Quốc hội Việt Nam tích cực tham gia IPU
07:48, ngày 11-01-2009
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới- IPU Anders B.Johnsson đánh giá cao sự hợp tác giữa IPU và Quốc hội Việt Nam, cũng như vai trò quan trọng của Quốc hội Việt Nam trong IPU. Quốc hội Việt Nam là một trong 15 thành viên của Ban chấp hành IPU và đây là cơ hội tốt để Quốc hội Việt Nam tiếp tục đóng góp cho IPU. | ||
Chiều 10-1, tại Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Anders B.Johnsson (An-đơ Giôn-xơn), sang thăm Việt Nam và dự Hội thảo "Ngoại giao nghị viện - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam" do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò của IPU, trải qua hơn một thế kỷ hoạt động, đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình dân chủ, hòa bình, hữu nghị và phát triển của nhân loại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, IPU đã có nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, nhằm tăng cường quan hệ giữa nghị viện các nước trên thế giới.
Quốc hội Việt Nam, sau gần 30 năm trở thành thành viên của IPU, đã tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện lớn nhất toàn cầu này, trên cơ sở phù hợp với điều kiện, mong muốn và lợi ích của nhân dân Việt Nam. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn IPU và cá nhân ngài Tổng Thư ký, trong những năm qua đã luôn hợp tác, ủng hộ Quốc hội Việt Nam; mong hoạt động của IPU ngày càng phong phú, hiệu quả hơn nữa và IPU sẽ tiếp tục có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ Quốc hội Việt Nam.
Ngài An-đơ Giôn-xơn cho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính hiện nay, Quốc hội các nước có vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách về kinh tế. IPU sẽ tổ chức một Hội nghị về vấn đề này nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các Quốc hội thành viên và đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ các nước.
Ngài An-đơ Giôn-xơn đánh giá cao sự hợp tác giữa IPU và Quốc hội Việt Nam, cũng như vai trò quan trọng của Quốc hội Việt Nam trong IPU. Hiện nay, Quốc hội Việt Nam là một trong 15 thành viên của Ban chấp hành IPU và đây là cơ hội tốt để Quốc hội Việt Nam tiếp tục đóng góp cho IPU./. |
Ông Ba-rắc Ô-ba-ma chính thức trở thành Tổng thống Mỹ  (10/01/2009)
Ngoại thương Việt Nam năm 2008: Đạt cả ba mục tiêu  (10/01/2009)
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu: Từ cách ứng phó của Ô-xtrây-lia, nghĩ về những gì cần làm cho kinh tế Việt Nam  (10/01/2009)
Ngoại thương Việt Nam năm 2008: Đạt cả ba mục tiêu  (10/01/2009)
Mấy vấn đề cần quan tâm trong mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế  (10/01/2009)
Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng du lịch tiểu vùng Mê kông mở rộng  (10/01/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên