Hội nghị AEMM-17: Tăng cường quan hệ hợp tác ASEAN-EU
Ngày 28-5, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 17 (AEMM-17) Hiệp hội quốc gia Ðông-Nam Á (ASEAN) - Liên hiệp châu Âu (EU) diễn ra tại Thủ đô Phnôm Pênh của Cam-pu-chia, với sự tham dự của đại diện mười nước ASEAN và 27 thành viên EU, Ban Thư ký ASEAN và Ủy ban châu Âu (EC). Ðoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu dự Hội nghị. | ||
Với chủ đề "Ðối tác chiến lược ASEAN-EU vì hòa bình, an ninh và phát triển", Hội nghị tập trung thảo luận tăng cường hợp tác giữa ASEAN và EU, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, các vấn đề khu vực và quốc tế, như hội nhập, an ninh lương thực và năng lượng, môi trường... Các đại biểu tham dự Hội nghị AEMM-17 đã thảo luận các biện pháp phát triển quan hệ hợp tác ASEAN-EU, đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới, các vấn đề quốc tế khu vực như an ninh năng lượng và lương thực, giải trừ quân bị, chống biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Các bộ trưởng đánh giá quan hệ đối thoại và hợp tác ASEAN-EU có nhiều tiến triển quan trọng với kết quả cụ thể trong thực hiện Kế hoạch hành động về quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-EU được thông qua tại Hội nghị cấp cao tháng 11-2007 tại Xin-ga-po. Hội nghị nhấn mạnh, hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác và triển khai các dự án thực chất, trong các lĩnh vực cùng có lợi như kinh tế, thương mại, hợp tác phát triển, nhằm hỗ trợ ASEAN thu hẹp khoảng cách, xây dựng cộng đồng và triển khai Hiến chương ASEAN, đối phó các thách thức về an ninh năng lượng, lương thực, môi trường và biến đổi khí hậu. Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm khẳng định cam kết và đóng góp của Việt Nam cho việc tăng cường phát triển quan hệ ASEAN-EU, nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng phát triển toàn diện và hợp tác giữa Việt Nam và EU, coi đây là nền tảng quan trọng thúc đẩy quan hệ và hợp tác ASEAN- EU. Phó Thủ tướng đề cao tầm quan trọng của hợp tác hai bên trong việc đối phó và xử lý bệnh dịch và đề nghị EU xem xét hỗ trợ ASEAN thiết bị và thuốc phòng, chống dịch. Bên lề hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Phần Lan, Bồ Ðào Nha, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha. Các bộ trưởng ASEAN và EU đã thông qua Chương trình công tác giai đoạn 2009-2010. Chủ tịch EU ra tuyên bố về việc EU sẵn sàng tham gia ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Ðông-Nam Á (TAC); Chủ tịch ASEAN ra tuyên bố của ASEAN hoan nghênh ý định của EU. Hội nghị đã nhất trí tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 18 tại Tây Ban Nha vào năm 2010. Kết thúc Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc (nước đang đảm nhận chức Chủ tịch EU) Jan Kohout và Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Stefano Sannino đã ký Tuyên bố cho phép Ủy ban Châu Âu và Cộng đồng Châu Âu (EU/EC) gia nhập Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Thay mặt các nước thành viên ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan (nước đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN) Kasit Piromya ký Tuyên bố đồng thuận công nhận EU/EC ra nhập TAC. Trước đó, tại phiên khai mạc, Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen đánh giá, trên cơ sở các văn kiện như: Tuyên bố Nuremberg về Đối tác tăng cường ASEAN-EU, Tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-EU và Chương trình hành động ASEAN-EU, quan hợp tác giữa hai tổ chức ASEAN và EU không ngừng được tăng cường, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. Thủ tướng Hun Sen kêu gọi, ASEAN và EU đóng vai trò tích cực và mạnh mẽ hơn để đối phó với các vấn đề thách thức toàn cầu, và triển khai sáu nhiệm vụ ưu tiên: thực hiện Chương trình hành động ASEAN-EU và Chương trình nghị sự tại Phnôm-pênh, thúc đẩy EU/EC ra nhập TAC, ủng hộ ASEAN xây dựng cộng đồng theo Hiến chương ASEAN, tăng cường hợp tác ASEAN-EU trong các diễn đàn khu vực và quốc tế, đảm bảo các cơ chế hợp tác giữa ASEAN và EU hoạt động hiệu quả trong đó có các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-EU./. |
Người dân Việt Nam thực sự có quyền tự do tín ngưỡng  (29/05/2009)
Vai trò của dự trữ quốc gia trong việc bảo đảm an sinh xã hội  (29/05/2009)
Thế nào là một nước công nghiệp  (29/05/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc  (28/05/2009)
Thông cáo số 8 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII  (28/05/2009)
Sáng mãi tấm gương Võ Văn Kiệt  (28/05/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay