Thực trạng dân số Việt Nam năm 2008
15:44, ngày 28-05-2009
TCCSĐT - Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) vừa công bố cuốn sách “Thực trạng dân số Việt Nam năm 2008”. Theo đó, cuốn sách tóm tắt các kết quả chính từ các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành.
Thông tin quan trọng được đề cập trong cuốn sách này là tổng tỷ suất sinh (TFR), tức là con số trung bình mà một phụ nữ sinh ra trong cả cuộc đời ở nước ta vẫn tiếp tục ở dưới mức sinh thay thế là 2,08 con/người. Mặc dù nước ta đã đạt được mức sinh thay thế nhưng vẫn còn sự khác biệt giữa các vùng. Cụ thể, tổng tỷ suất sinh ở thành thị là 1,84 con/một phụ nữ; ở nông thôn là 2,22 con. Nhìn chung, mô hình sinh vẫn tiếp tục chuyển từ sinh “sớm” sang sinh “muộn”, thể hiện ở khuynh hướng phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi muộn hơn - khu vực thành thị tập trung ở độ tuổi từ 25 đến 34, còn khu vực nông thôn, tương ứng từ 20 đến 29.
Kết quả điều tra cũng khẳng định mối quan hệ giữa mức sinh và trình độ học vấn của phụ nữ. Theo đó, mức sinh tập trung cao ở nhóm có trình độ học vấn thấp, do vậy, các chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình cần tiếp tục tập trung nỗ lực vào nhóm đối tượng này để họ có thể tiếp cận được các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê cho thấy, tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi (IMR) đã giảm từ 16/1000 năm 2007 xuống còn 15/1000 năm 2008; tỷ suất chết thô (CDR) của cả nước là 5,3/1000 dân, qua đó, giảm tỷ suất tăng dân số tự nhiên xuống còn 11,4/1000. Quan trọng hơn, việc giảm tỷ suất chết đã khẳng định những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong quá trình hướng tới Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ cũng như các thành tựu trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ người dân.
Trong cuốn sách, ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện UNFPA cũng nhận định: Khi tổng tỷ suất sinh giảm xuống dưới mức sinh thay thế và tỷ suất sinh tiếp tục giảm thì dân số vẫn có thể tiếp tục tăng lên trong khoảng 20 năm tới hoặc cả một thế hệ, cho đến khi nhóm người được sinh ra tại thời điểm bùng nổ dân số bước qua độ tuổi sinh đẻ. Hiện tượng này xảy ra tại bất kỳ một quốc gia nào đang trải qua “thời kỳ dân số vàng”, trong đó, số người ở độ tuổi lao động nhiều hơn số người phụ thuộc. “Thực trạng thay đổi cơ cấu tuổi tạo cơ hội duy nhất về phương diện nguồn nhân lực dồi dào và đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, tạo thêm các cơ hội việc làm cho đội ngũ lao động trẻ”.
Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình còn cho thấy xu hướng gia tăng tỷ lệ giới tính khi sinh. Trong vòng 3 năm qua, tăng từ 110 lên 112 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái, xuất phát từ mong muốn quy mô gia đình nhỏ cùng với tư tưởng truyền thống của các gia đình người Việt. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp tục giám sát thực hiện Pháp lệnh Dân số và Nghị định của Chính phủ về việc nghiêm cấm các hành vi chẩn đoán và lựa chọn giới tính dưới mọi hình thức. Đồng thời, cần tiếp tục cải thiện giáo dục cộng đồng và tăng cường bình đẳng giới để nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội./.
Cải cách giáo dục ở Hàn Quốc  (28/05/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc  (28/05/2009)
Tổng giá trị vốn ODA 5 tháng đầu năm 2009 đạt 1.467,47 triệu USD  (27/05/2009)
Thông cáo số 7 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (27/05/2009)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phát triển nông thôn và xóa đói, giảm nghèo lần thứ 6  (27/05/2009)
Đóng cửa nhà tù Goan-ta-na-mô: Nói dễ, làm khó  (27/05/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay