Quản lý giá vàng - cần cơ chế minh bạch và phương pháp khoa học
Thị
trường vàng và những bất ổn thời gian qua
Chỉ trong gần hai tuần cuối tháng 8, đầu
tháng 9 (bắt đầu từ sáng ngày 23-8), giá vàng đang từ mốc kỷ lục 49,6 triệu đồng/lượng đã giảm
xuống 45,3 triệu đồng/lượng (bán ra) vào ngày 25-8, để rồi ngay sau đó, tiếp
tục tăng lên 48,070 (bán ra) vào ngày 6-9. Tiếp
đó, ngày 13-9 lại giảm mạnh ở mức 300.000 - 500.000 đồng/lượng (mua vào -
bán ra). Ngày 16-9, tiếp tục giảm mạnh, niêm yết ở mức 46,530 triệu đồng/lượng.
Đây được xem là những cơn biến động lớn của giá vàng và sự bùng nổ được giới chuyên
gia xác nhận là vào tháng 8. Đây cũng là thời điểm bộc lộ rõ nhất, mạnh nhất
những bất ổn của thị trường vàng. Tuy
nhiên, không thể khẳng định thời
điểm bộc lộ rõ nhất, mạnh nhất những bất ổn của thị trường vàng đã qua.
Như vậy,
những biến động của giá vàng đã vượt ra ngoài dự báo của giới chuyên gia, bởi ngay
từ cuối năm ngoái, khi giá vàng cho thấy những biến động tiềm ẩn sẽ xảy ra
trong năm 2011 thì nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo nhưng thực tế đến nay đã
cho thấy các dự báo đều không lường tới
mức giá vàng tăng nhiều tới vậy, và trong thời gian ngắn như vậy. Đó là chưa
kể, có chuyên gia còn nhận định thị trường vàng năm 2011 sẽ ít rủi ro hơn năm
2010.
Nhìn lại cách
đây 3 tháng, giá vàng miếng trên thị trường chủ yếu được bán với giá 37,5
triệu đồng/lượng, như vậy, chỉ sau một quý, giá vàng đã tăng thêm hơn 10 triệu
đồng/lượng.
Các chuyên
gia thế giới cho rằng: thị trường vàng biến động mạnh, liên tục lập các mốc cao
lịch sử nhưng khác với thị trường bất động sản, khả năng bong bóng là không cao.
Các chuyên gia trong nước cũng có phần đồng tình với nhận định này, nhưng cũng
khẳng định thị trường vàng trong nước thời gian qua là có đầu cơ. Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng
đã từng chính thức phát ngôn tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 rằng:
khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000đồng/ lượng thì chắc
chắn đã có hiện tượng đầu cơ làm giá. Trong khi đó, chỉ tính từ đầu tháng 8 tới
nay, giá vàng luôn cao hơn giá thế giới (quy đổi theo tỷ giá đô la liên ngân
hàng), có lúc cao hơn 400.000 đồng/chỉ.
Mặc dù là nước nhập khẩu vàng 100%, nhưng giá
vàng trong nước lại thường tăng cao trước giá vàng thế giới. Rõ ràng, những yếu
tố tác động đến giá vàng trước hết có nguyên nhân từ trong nước. Đi sâu phân
tích, nhiều chuyên gia cho rằng có nguyên nhân là do bị bế quan tỏa cảng.
Thông tin từ
Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng Nhà nước chưa sử dụng
vàng dự trữ để can thiệp vào thị trường. Trong suốt thời gian từ năm 1999 đến
nay, lượng vàng dự trữ của Việt
Những nguyên nhân từ phương pháp quản lý
Thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý
Theo các
chuyên gia, phương pháp quản lý vàng hiện nay của Ngân hàng Nhà nước chưa khoa
học, chưa chặt chẽ. Mặc dù, từ cuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nước cũng bỏ chế độ
cấp phép xuất khẩu vàng tự động, Bộ Tài chính có Thông tư số 184 quy định từ
ngày 1-1-2010 áp thuế xuất khẩu 10% đối với các loại vàng nguyên liệu, vàng
trang sức có hàm lượng cao, thay cho mức cũ là 0%, trước tình trạng lách luật
xuất khẩu vàng dưới dạng nữ trang để hưởng thuế 0%. Nhưng đã gần 2 năm trôi qua
kể từ khi giá vàng liên tục biến động tăng cao nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa ban hành cơ chế can thiệp thị trường vàng
trong nước, chưa quy định một số điều kiện khung tối thiểu đối với hoạt động
can thiệp, như: giá vàng trong nước chênh bao nhiêu % so với giá thế giới thì
sẽ được can thiệp; đồng thời cũng chưa đề ra được phương thức, phạm vi can
thiệp, chưa xác định rõ đơn vị nào đứng ra can thiệp?
Chủ trương quản lý rủi ro về giá đối với mặt hàng vàng xuất và nhập khẩu có từ năm 2010. Theo đó, Cục trưởng Cục Hải quan các địa phương được quyền áp dụng quy định này căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chưa có đơn vị nào xây dựng mức giá để tính thuế đối với vàng, kể cả xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên đưa ra quy chế quản lý rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu vàng, bởi giai đoạn tháng 6 và tháng 7 là giai đoạn lượng vàng xuất khẩu tăng đột biến. Thống kê cho thấy, vàng và trang sức xuất đi từ Thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 70% lượng xuất khẩu của cả nước. Theo đó, từ tháng 9, các đơn vị làm thủ tục xuất khẩu vàng, kim loại quý phải thực hiện việc khai báo giá và tự chịu trách nhiệm đối với thông tin khai báo. Trên cơ sở giá này, hải quan sẽ tính toán về xác định mức giá ấy có phù hợp với thực tế hay không để áp thuế.
Quản lý chưa gắn với thị trường
Trong khi
phạm vi kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay khá rộng thì Ngân hàng Nhà nước chỉ
quản lý một số hoạt động về vàng với tư cách là tiền tệ như xuất, nhập khẩu
vàng nguyên liệu, sản xuất vàng miếng. Còn các hoạt động kinh doanh mua - bán
vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng các cơ quan quản lý lại chưa kiểm soát được.
Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý nhà nước không nắm được số lượng
vàng đang trôi nổi ngoài thị trường. Trong khi đây chính là cơ hội để các nhà
đầu cơ lợi dụng, tìm cơ hội đẩy giá vàng trong nước lên. Giá vàng thế giới tăng
chính là một cơ hội, dẫu rằng sự tác động thực tế của giá thế giới đối với giá
trong nước là không lớn.
Ông Nguyễn
Công Danh - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng châu Á cho rằng: nhiều nhà
kinh doanh vàng lớn (SJC hiện nay chiếm đến 60 - 70% thị phần, Phú Nhuận,
Agribank) đều có đủ khả năng để làm giá.
Vào thời
điểm giá vàng trong nước tăng liên tục trong một ngày, trong khi giá vàng thế
giới chỉ lên một hoặc hai lần, ông Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước đã khẳng định: “là có sự
thao túng của các doanh nghiệp kinh doanh”. Lý giải của ông rất đơn giản
là: vì sự tăng giá đi ngược giá thế giới hoặc có biên độ và cấp độ tăng vọt. Ông
Vũ Minh Châu - Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu thì
cho rằng giá vàng biến động mạnh là do mỗi khi giá vàng nhích tăng, một số tập
đoàn tài chính và doanh nghiệp đã tung tiền ra thu gom khiến vàng vật chất càng
trở nên khan hiếm, đến khi giá vàng giảm, họ lại vội vã xả hàng nhằm chốt lời,
khiến các doanh nghiệp cũng phải đua bán theo.
Như vậy, rõ ràng là yếu tố đầu cơ,
làm giá để trục lợi đã được cả nhà
quản lý và chuyên gia khẳng định. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần “bắt
tận tay” để làm gương, có như vậy mới giúp cho thị trường vàng dần trở nên minh
bạch.
Đó là chưa
kể đến các doanh nghiệp vàng trong nước thường chờ khi giá vàng thế giới cao để
xuất khẩu vàng kiếm lợi bất kể hậu quả là tạo ra những cơn sốt thiếu vàng trong nước. Nhìn lại năm 2010, các
doanh nghiệp vàng trong nước đua nhau xuất khẩu ngay khi giá thế giới vừa
nhích lên. Tháng 5-2010, xuất khẩu vàng của Việt Nam tăng 13,8% so với tháng 4
và đến tháng 8 tăng vọt lên 45,5% so với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7. Chỉ
trong 9 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý đạt 2,3 tỉ
USD, trong đó chủ yếu là vàng. Năm nay cũng vậy, hiện tượng ồ ạt xuất vàng đã
được nhiều chuyên gia cho là một trong những nguyên nhân tạo nên cơn sốt vàng.
Quản lý giá vàng - cần cơ chế minh bạch và phương pháp
khoa học
Cốt lõi của
vấn đề quản lý thị trường vàng trong thời gian tới chính là tổ chức lại và quản
lý thị trường vàng một cách có hiệu quả sao cho giá cả ổn định, liên thông hợp
lý với giá vàng thế giới, không để mất cân đối quan hệ cung - cầu vàng trên thị
trường trong nước, không để giới đầu cơ lợi dụng tình hình.
Nhà nước cần
huy động số vàng trong dân để phục vụ cho lưu thông tiền tệ, luân chuyển nguồn
vốn cho phát triển kinh tế. Để làm được điều này, phải có một cơ chế minh bạch,
có cách quản lý khéo léo, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của thị trường, bảo
đảm có sự kiểm soát của Nhà nước mới tạo được lòng tin của người dân, qua đó
mới có thể huy động vàng trong dân thông qua hệ thống ngân hàng.
Như vậy, yêu
cầu bức bách hiện nay là phải tổ chức lại, đổi mới triệt để phương thức quản lý
thị trường vàng nhằm mục tiêu cao nhất là bình ổn thị trường này, bảo đảm thỏa
mãn các nhu cầu hợp lý của người dân, của doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước có thể chuyển cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng sang trực tiếp hoặc ủy thác cho các công ty nhập khẩu vàng để hoán đổi một phần dự trữ ngoại tệ sang dự trữ vàng. Động thái này không chỉ làm tăng nguồn cung trong nước mà còn hạn chế rủi ro giá trị thực của dự trữ ngoại hối khi các ngoại tệ bị mất giá do lạm phát ở nước ngoài.
Giải pháp ổn định thị
trường vàng
Giải pháp trước mắt
- Kịp thời cho phép nhập khẩu vàng với khối lượng cần thiết để tránh đầu
cơ, làm giá. Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế để các tổ chức tín dụng có thể
chủ động sử dụng lượng vàng hiện có trong nước để can thiệp, bảo đảm bình ổn
thị trường vàng.
- Hoàn thiện
hành lang pháp lý quản lý thị trường đang rất bất ổn. Dự kiến, trong tháng 9-2011,
Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ ban hành nghị định về tổ chức lại thị trường
vàng, thay thế Nghị định 174 nhằm đáp ứng các mục tiêu do Nghị quyết số 11 đề
ra.
- Tạo cơ chế
cho các tổ chức tín dụng có thể chủ động sử dụng lượng vàng hiện có trong nước
để can thiệp, bảo đảm bình ổn thị trường vàng. Theo tính toán, lượng vàng Ngân
hàng Nhà nước có thể huy động trong nhân dân là phong phú, tối thiểu cũng huy
động được tương đương số vàng mà người dân đã gửi vào hệ thống ngân hàng trước
đây, khoảng 130 tấn, tương đương 10 tỉ USD. Điều này sẽ giúp bảo đảm tối đa
quyền lợi người dân, bình ổn thị trường, đồng thời, tạo nguồn lực quốc gia.
Ngân hàng
Nhà nước tham gia trực tiếp quản lý về quá trình sản xuất và lưu thông vàng
miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Đây là các yếu tố bảo đảm cho NHNN can
thiệp hiệu quả trên thị trường vàng, chống đầu cơ lũng đoạn giá vàng.
Giải pháp lâu dài
Giải pháp lâu dài được đưa ra là nghiên cứu thành lập
và cho hoạt động 1-2 sở giao dịch vàng, trên cơ sở xây dựng, ban hành đầy đủ cơ
chế quản lý chặt chẽ hoạt động của tổ chức này, đồng thời phân tích rõ những
tác động về kinh tế - xã hội của nó ở cả tầm vi mô và vĩ mô.
- Dần tự do
hóa thị trường vàng để giá tự điều chỉnh theo quy luật cung - cầu ở phạm vi
quốc tế nhằm giảm thiểu các áp lực về giá, đồng thời hạn chế những can thiệp
tốn kém chi phí từ Chính phủ. Tuy nhiên, giải pháp này phải được tiến hành có
lộ trình và song song phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý.
- Nghiên cứu
thiết lập thị trường giao dịch vàng tập trung hoặc phi tập trung (OTC). Giao
dịch tập trung có nhiều lợi thế hơn trong điều kiện nền tảng thị trường sơ khai
ở Việt Nam, dễ quản lý và bảo đảm tính minh bạch của thị trường.
Trong bối
cảnh Việt Nam hiện nay, nên lựa chọn chính sách thiết lập thị trường giao dịch
vàng tập trung, đồng thời chuẩn bị cho việc tự do hóa thị trường vàng nội
địa./.
Diễn đàn Kinh tế thế giới Đa-vốt lần thứ 5 - cùng cam kết và hành động  (19/09/2011)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm tỉnh Xi-ha-núc Vin  (19/09/2011)
Thế giới đang đối mặt với nhiều thiên tai  (19/09/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên