Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tiếp xúc cử tri tại Yên Bái
TCCS - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 10, ngày 21-11-2020, tại thị xã Nghĩa Lộ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng các đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái đã tiếp xúc với cử tri các huyện: Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ.
Về phía tỉnh Yên Bái có Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Công an tỉnh cùng đông đảo cử tri.
Sau khi nghe Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, cử tri các huyện, thị phía tây của tỉnh đánh giá cao kết quả kỳ họp. Trên tinh thần dân chủ, cở mở và thẳng thắn, cử tri đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm đến phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch.
Cử tri đề nghị Trung ương và tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia đến các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn các huyện: Trạm Tấu, Văn Chấn và Mù Cang Chải; tăng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện bộ cơ chế, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn các huyện, thị phía tây của tỉnh. Cử tri cũng đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nguồn nhân lực cho vùng cao, nhất là cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; Quốc hội, Chính phủ xem xét điều chỉnh cơ chế, chính sách với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và một số nội dung khác.
Về nhóm vấn đề liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng vùng cao, nhất là hạ tầng giao thông, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho biết, trong thời gian qua, Trung ương và tỉnh đã luôn quan tâm đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Tỉnh đã kiến nghị đề xuất với Trung ương tiếp tục ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện các dự án giao thông kết nối liên vùng như tuyến đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên (Lai Châu) với các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Văn Yên của tỉnh Yên Bái; tuyến đường nối Quốc lộ 32 với nút giao IC 14 qua địa bàn thị trấn Sơn Thịnh, xã Nghĩa Lộ, Phù Nham, Sơn A, Sơn Lương và một số tuyến đường kết nối quan trọng khác.
Về đầu tư hỗ trợ kinh phí đưa điện lưới quốc gia đến các thôn, bản chưa có điện, tỉnh đã giao cho Sở Công Thương phối hợp với các địa phương rà soát, tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh phương án đầu tư cấp điện cho các thôn bản đặc biệt khó khăn. Đối với nhóm vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ, phát triển rừng, tỉnh đã có ý kiến, kiến nghị với Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh tăng mức khoán hỗ trợ cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Liên quan đến phát triển du lịch, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tỉnh sẽ giao cho các cơ quan chức năng tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu có chính sác hỗ trợ cho phù hợp. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh quan tâm nghiên cứu, đề xuất với các bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái theo thẩm quyền.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới toàn diện theo tinh thần công khai, dân chủ hơn để cử tri giám sát, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được cử tri cả nước đánh giá cao. Đồng thời, Quốc hội đã đổi mới cách thức làm việc phù hợp với điều kiện đất nước với 2 hình thức họp trực tuyến tại 63 điểm cầu các địa phương và trực tiếp tại Hà Nội.
Thông tin với cử tri về tình hình đất nước, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, Việt Nam là một trong những điểm sáng của thế giới trong phát triển kinh tế, một trong những nước trên thế giới có kinh tế tăng trưởng dương và thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố, tăng cường.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cũng đề nghị Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục đưa nhanh nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống; quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
Trung Duy (tổng hợp)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm các trường vùng cao đặc biệt khó khăn ở tỉnh Yên Bái  (20/11/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội  (14/10/2020)
Gặp mặt, tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” toàn quốc nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15-10-1930 - 15-10-2020)  (12/10/2020)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm, làm việc tại Ninh Thuận  (13/07/2020)
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV, năm 2019  (22/06/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm