Nga, U-crai-na và EU đạt thỏa thuận về kiểm soát việc trung chuyển khí đốt
Ngày 11-1, U-crai-na đã ký thỏa thuận ba bên với Nga và Liên minh châu Âu (EU) về thiết lập cơ chế kiểm soát khí đốt quốc tế, mở đường cho việc Mát-xcơ-va nối lại nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu quá cảnh U-crai-na. Trước đó, ngày 10-1, Nga đã ký văn bản này. Đây được coi là chìa khóa bước đầu tháo gỡ cuộc tranh cãi khí đốt giữa các bên liên quan.
Thỏa thuận vừa được ký là kết quả các chuyến đi con thoi giữa Mát-xcơ-va và Ki-ép ngày 10-1 của Thủ tướng Séc Mi-rếc Tô-pô-la-nec, và các cuộc thảo luận "ma-ra-tông" đêm khuya giữa ông với các Thủ tướng Nga và U-crai-na. Thỏa thuận do Nga soạn thảo, cho phép thành lập Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm đại diện Ủy ban châu Âu (EC), các công ty năng lượng, quan chức công ty khí đốt Nga và U-crai-na .
Ủy ban do EU đứng đầu và sẽ kiểm soát các trạm bơm thuộc hệ thống đường ống dẫn khí ở biên giới miền Đông và miền Tây U-crai-na. Ông Tô-pô-la-nec cũng cho biết, Nga sẽ nối lại nguồn cung khí đốt cho châu Âu "ngay sau khi các nhóm làm việc triển khai hoạt động".
Theo ông Tô-pô-la-nec, Ki-ép lúc đầu bác bỏ thỏa thuận này vì lo ngại phía Nga sẽ tiếp cận quá nhiều với hệ thống trung chuyển khí đốt của U-crai-na , nhưng sau đó đã chấp nhận dưới sức ép của EU vì toàn bộ hệ thống năng lượng của tổ chức này có thể sụp đổ các bên không đi đến một thỏa thuận về kiểm soát khí đốt vận chuyển từ Nga qua U-crai-na sang châu Âu.
Nga cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt này từ ngày 7-1 vừa qua sau khi cáo buộc Ki-ép "rút trộm" khí đốt dành cho khách hàng châu Âu, khiến nhiều nước châu Âu rơi vào khủng hoảng thiếu nhiên liệu sưởi ấm giữa những ngày giá rét. Sau các cuộc trao đổi với ông Tô-pô-la-nec ở Mát-xcơ-va Thủ tướng Nga V.Pu-tin khẳng định, Mát-xcơ-va sẽ nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu "ngay sau khi cơ chế kiểm soát có hiệu lực" nhưng sẽ lại cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu nếu Ki-ép tiếp tục "rút trộm".
Trong khi nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu nhiều khả năng sẽ sớm được nối lại, Mát-xcơ-va và Ki-ép vẫn chưa đạt thỏa thuận về giá khí đốt cho năm 2009 và Nga vẫn cắt nguồn cung khí đốt cho U-crai-na. Trở về từ các cuộc đàm phán ngày 10-1 ở Mát-xcơ-va với lãnh đạo Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga, Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Naftogaz của Mát-xcơ-va, ông Ô-lếch Đu-bi-na, cho biết Gazprom tiếp tục yếu cầu bán khí đốt cho Ki-ép với giá 450 USD/1.000 m3 nhưng Ki-ép không chấp nhận. Trước đó, Naftoga đề nghị mức giá 201 USD/1.000 m3, tăng so với giá 179,50 USD/1.000 m3 trong năm 2008. Ông Đu-bi-na cho biết, hai bên sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán về vấn đề này ở cấp cao hơn./.
Hướng phát triển bền vững cho cây chè Thái Nguyên  (11/01/2009)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dự APPF-17  (11/01/2009)
Quốc hội Việt Nam tích cực tham gia IPU  (11/01/2009)
Ông Ba-rắc Ô-ba-ma chính thức trở thành Tổng thống Mỹ  (10/01/2009)
Ngoại thương Việt Nam năm 2008: Đạt cả ba mục tiêu  (10/01/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên