
1979 |
1989 |
1999 |
2007 |
5-9 |
14,58 |
13,3 |
12,00 |
7,84 |
10 - 14 |
13,35 |
11,7 |
11,96 |
10,18 |
15 - 19 |
11,40 |
10,5 |
10,77 |
10,71 |
Tống tỷ lệ (%) |
39,33 |
35,5 |
34,73 |
28,73 |
Thứ hai, số học sinh phổ thông đã bắt đầu giảm về số tuyệt đối tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục
Tuy tỷ lệ nhập học tăng lên, nhưng sè häc sinh phæ th«ng hµng n¨m từ năm học 2003-2004 đã bắt đầu giảm về số tuyệt đối (B¶ng 7).
Bảng 7: Số lượng học sinh tại thời điểm 31 -12 các năm học
Đơn vị: nghìn học sinh
Năm học |
1996 -1997 |
1997 - 1998 |
1998 - 1999 |
2002 - 2003 |
2003 -2004 |
2005 -2006 |
2007-2008 |
Số học sinh phổ thông |
16.347,966 |
16.970,19 |
17.391,20 |
17875,6 |
17699,6 |
16649,2 |
16.371,05 |
Tiểu học |
10.352,720 |
10.383,62 |
10 223,94 |
9315,3 |
8815,7 |
7304,0 |
7.041,31 |
THCS |
4.839,636 |
5.204,60 |
5.514,33 |
6259,1 |
6429,7 |
6371,3 |
6.218,46 |
THPT |
1.155,610 |
1.381,97 |
1.652,93 |
2301,2 |
2454,2 |
2973,9 |
3.111,28 |
Số lượng học sinh bậc tiểu học giảm sớm nhất: từ năm học 1999- 2000, và bậc trung học cơ sở: từ năm học 2005-2006. Kết quả này là do tác động của Chương trình kế hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tư (Khoá 7) đầu năm 1993. Từ năm 1994, mức sinh đã giảm mạnh. Riêng số học sinh trung học phổ thông vẫn tăng nhưng chắc chắn sẽ giảm dần trong tương lai gần.
Kết quả giảm tỷ lệ gia tăng dân số của Việt Nam đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đầu tư cho giáo dục ở nước ta so với các nước trên thế giới còn thấp. (Bảng 8).
Bảng 8: Đầu tư giáo dục của các nước thời kỳ 1985 - 2005
Đơn vị: %
Nhóm nước | Tỷ lệ tăng dân số 2005 |
Tỷ lệ GDP dành cho giáo dục | ||
1985 |
1995 |
2005 | ||
Đang phát triển |
1,5 |
4,1 |
3,8 |
3,9 |
Phát triển |
0,3 |
5,1 |
5,2 |
5,4 |
Toàn thế giới |
1,2 |
4,9 |
4,9 |
4,8 |
Việt Nam |
1,3 |
0,6 |
2,1 |
2,5 |
Nguồn: UNDP - Human Development Report 1998, 2005
Thứ ba, tỷ lệ nữ đi học đã tăng lên.
Do ít con và “tỷ số phụ thuộc trẻ” thấp nên các gia đình có thể cho cả con trai và con gái cùng đi học. Kết quả là tỷ lệ nữ đi học ngày càng tăng lên (Bảng 9).
Bảng 9: Tỷ lệ nữ trong các trường học ở Việt Nam, năm học 2005-2006
Bậc học |
Tiểu học |
THCS |
THPT |
Trung cấp, chuyên nghiệp |
Đại học và Cao đẳng mới tuyển |
Tỷ lệ nữ (%) |
47,9 |
48,1 |
49,5 |
51,96 |
51,09 |
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thống kê Giáo dục và Đào tạo năm học 2005-2006. Hà Nội, 2006
Thành tựu giáo dục này chắc chắn sẽ góp phần nâng cao vị thế phụ nữ và thực hiện tốt hơn nữa bình đẳng giới trong tương lai.
5. Trước ngưỡng dân số già hoá
Theo Pháp luật Việt Nam, những người 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Liên hợp quốc quy ước rằng, một dân số có ít nhất 10% người cao tuổi là “dân số già”. Người cao tuổi là một bộ phận lớn trong tổng thể dân số, mang nhiều đặc trưng chung nhưng cũng mang nhiều nét đặc thù. Khảo sát, nghiên cứu phát hiện đầy đủ đặc trưng nhiều mặt (kinh tế, sức khoẻ, tâm lý, xã hội...) của bộ phận dân cư cao tuổi là một công việc phức tạp, khó khăn. Dưới đây là một vài phác hoạ về thực trạng và gợi ý đề xuất chính sách.
Cùng với xu hướng chung của thế giới, người cao tuổi Việt Nam không ngừng tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ (Bảng 10).
Bảng 10: Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ
Năm |
Số dân (Triệu người) |
Số người cao tuổi(Triệu người) |
Tỷ lệ người cao tuổi(%) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) = (3) : (2) |
1979 |
53,74 |
3,71 |
6,90 |
1989 |
64,41 |
4,64 |
7,20 |
1999 |
76,32 |
6,19 |
8,12 |
2007 |
85,1549 |
8,05 |
9,45 |
2020 |
99,003 |
11,125 |
11,24 |
Số liệu ở Bảng 10 cho thấy:
- Nước ta đã ở sát ngưỡng dân số già. Tỷ lệ người cao tuổi năm 2007 đã đạt 9,45%.
- Nhịp độ già hoá ở nước ta nhanh hơn nhịp tăng dân số và càng ngày càng tăng nhanh hơn. Nếu trong 10 năm, từ 1979 đến 1989, dân số tăng thêm 20% thì người cao tuổi tăng thêm 25%; còn trong giai đoạn 1989-1999, các tỷ lệ tương ứng là 18% và 33%!
Nhìn toàn bộ thời kỳ 1979 đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần còn người cao tuổi tăng 2,17 lần! Sự bùng nổ sinh đẻ sau năm 1954 và kéo dài trong nhiều thập kỷ sau đó, đồng thời mức sinh giảm mạnh trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX và còn tiếp tục giảm sẽ là các nhân tố thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa quá trình già hoá dân số nước ta trong khoảng 10 – 20 năm tới.
- Người cao tuổi ở nước ta chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Năm 2005, hơn 74 % người cao tuổi Việt Nam sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16-17 % hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước. (Nguồn: Vấn đề dân số hôm nay. Số 1, quý 1/1999). Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm để chi tiêu khi tuổi già.
- Đời sống vật chất của người cao tuổi còn rất khó khăn. Về đời sống vật chất, trên 60% số cụ cho là khó khăn, 37% coi là trung bình, 1% dư dật. Về tinh thần: 13% các cụ gặp trắc trở, 60% thấy bình thường, chỉ có 20% cảm thấy thoải mái. Hà Nội chắc chắn có đời sống vật chất cao hơn Thanh Hoá nhưng tỷ lệ người cao tuổi cảm thấy không thoải mái lại cao gấp 5 lần Thanh Hoá, ngược lại Thanh Hoá lại có tỷ lệ người cao tuổi cảm thấy có cuộc sống thoải mái cao gấp hơn 3 lần Hà Nội. (Vụ các vấn đề xã hội, Văn phòng Quốc hội. Đề tài nghiên cứu 3/2000)
Rõ ràng, ngay từ bây giờ, cần đẩy mạnh nghiên cứu quá trình già hoá ở nước ta làm cơ sở cho việc xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược quốc gia nhằm đối phó với xu hướng già hoá dân số diễn ra ngày càng nhanh, mạnh. Gia đình, xã hội và Nhà nước cần giải đáp những câu hỏi đặt ra cho một xã hội già hóa, như: Nguồn sống của người già? Tổ chức cuộc sống cho người già tại gia đình hay các trại dưỡng lão? Vấn đề chăm sóc sức khỏe và sử dụng sức lao động của cho người cao tuổi? ...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Trung tâm Thông tin Dân số. Kết quả Điều tra biến động dân số - kế hoạch hoá gia đình năm 2007. Hà Nội, 2008
2. Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em. Dự báo dân số, gia đình và Trẻ em Việt Nam đến 2025. Hà Nội, 6-2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thống kê Giáo dục và Đào tạo năm học 2005-2006. Hà Nội, 2006
4. UNDP. Human Development Report 1998, 2005
5. Tổng cục Thống kê. Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX. NXB Thống kê. Hà Nội, 2004
6. UN. World Population Prospects. The 2000 Revision. Volume 1.
Đại hội V Hội Nông dân Việt Nam thành công tốt đẹp  (24/12/2008)
Nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cơ sở ở Tây Nguyên  (24/12/2008)
Nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cơ sở ở Tây Nguyên  (24/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay