Xét xử phúc thẩm vụ án gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản ở 178 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội
Tranh tụng tại phiên tòa, hai luật sư Hoàng Cao Sang và Huỳnh Văn Đông đã đưa ra một số luận điểm, luận cứ để bào chữa cho hành vi gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản của các bị cáo. Tuy nhiên, những lý lẽ này của luật sư thiếu tính thuyết phục và không đủ cơ sở để bác lại lời buộc tội của Viện kiểm sát.
Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: căn cứ vào các chính sách quản lý về đất đai, Công ty Cổ phần May Chiến Thắng có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất này và bức tường do công ty xây dựng là thuộc sở hữu của công ty. Mặc dù vậy, các bị cáo dưới sự xúi giục của một số người, bất chấp pháp luật, cho rằng diện tích đất này thuộc quyền sử dụng của Nhà thờ Thái Hà, nên đã cố tình đập phá tường rào của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng. Hành vi nêu trên của các bị cáo đã cấu thành tội "Hủy hoại tài sản" theo quy định tại Điều 143, Khoản 1-BLHS. Do đó, bản án sơ thẩm tuyên bố 7 bị cáo này phạm tội “Hủy hoại tài sản” là có căn cứ và đúng pháp luật.
Về hành vi gây rối trật tự công cộng, Tòa cấp phúc thẩm cho rằng: các bị cáo không chỉ một lần mà rất nhiều lần đến khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng để cùng với hàng trăm người khác cầu nguyện ngày đêm, không đúng quy định của Pháp lệnh về Tôn giáo tín ngưỡng. Bị cáo Nguyễn Thị Nhi còn rủ 6 phụ nữ khác đánh cồng chiêng cổ động cho các giáo dân cầu nguyện tại khu đất trên. Trước đó, trưa 25-1-2008, bị cáo Nhi đã trèo vào tường rào của Trung tâm Văn hóa - UBND quận Hoàn Kiếm ở 42 Nhà Chung và có hành động phá phách, thách thức chính quyền... tham gia cầu nguyện nhằm gây áp lực với chính quyền để đòi đất cho Giáo hội Hà Nội.
Hành vi này của các bị cáo đã gây mất trật tự trị an xã hội, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của bà con nhân dân tại khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng... Vì vậy, Tòa cấp sơ thẩm kết tội 8 bị cáo phạm tội "Gây rối trật tự công cộng" theo quy định tại Điều 245-BLHS là có cơ sở pháp lý và đúng quy định pháp luật.
Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo và giữ nguyên hình phạt đã tuyên tại phiên tòa sơ thẩm. Theo đó, bị cáo Nguyễn Thị Nhi bị tuyên 15 tháng tù treo về tội "Gây rối trật tự công cộng". 7 bị cáo còn lại đều bị kết án về 2 tội "Hủy hoại tài sản" và "Gây rối trật tự công cộng", trong đó bị cáo Dung và Kiện cùng lĩnh 13 tháng tù treo, Việt 12 tháng tù treo. 3 bị cáo: Hợi, Năng và Hùng bị phạt cải tạo không giam giữ từ 12 đến 15 tháng. Riêng Hải bị tuyên phạt cảnh cáo. Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Bản án này đã thể hiện chính sách nhân đạo và khoan hồng của pháp luật, mặc dù trong quá trình xét xử, một số bị cáo đã thể hiện thái độ chống đối, tỏ ý không tôn trọng nội quy phiên tòa. Đặc biệt là bị cáo Ngô Thị Dung tuy đã bị chủ tọa phiên tòa nhiều lần nhắc nhở, nhưng vẫn cố tình làm mất trật tự, buộc Hội đồng xét xử phải yêu cầu áp giải bị cáo Dung ra ngoài phòng xử án, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Sau giờ giải lao, xét bị cáo Dung có thái độ hối lỗi, Tòa đã đồng ý cho phép bị cáo Dung tiếp tục quay trở lại phòng xử án.
Phiên tòa được đảm bảo an ninh trật tự, đúng trình tự, quy định của pháp luật. Hầu hết những người có mặt tại phiên tòa đều đồng tình với phán quyết của Tòa cấp phúc thẩm. Bà Trần Thị Minh Hải (Hiệu trưởng trường mầm non Minh Hải, quận Đống Đa, là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của hành vi gây rối trật tự công cộng của các bị cáo) làm nhân chứng tới dự phiên tòa, cho rằng: Tòa đã xem xét giảm nhẹ hình phạt, cho các bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo… nhưng tiếc là các bị cáo đã không ý thức hết được sự khoan hồng của pháp luật./.
Thông cáo Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XII  (27/03/2009)
Về chính sách đối ngoại của chính quyền Ô-ba-ma  (27/03/2009)
Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (27/03/2009)
Giải ngân 198 triệu USD vốn ODA  (27/03/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên