Về phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
18:03, ngày 15-05-2013
TCCSĐT - Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Ban Tuyên giáo Trung ương được triển khai trong năm 2013 và các năm tiếp theo đã nêu rõ: Các cấp ủy đảng tổ chức nghiên cứu, học tập các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong sinh hoạt thường xuyên của các chi bộ, đảng bộ. Trong phong cách Hồ Chí Minh thì phong cách nêu gương của Bác là một mẫu mực để toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu học tập và làm theo.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú, hết lòng vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng của Người. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức cách mạng của Người giữ một vị trí quan trọng. Đó là nền đạo đức cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc. Người đã kiên trì thuyết phục, giáo dục mọi người về đạo đức cách mạng. Chính bản thân Người đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất trong suốt cả cuộc đời của mình. Hơn thế, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà không nói. Vì vậy, phải đi sâu vào hành vi đạo đức của Người, chúng ta mới khám phá ra được những tầng bản chất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Chính điều đó đã tạo nên phong cách của Người - phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Do vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm, để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm là một nội dung đạo đức truyền thống và là đạo lý của dân tộc. Kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu thành một nội dung của tư cách người cách mạng. Nói đi đôi với làm, đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông hoặc “nói một đằng, làm một nẻo” của những kẻ cơ hội. Thực tế cho thấy, nếu một cán bộ, đảng viên “nói một đằng, làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ không còn là người chiến sĩ tiên phong nữa, họ tuyên truyền sẽ chẳng ai nghe. Và thực chất, họ đã tự tước đi vai trò của người lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "cộng sản" mà ta được mọi người yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước để mọi người bắt chước. Tự mình phải gương mẫu thực hiện nêu gương trước mới giúp người khác làm theo, bản thân mình không gương mẫu thì không thể nói ai được. Đây là nội dung của phong cách nêu gương về mọi mặt của cán bộ, đảng viên…
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương đạo đức. Vì thế Người nhấn mạnh: lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nêu gương thì trước hết bản thân phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm. Trong đó, mỗi đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần nắm vững và giải quyết tốt trên ba mối quan hệ chủ yếu: đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc với thái độ khoan dung, độ lượng, trên tinh thần thương yêu đồng chí, đồng bào; Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (để việc công lên trước việc tư), đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh…
Nếu như việc nêu gương về đạo đức trong các xã hội trước đây (nhất là ở xã hội phong kiến), người ta thường chỉ đặt trọng tâm nêu gương vào những người quản lý xã hội, những bậc vĩ nhân, quân tử…, thì đến Hồ Chí Minh, Người quan niệm rằng: giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả mọi người. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể, đồng thời là đối tượng của giáo dục đạo đức. Do đó, ai cũng có thể và cần phải luôn nêu gương sáng về đạo đức. Theo đó, trong gia đình, ông bà cha mẹ là tấm gương cho các con cháu, anh chị là tấm gương đối với các em; trong nhà trường các thầy, cô giáo là tấm gương cho học trò; trong cơ quan và các tổ chức đoàn thể thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng mà còn phải là tấm gương để nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu. Trong phong trào xây dựng đời sống mới, xã hội mới, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực hiện phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, nghiêm túc thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa xỉ. Có như thế người đảng viên, cán bộ cách mạng mới được dân mến, dân tin, dân phục, mới có thể công tâm, sâu sát, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Để phát huy vai trò của phương pháp nêu gương về đạo đức trong giáo dục đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Người tốt, việc tốt” nhằm giúp cho mỗi người tự nhận thấy mình có thể noi theo gương người tốt và làm được việc tốt để trở thành người có ích cho cộng đồng và qua đó, tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn xã hội. Người chỉ ra rằng, mỗi người tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu; những “người tốt, việc tốt”. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy lên phong trào thi đua học tập và làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng trong sản xuất, công tác... rộng khắp trong cả nước. Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm rèn luyện cho cán bộ, đảng viên không những về mặt phẩm chất, đạo đức mà còn rèn luyện về phong cách làm việc. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (năm 1927) và “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10-1947), Bác đã yêu cầu cán bộ, đảng viên phải là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, vừa phải có năng lực mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; trong đó phong cách làm việc nêu gương là một nhân tố quan trọng cấu thành nên phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên.
Với quan điểm, “xây phải đi đôi với chống”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và kiên trì cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong mọi thời điểm cách mạng. Người chỉ rõ: muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân. Vì chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh chính, đẻ ra trăm thứ bệnh và nhiều thói hư tật xấu trong cán bộ, đảng viên. Nguy hiểm hơn, những người mắc bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, từ đó mà sinh ra “tự tư, tự lợi”, dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế và lực của Đảng, của Nhà nước để theo đuổi mục đích riêng của mình. Người đã tiên lượng, thấy trước tính nguy hiểm, độc hại của chủ nghĩa cá nhân khi nước ta hòa bình, thống nhất khi chỉ ra rằng, việc đấu tranh với kẻ địch ở tiền tuyến còn dễ, nhưng việc đấu tranh với kẻ địch trong mỗi người, trong nội bộ là một khó khăn, đau xót. Những dự cảm, tiên lượng đó của Người đã được thực tiễn chứng minh, làm rõ. Không lâu trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo: một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.
Phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện xuyên suốt trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của Người. Một đặc điểm nữa trong phong cách nêu gương về đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở chỗ, Người không chỉ tiếp thu, kế thừa, bổ sung, phát triển và hoàn thiện lý luận về phương pháp, mà Người đã thực hành phong cách nêu gương một cách nhuần nhuyễn, hết sức mẫu mực và tự nhiên. Người kiên trì nêu gương về đạo đức còn nhiều hơn những điều Người nói và viết ra. Chính bản thân Người là một tấm gương về phong cách nêu gương về đạo đức, một hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Tấm gương đạo đức của Người chẳng những có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. Như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh đã viết trên báo Sao Mai của Đảng Cộng sản Anh, ngày 5-9-1969: tất cả những người cộng sản bất cứ ở đâu cũng đều tự hào về tấm gương của đồng chí Hồ Chí Minh. Đồng chí là tượng trưng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trong phong trào vĩ đại của chúng ta. Đồng chí là một nhà cách mạng, một nhà yêu nước, một người giàu lòng nhân đạo, một nhà hoạt động quốc tế tận tụy.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm. Bác kêu gọi toàn dân tiết kiệm, bản thân Người nghiêm túc thực hiện, từ việc ăn, mặc đến sinh hoạt, làm việc hằng ngày Bác đều gương mẫu. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong cả cuộc đời của Người. Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang hoành hành, Người kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo tiết kiệm đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm gương, nghiêm túc thực hiện một cách triệt để mặc dù phải làm việc nhiều, sức khỏe giảm sút vì vừa trải qua một trận ốm nặng… Bộ đội, cán bộ ăn cơm độn ngô, khoai sắn, Bác cũng yêu cầu nấu cơm độn 50% đúng như mọi người. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của Bác cũng rất giản dị và rất tiết kiệm. Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hằng ngày.
Là Chủ tịch nước nhưng Bác cũng chỉ có vài bộ quần áo đơn sơ, giản dị, anh em phục vụ muốn đề nghị may mới cho Bác, nhưng Bác không cho và nói: Bác có hai bộ là đủ dùng rồi. Hiện nay đồng bào ta còn thiếu quần áo mặc. Bác có như vậy là đủ và tốt lắm rồi! Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá hoặc lát thịt kho... Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới, áo Bác rách có nhiều khi phải vá vai, rồi lộn cổ… vá đi vá lại, Bác mới cho thay... Bác nói: Cái gì còn dùng được nên dùng, bỏ đi không nên. Có lần một đồng chí cán bộ gần Bác đã mạnh dạn thưa thật với Bác rằng: Bác là Chủ tịch nước, Bác mặc áo sờn vá như thế thì không phù hợp lắm. Bác nói: Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Đừng bỏ cái phúc ấy đi.
Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hằng ngày; là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có ham muốn danh lợi riêng cho mình; đó là tình thương yêu con người hòa quyện với tình yêu thiên nhiên tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ một thứ trang sức nào. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà lối sống của Người là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn mực; lấy trong sạch thanh cao làm nguồn vui; lấy gắn bó con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận; lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và là hạnh phúc của mình. Tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn với một cuộc sống mẫu mực tự nhiên trong suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy mà tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Người đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho mọi người chúng ta học tập và phấn đấu làm theo./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Do vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm, để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm là một nội dung đạo đức truyền thống và là đạo lý của dân tộc. Kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu thành một nội dung của tư cách người cách mạng. Nói đi đôi với làm, đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông hoặc “nói một đằng, làm một nẻo” của những kẻ cơ hội. Thực tế cho thấy, nếu một cán bộ, đảng viên “nói một đằng, làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ không còn là người chiến sĩ tiên phong nữa, họ tuyên truyền sẽ chẳng ai nghe. Và thực chất, họ đã tự tước đi vai trò của người lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ "cộng sản" mà ta được mọi người yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước để mọi người bắt chước. Tự mình phải gương mẫu thực hiện nêu gương trước mới giúp người khác làm theo, bản thân mình không gương mẫu thì không thể nói ai được. Đây là nội dung của phong cách nêu gương về mọi mặt của cán bộ, đảng viên…
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương đạo đức. Vì thế Người nhấn mạnh: lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nêu gương thì trước hết bản thân phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm. Trong đó, mỗi đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần nắm vững và giải quyết tốt trên ba mối quan hệ chủ yếu: đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc với thái độ khoan dung, độ lượng, trên tinh thần thương yêu đồng chí, đồng bào; Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (để việc công lên trước việc tư), đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh…
Nếu như việc nêu gương về đạo đức trong các xã hội trước đây (nhất là ở xã hội phong kiến), người ta thường chỉ đặt trọng tâm nêu gương vào những người quản lý xã hội, những bậc vĩ nhân, quân tử…, thì đến Hồ Chí Minh, Người quan niệm rằng: giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả mọi người. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể, đồng thời là đối tượng của giáo dục đạo đức. Do đó, ai cũng có thể và cần phải luôn nêu gương sáng về đạo đức. Theo đó, trong gia đình, ông bà cha mẹ là tấm gương cho các con cháu, anh chị là tấm gương đối với các em; trong nhà trường các thầy, cô giáo là tấm gương cho học trò; trong cơ quan và các tổ chức đoàn thể thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng mà còn phải là tấm gương để nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu. Trong phong trào xây dựng đời sống mới, xã hội mới, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thực hiện phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, nghiêm túc thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa xỉ. Có như thế người đảng viên, cán bộ cách mạng mới được dân mến, dân tin, dân phục, mới có thể công tâm, sâu sát, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Để phát huy vai trò của phương pháp nêu gương về đạo đức trong giáo dục đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Người tốt, việc tốt” nhằm giúp cho mỗi người tự nhận thấy mình có thể noi theo gương người tốt và làm được việc tốt để trở thành người có ích cho cộng đồng và qua đó, tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn xã hội. Người chỉ ra rằng, mỗi người tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu; những “người tốt, việc tốt”. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy lên phong trào thi đua học tập và làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng trong sản xuất, công tác... rộng khắp trong cả nước. Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm rèn luyện cho cán bộ, đảng viên không những về mặt phẩm chất, đạo đức mà còn rèn luyện về phong cách làm việc. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (năm 1927) và “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10-1947), Bác đã yêu cầu cán bộ, đảng viên phải là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, vừa phải có năng lực mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; trong đó phong cách làm việc nêu gương là một nhân tố quan trọng cấu thành nên phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên.
Với quan điểm, “xây phải đi đôi với chống”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và kiên trì cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong mọi thời điểm cách mạng. Người chỉ rõ: muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân. Vì chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh chính, đẻ ra trăm thứ bệnh và nhiều thói hư tật xấu trong cán bộ, đảng viên. Nguy hiểm hơn, những người mắc bệnh này thì đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, từ đó mà sinh ra “tự tư, tự lợi”, dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế và lực của Đảng, của Nhà nước để theo đuổi mục đích riêng của mình. Người đã tiên lượng, thấy trước tính nguy hiểm, độc hại của chủ nghĩa cá nhân khi nước ta hòa bình, thống nhất khi chỉ ra rằng, việc đấu tranh với kẻ địch ở tiền tuyến còn dễ, nhưng việc đấu tranh với kẻ địch trong mỗi người, trong nội bộ là một khó khăn, đau xót. Những dự cảm, tiên lượng đó của Người đã được thực tiễn chứng minh, làm rõ. Không lâu trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo: một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.
Phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện xuyên suốt trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của Người. Một đặc điểm nữa trong phong cách nêu gương về đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở chỗ, Người không chỉ tiếp thu, kế thừa, bổ sung, phát triển và hoàn thiện lý luận về phương pháp, mà Người đã thực hành phong cách nêu gương một cách nhuần nhuyễn, hết sức mẫu mực và tự nhiên. Người kiên trì nêu gương về đạo đức còn nhiều hơn những điều Người nói và viết ra. Chính bản thân Người là một tấm gương về phong cách nêu gương về đạo đức, một hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Tấm gương đạo đức của Người chẳng những có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. Như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh đã viết trên báo Sao Mai của Đảng Cộng sản Anh, ngày 5-9-1969: tất cả những người cộng sản bất cứ ở đâu cũng đều tự hào về tấm gương của đồng chí Hồ Chí Minh. Đồng chí là tượng trưng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trong phong trào vĩ đại của chúng ta. Đồng chí là một nhà cách mạng, một nhà yêu nước, một người giàu lòng nhân đạo, một nhà hoạt động quốc tế tận tụy.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm. Bác kêu gọi toàn dân tiết kiệm, bản thân Người nghiêm túc thực hiện, từ việc ăn, mặc đến sinh hoạt, làm việc hằng ngày Bác đều gương mẫu. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong cả cuộc đời của Người. Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang hoành hành, Người kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo tiết kiệm đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm gương, nghiêm túc thực hiện một cách triệt để mặc dù phải làm việc nhiều, sức khỏe giảm sút vì vừa trải qua một trận ốm nặng… Bộ đội, cán bộ ăn cơm độn ngô, khoai sắn, Bác cũng yêu cầu nấu cơm độn 50% đúng như mọi người. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của Bác cũng rất giản dị và rất tiết kiệm. Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hằng ngày.
Là Chủ tịch nước nhưng Bác cũng chỉ có vài bộ quần áo đơn sơ, giản dị, anh em phục vụ muốn đề nghị may mới cho Bác, nhưng Bác không cho và nói: Bác có hai bộ là đủ dùng rồi. Hiện nay đồng bào ta còn thiếu quần áo mặc. Bác có như vậy là đủ và tốt lắm rồi! Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá hoặc lát thịt kho... Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới, áo Bác rách có nhiều khi phải vá vai, rồi lộn cổ… vá đi vá lại, Bác mới cho thay... Bác nói: Cái gì còn dùng được nên dùng, bỏ đi không nên. Có lần một đồng chí cán bộ gần Bác đã mạnh dạn thưa thật với Bác rằng: Bác là Chủ tịch nước, Bác mặc áo sờn vá như thế thì không phù hợp lắm. Bác nói: Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Đừng bỏ cái phúc ấy đi.
Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hằng ngày; là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có ham muốn danh lợi riêng cho mình; đó là tình thương yêu con người hòa quyện với tình yêu thiên nhiên tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh không cần đến bất cứ một thứ trang sức nào. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà lối sống của Người là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực đức độ làm chuẩn mực; lấy trong sạch thanh cao làm nguồn vui; lấy gắn bó con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận; lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu và là hạnh phúc của mình. Tư tưởng và tấm gương đạo đức, phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn với một cuộc sống mẫu mực tự nhiên trong suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy mà tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Người đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho mọi người chúng ta học tập và phấn đấu làm theo./.
Cần Thơ: Tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương  (15/05/2013)
Cần Thơ: Tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương  (15/05/2013)
Nét đặc sắc trong quan điểm Hồ Chí Minh về tư cách người chính trị viên trong “Thư gửi Hội nghị chính trị viên”  (15/05/2013)
Nét đặc sắc trong quan điểm Hồ Chí Minh về tư cách người chính trị viên trong “Thư gửi Hội nghị chính trị viên”  (15/05/2013)
Việt Nam trên đường thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ  (15/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay