Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 1 đến ngày 7-2-2010)
Ngày 2-2-2010, người dân thành phố Vôn-ga-grát (Liên bang Nga) long trọng kỷ niệm lần thứ 67 ngày chiến thắng trận Xta-lin-grát trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Từ sáng sớm, hàng nghìn người tập trung trên Đồi Ma-mai-ép lịch sử cùng nhau tưởng niệm những chiến sỹ hy sinh trong cuộc chiến trên vùng sông Vôn-ga. Nhiều cựu chiến binh cũng tham gia các hoạt động kỷ niệm này. Cuộc chiến Xta-lin-grát kéo dài 200 ngày đêm là trận đánh dài và gian nan nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Trong cuộc chiến tại Xta-lin-grát, khoảng 1,5 triệu quân Đức Quốc xã chết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh; hơn 2.000 xe tăng, 3.000 máy bay và nhiều vũ khí khác bị phá huỷ; khoảng 1,2 triệu chiến sĩ Xô-viết đã hy sinh; 112 người được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên xô. Chiến thắng Xta-lin-grát làm thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày nay, tại thành phố Vôn-ga, nhiều công trình tưởng niệm và khu di tích được xây dựng ghi dấu những ngày tháng lịch sử này.
2. Tổng thống Hy Lạp tái đắc cử nhiệm kỳ hai
Ngày 3-2-2010, Quốc hội Hy Lạp đã bầu Tổng thống Ca-rô-lốt Pa-pua-li-át (Karolos Papoulias) giữ chức vụ người đứng đầu nhà nước nhiệm kỳ hai với 266 trên 300 phiếu thuận - một sự ủng hộ gần như tuyệt đối của cả các nghị sĩ Đảng Xã hội cầm quyền lẫn đảng đối lập chính là Đảng Dân chủ mới. Ông Pa-pua-li-át năm nay 80 tuổi, tham gia Quốc hội lần đầu tiên năm 1977 và từng giữ các chức vụ quan trọng trong Chính phủ Hy Lạp như Ngoại trưởng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Hiện Hy Lạp phải huy động tất cả các lực lượng và đoàn kết để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính. Theo các nhà quan sát, việc Quốc hội Hy Lạp tái bầu ông C.Pa-pua-li-át làm Tổng thống nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị trong bối cảnh Hy Lạp đang lâm vào cuộc khủng hoảng nợ có nguy cơ làm suy yếu vị thế của nước này trên các thị trường tài chính quốc tế. Nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai của ông bắt đầu từ ngày 12-3-2010.
3. Nga phóng thành công tàu vận tải vũ trụ lên ISS
Ngày 3-2-2010, Trung tâm Điều khiển các chuyến bay vũ trụ ở ngoại ô Mát-xcơ-va (Nga) cho biết nước này đã phóng thành công tàu vận tải Tiến bộ M-04M từ Trung tâm vũ trụ Bai-cô-nua ở Ca-dắc-xtan.Tàu chở hàng Tiến bộ M-04M được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Soyuz và tách khỏi tên lửa khoảng 9 phút sau khi phóng và bắt đầu bay tự động trong 2 ngày. Theo kế hoạch, tàu M-04M sẽ lắp ghép với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) vào ngày 5-2. Tàu Tiến bộ M-04M chở khoảng 2,5 tấn hàng hóa gồm thực phẩm, nước sinh hoạt, nhiên liệu và các thiết bị khoa học cho 6 nhà du hành của Nga, Mỹ và Nhật Bản đang làm việc trên ISS. Ngoài ra, tàu Tiến bộ M-04M còn được dùng để điều chỉnh quỹ đạo của ISS và tiến hành các thí nghiệm khoa học. Đây là tàu M-04M thế hệ mới, nên có trọng lượng nhẹ hơn và được trang bị một hệ thống điều khiển bằng kỹ thuật số hiện đại, tạo điều kiện lắp ghép với ISS chính xác hơn.
4. Khánh thành đường ống dẫn khí lớn nhất Nam Mỹ
Ngày 3-2-2010, Tổng thống Bra-xin Lu-la Đa Xin-va (Lula da Silva) đã cắt băng khánh thành đường ống dẫn khí lớn nhất tại khu vực Nam Mỹ. Với tổng trị giá 1.380 triệu USD, đường ống dẫn khí mang tên Cabiunas Reduc III do Tập đoàn dầu khí khổng lồ nhà nước Bra-xin Petrobras xây dựng và vận hành. Đường ống có tổng chiều dài 179 km, có khả năng dẫn chuyền 40 triệu m3 khí gas tự nhiên mỗi ngày, có công suất lớn nhất trong số các đường ống dẫn khí mà Bra-xin đang có và lớn hơn cả đường ống dẫn khí Bô-li-vi-a – Bra-xin. Với việc đưa đường ống dẫn khí mới vào vận hành, đến nay, Bra-xin có tổng cộng 9.217 km đường ống dẫn khí, gần gấp đôi so với con số 5.398 km đường ống dẫn khí khi Tổng thống Lu-la Đa Xin-va lên lãnh đạo Bra-xin năm 2003.
5. Ru-ma-ni đồng ý triển khai tên lửa của Mỹ
Tổng thống Ru-ma-ni Tơ-ra-in Ba-xe-xcu (Trajan Basescu) ngày 4-2 tuyên bố đồng ý cho phép Mỹ triển khai trên lãnh thổ Ru-ma-ni các tên lửa đánh chặn tầm trung, một phần trong hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ. Ông T.Ba-xe-xcu cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, bắt đầu hoạt động từ năm 2015, sẽ tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia Ru-ma-ni. Ông khẳng định hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo này không trực tiếp nhằm vào Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Ru-ma-ni G. Ốp-rê-a cũng khẳng định, tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là ưu tiên trong chính sách quốc phòng của Ru-ma-ni, nhằm bảo vệ đất nước trước mọi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo. Ngày 5-2-2010, Bộ trưởng Ngoại giao Nga X. La-vrốp tuyên bố, Nga chờ đợi Mỹ đưa ra lời giải thích rõ ràng về ý định của nước này bố trí các thành phần thuộc Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia (NMD) tại Ru-man-ni.
7. Nga công bố Học thuyết quân sự mới
Ngày 5-2-2010, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép, đã phê chuẩn và công bố Học thuyết quân sự của Nhà nước Liên bang Nga tới năm 2020, được đăng trên mạng chính thức của Ðiện Krem-li cùng ngày. Theo học thuyết quân sự mới, Nga coi việc tăng cường NATO bằng cách kết nạp thêm thành viên, cũng như hoạt động của Mỹ trong việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) là những mối đe dọa quân sự chủ chốt. Học thuyết nhấn mạnh, việc triển khai NMD đang "làm giảm sự ổn định toàn cầu và vi phạm cán cân lực lượng trong lĩnh vực hạt nhân". Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp lại đòn tiến công bằng hạt nhân hoặc vũ khí giết người hàng loạt, chống Nga hay các đồng minh của Nga. Nga tiếp tục phát triển bộ ba hạt nhân chiến lược (lực lượng tên lửa chiến lược, phi đội máy bay chiến lược và hạm đội tàu ngầm hạt nhân). Toàn bộ lực lượng vũ trang Nga chuyển thành lực lượng phòng thủ chiến tranh, được trang bị vũ khí hiện đại nhất, nhằm giải quyết vấn đề kiềm chế hạt nhân một cách chắc chắn.
8. Hội nghị An ninh Mu-nic lần thứ 46
Từ ngày 5 đến ngày 7-2-2010, tại thành phố Mu-nic của Đức đã diễn ra Hội nghị An ninh Mu-nic lần thứ 46. Năm vấn đề chính được thảo luận tại hội nghị lần này gồm: an ninh năng lượng và an ninh vận tải; biến đổi khí hậu; không phổ biến hạt nhân và cắt giảm vũ khí hạt nhân; chiến lược mới của NATO; và vấn đề Áp-ga-ni-xtan. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc bất ngờ trở nên căng thẳng trong vài tuần qua. Bắc Kinh tuyên bố sẽ không cộng tác với Oa-sinh-tơn trong các vấn đề “nóng” của thế giới nhất là chương trình hạt nhân của I-ran và CHDCND Triều Tiên để trả đũa vụ Oa-sinh-tơn bán lô vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma gặp Đạt-lai Lạt-ma và gây sức ép thương mại với Bắc Kinh. Tại Diễn đàn "Tương lai NATO: Chiến lược và nhiệm vụ" diễn ra trong ngày bế mạc Hội nghị, Tổng Thư ký NATO Ra-xmu-xen cho biết, NATO muốn bảo vệ an ninh của các nước thành viên thì cần phải có sự chuyển đổi, trở thành trung tâm của các nước thành viên NATO. Ông nhấn mạnh, NATO cần phải phát triển quan hệ mật thiết hơn với các nước Nga, Trung Quốc, Ấn-độ, v.v.
9. Cốt-xta Ri-ca có nữ tổng thống đầu tiên
Công an nhân dân góp phần giữ vững những mùa xuân bình yên của Tổ quốc  (12/02/2010)
Chúc Tết các đồng chí thương binh tại Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ  (08/02/2010)
Bế mạc Hội Báo Xuân Canh Dần 2010  (08/02/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên