Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X)
Trong các ngày từ 22 đến 28-3-2010, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X) đã họp Hội nghị lần thứ 12 để tiếp tục thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng. Ðồng chí Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh chủ trì, khai mạc và bế mạc Hội nghị.
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận các dự thảo văn kiện Ðại hội XI của Ðảng sau khi tiếp thu ý kiến của Trung ương tại Hội nghị Trung ương 11, của các đồng chí nguyên lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy, cơ quan Trung ương, các chuyên gia và nhà khoa học, gồm: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng; Báo cáo tổng kết thi hành Ðiều lệ Ðảng và đề xuất bổ sung, sửa đổi Ðiều lệ Ðảng; cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn kiện này trước khi gửi lấy ý kiến tại đại hội đảng bộ các cấp và nhân dân. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; về số lượng và phân bổ đại biểu dự Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng và một số vấn đề khác.
1- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét toàn văn dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó, tập trung thảo luận các vấn đề: đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ; các phương hướng cơ bản; vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ban Chấp hành Trung ương xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là: xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các phương hướng cơ bản để thực hiện thành công các mục tiêu trên là: Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh. Về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dự thảo Cương lĩnh xác định: Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
2- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét toàn diện dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, tập trung thảo luận, xác định mục tiêu của Chiến lược; các quan điểm phát triển và khâu đột phá; định hướng và các giải pháp phát triển...
Chủ đề của Chiến lược được xác định là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, dự thảo Chiến lược đánh giá: Qua 10 năm thực hiện chiến lược 2001 - 2010, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược đã được thực hiện. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Các quan điểm phát triển được xác định trong Chiến lược là: Phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu xuyên suốt; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời, hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Các khâu đột phá chiến lược được xác định là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với các nội dung về định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trong dự thảo Chiến lược, đồng thời xác định bốn nội dung về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để bảo đảm thực hiện Chiến lược là: Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; hoàn thiện bộ máy Nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng bộ máy Nhà nước.
3- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cơ bản tán thành dự thảo Báo cáo chính trị, đồng thời đóng góp một số ý kiến để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo, trong đó, tập trung vào một số vấn đề lớn sau:
Tiêu đề của Báo cáo chính trị và mục tiêu tổng quát của nhiệm kỳ Ðại hội XI được Ban Chấp hành Trung ương xác định là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá tổng quát tình hình: 5 năm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Ðại hội X đạt được những thành tựu quan trọng; 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đạt được những thành tựu rất quan trọng; 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Về mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Ban Chấp hành Trung ương nhận thấy trong điều kiện hiện nay, đất nước ta cần phải vừa phát triển nhanh, vừa phải phát triển bền vững. Trên cơ sở tính toán bước đầu, Dự thảo Báo cáo chính trị nêu một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu 5 năm 2011 - 2015, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7 - 8% năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 là 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010. Về những yếu tố bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, Dự thảo Báo cáo nhấn mạnh các yếu tố: Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần; yêu cầu thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhất là trong khâu phân phối, bảo đảm an sinh xã hội; phát triển bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường; đặc biệt là vai trò quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa, gắn kết nhà nước, doanh nghiệp và xã hội trong phát triển kinh tế thị trường.
Trên cơ sở đề cập toàn diện đến các lĩnh vực, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nêu trong Dự thảo Báo cáo Sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Ðại hội XI là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là giao thông; đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự kỷ cương); đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
4- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tổng kết thi hành Ðiều lệ Ðảng khóa X, đề xuất bổ sung, sửa đổi Ðiều lệ Ðảng; Báo cáo về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI; về số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung ương dự Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá sâu sắc những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khách quan, chủ quan của những khuyết điểm, yếu kém trong thi hành Ðiều lệ Ðảng khóa X và để phù hợp với những quan điểm, nội dung quan trọng trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển), những vấn đề mới về chủ trương, đường lối xây dựng Ðảng, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận việc bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Ðiều lệ Ðảng, trong đó tập trung vào một số vấn đề sau: Tiêu đề và nội dung phần mở đầu Ðiều lệ Ðảng; về tiêu chuẩn đảng viên để thống nhất với cách diễn đạt về bản chất của Ðảng; về vấn đề giới thiệu người vào Ðảng ở những nơi có tổ chức Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức công đoàn hoặc nơi chỉ có tổ chức công đoàn; về việc tính tuổi đảng của đảng viên từ khi được kết nạp sau thời gian dự bị được công nhận chính thức; về thành lập tổ chức cơ sở đảng; về nhiệm kỳ đại hội đảng ở những nơi thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập giữa nhiệm kỳ; về vấn đề đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp ủy và thẩm quyền, nhiệm vụ của các đại biểu đại hội Ðảng sau đại hội; quy định về thí điểm một số chủ trương mới; về tổ chức ban cán sự đảng, đảng đoàn; về thẩm quyền kỷ luật đảng viên của chi bộ, kỷ luật cán bộ của ủy ban kiểm tra các cấp, các hình thức kỷ luật, khiếu nại kỷ luật trong Ðảng; về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân... Sau Hội nghị Trung ương 12, những nội dung này sẽ được gửi xin ý kiến đại hội đảng các cấp trước khi trình Ðại hội XI xem xét, quyết định.
Trên cơ sở tổng kết công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương từ khóa VI đến khóa X, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI, xác định yêu cầu xây dựng Ban Chấp hành Trung ương; tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; quy trình xây dựng phương hướng công tác nhân sự và phát hiện, giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương cũng thảo luận, tán thành và góp một số ý kiến bổ sung về việc phân bổ đại biểu, tổng số đại biểu dự Ðại hội XI của Ðảng và một số vấn đề quan trọng khác.
Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng; tổ chức thành công những ngày kỷ niệm lớn của đất nước trong năm 2010 và đại hội đảng các cấp; có nhiều đóng góp có giá trị cho việc hoàn thiện các văn kiện đại hội và chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, bảo đảm thành công Ðại hội XI của Ðảng vào đầu năm 2011./.
Khai mạc phiên họp lần thứ 122 Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới  (28/03/2010)
Kênh truyền hình 3 NTV - Cùng nông dân hội nhập  (26/03/2010)
Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh  (26/03/2010)
Về vấn đề khủng hoảng kinh tế và phát triển đầu thế kỷ XXI  (26/03/2010)
Thanh niên với việc chọn nghề để lập thân, lập nghiệp  (26/03/2010)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay