Ông B.Ô-ba-ma tấn công trực diện khủng hoảng kinh tế
Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Ba-rắc Ô-ba-ma đã cam kết sẽ "tấn công trực diện" vào cuộc khủng hoảng kinh tế đang đe dọa làm suy yếu nước Mỹ, nhằm vực dậy nền kinh tế.
Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma cho biết sẽ đặt trọng tâm vào các biện pháp làm dịu cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng, giúp đỡ các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu đang phải đối mặt với thất nghiệp và khủng hoảng địa ốc bằng cách kéo dài thời gian trợ cấp thất nghiệp và giảm thuế.
Tuy nhiên, theo ông Ô-ba-ma, liều thuốc nào cũng phải hướng đến mục tiêu lập lại sự tăng trưởng và thịnh vượng cho nước Mỹ. Muốn vậy, phải ngăn không cho khủng hoảng tài chính lan sang những khu vực khác, mà khu vực đang bị đe dọa nhất hiện nay là ngành công nghiệp ôtô.
Tập đoàn General Motors đang có nguy cơ bị phá sản nên phải cầu cứu Chính phủ, do đó, êkíp kinh tế của ông Ô-ba-ma ngay từ bây giờ sẽ chuẩn bị kế hoạch để vực dậy ngành sản xuất ô tô. Do khủng hoảng tài chính đã lan ra cả thế giới, nên cần phải có một kế hoạch đối phó toàn cầu, chứ không chỉ riêng nước Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Fox ngày 9-11, trách nhóm chuyển giao quyền lực của ông Ô-ba-ma, cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Giôn Pô-det-xta (John Podesta) cho biết những quyết định của Tổng thống sắp mãn nhiệm George W. Bu-sơ liên quan đến kế hoạch khoan dầu và nghiên cứu phát triển tế bào gốc có thể sẽ được Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma xem xét lại. Các quyết định gây tranh cãi này, theo một số nhà phân tích, mâu thuẫn với lập trường của ông Ô-ba-ma.
Ông Pô-det-xta cho rằng trong những vấn đề như nghiên cứu tế bào gốc hay một số lĩnh vực khác, chính quyền Bu-sơ đã hành động quá cứng rắn, cương quyết mà không mang lại lợi ích cho đất nước.
Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, Thượng nghị sĩ Ô-ba-ma cũng tuyên bố rằng ông muốn xem xét lại các quyết định của Chính quyền Bu-sơ và sẽ quyết định đạo luật nào phải bãi bỏ và đạo luật nào cần sửa đổi, bổ sung.
Tuy nhiên, các trợ lý cấp cao của ông Ô-ba-ma cũng cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ không ngăn cản ông Ô-ba-ma ưu tiên cho các chương trình khác như mở rộng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho 47 triệu người dân chưa có bảo hiểm y tế, xem xét lại chính sách năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ nước ngoài, cải thiện khu vực giáo dục công và và sớm thông qua kế hoạch giảm thuế cho tầng lớp trung lưu.
Theo nhóm trợ lý này, Quốc hội sẽ phải hành động để làm dịu bớt những khó khăn của nền kinh tế đang có nguy cơ rơi vào suy thoái, cụ thể là sẽ thông qua chương trình kéo dài thời gian trợ cấp thất nghiệp và tăng cường viện trợ cho các bang đang phải vật lộn để đáp ứng các quy định về chăm sóc y tế.
Nhóm chuyển giao của ông Ô-ba-ma đã phác thảo một chương trình nghị sự đầy tham vọng trong những tháng tới trong lúc phải nỗ lực để đẩy nhanh tiến trình tổ chức bộ máy cầm quyền mới, gánh vác trách nhiệm khó khăn là vực dậy nền kinh tế suy giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929-1931.
Trong cuộc họp báo ngày 7-11, Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma đã tuyên bố việc thông qua kế hoạch kích thích kinh tế cả gói sẽ là bước đi đầu tiên của ông nếu Quốc hội hiện nay không làm được việc này trước khi ông nhậm chức vào ngày 20-1-2009.
Chánh văn phòng mới của ông Ô-ba-ma, Rahm Emanuel cho biết tân Tổng thống sẽ thúc đẩy Quốc hội thông qua gói kích thích kinh tế mới vào tháng 1-2009. Kế hoạch mới này trị giá khoảng 190 tỉ USD bao gồm chương trình giảm thuế cho thành phần trung lưu và khuyến khích các dự án tạo việc làm. Tuy nhiên, nhân vật số 2 tương lai của Nhà Trắng không tiết lộ liệu ông Ô-ba-ma có tiếp tục theo đuổi kế hoạch tăng thuế đối với tầng lớp giàu có hay không./.
Thông cáo số 20 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (10/11/2008)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2009  (10/11/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 3-11 đến 9-11-2008)  (10/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên