Việt Nam tăng 7 bậc về môi trường kinh doanh
Ngày 26-9, tại Hà Nội, Ngân hàng thế giới (WB) và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) đã công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008. Việt Nam đứng thứ 91/178 nền kinh tế về mức độ thuận lợi trong kinh doanh.
Báo cáo Môi trường kinh doanh được IFC và WB phát hành hằng năm, nhằm đánh giá mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh của một nền kinh tế dựa trên 10 yếu tố: thành lập doanh nghiệp; cấp giấy phép; tuyển dụng và sa thải lao động; đăng ký tài sản; vay vốn tín dụng; bảo vệ nhà đầu tư; đóng thuế; thương mại quốc tế; thực thi hợp đồng và giải thể doanh nghiệp.
Theo Báo cáo, Việt Nam từ vị trí thứ 98 trong Báo cáo năm trước, năm nay đã đứng thứ 91 trên tổng số 178 nền kinh tế. Ông Sin Foong Wong, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam cho rằng: "Con số này không phải là tất cả, điều quan trọng là Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng".
Báo cáo năm nay cho thấy, Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tiếp cận tín dụng bằng việc mở rộng phạm vi tài sản có thể sử dụng để thế chấp. "Bộ Luật Dân sự 2005 và Nghị định 163/2006 về giao dịch bảo đảm đã cho phép doanh nghiệp sử dụng động sản-hiện có và sẽ có trong tương lai, hữu hình và vô hình làm tài sản đảm bảo khỏan vay bằng cách cho phép mô tả loại tài sản và nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp. Việt Nam cũng ban hành Luật chứng khoán quy định rõ hoạt động của thị trường chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán"-Báo cáo ghi.
WB và IFC đánh giá, hai văn bản luật quan trọng trên còn có tác động đến chỉ số giải thể doanh nghiệp, vì đã trao thêm quyền lực cho các chủ nợ qua việc xếp hạng thứ tự ưu tiên của các chủ nợ có đảm bảo cao hơn.
Tiếp cận tín dụng là một trong hai lĩnh vực quan trọng được báo cáo ghi nhận là đã được cải cách mạnh mẽ tại Việt Nam. Lĩnh vực thứ hai là bảo vệ nhà đầu tư. "Việt Nam đã tăng cường bảo vệ nhà đầu tư thông qua việc ban hành Luật Doanh nghiệp mới, trong đó quy định các hoạt động chính của công ty phải có sự tham gia của nhà đầu tư; đồng thời tăng cường yêu cầu công khai thông tin của công ty trong các giao dịch có các bên liên quan và đưa ra quy định về trách nhiệm của giám đốc, thành viên hội đồng quản trị công ty trong việc bảo toàn lợi ích của cổ đông và doanh nghiệp"-Báo cáo ghi.Nhưng Báo cáo nhấn mạnh rằng, chỉ đánh giá mức độ cải cách trong mỗi lĩnh vực chứ không phải hiện trạng của lĩnh vực đó.
Còn phải cố gắng nhiều
Tuy nhiên, bản Báo cáo này cho hay, Việt Nam vẫn xếp hạng thấp trong 3 lĩnh vực là: bảo vệ nhà đầu tư, giải thể doanh nghiệp và đóng thuế.
Cụ thể, theo Báo cáo, Việt Nam nằm trong số những quốc gia bảo vệ nhà đầu tư kém nhất trước sự lạm dụng tài sản doanh nghiệp của giám đốc hay thành viên hội đồng quản trị. "Mặc dù Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp mới đã quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị nhưng chưa có cơ chế thực thi các nghĩa vụ này" -Báo cáo cho biết.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập về giải thể doanh nghiệp. Theo Báo cáo, cơ chế hiện tại cho việc giải quyết các vụ phá sản tại Việt Nam thường khó khăn và mất thời gian. Chẳng hạn, một trường hợp phá sản tại Việt Nam có thể mất 5 năm mà doanh nghiệp chỉ thu hồi lại được 18% nợ. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp giải thể theo đúng những quy định và thủ tục chính thức.
Về đóng thuế, vẫn theo Báo cáo, doanh nghiệp ở Việt Nam mất khá nhiều thời gian thực hiện các nghĩa vụ thuế. Tính trung bình, doanh nghiệp mất 1.050 giờ, tương đương 130 ngày làm việc để hoàn thành các thủ tục liên quan đến đóng thuế.
Ba lĩnh vực trên của Việt Nam chỉ xếp ở các mức tương ứng là thứ 165, 121 và 128 trên tổng số 178 nền kinh tế thế giới.
Theo báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008, Singapore dẫn đầu 178 nền kinh tế về mức độ thuận lợi trong kinh doanh - đây là lần thứ 2 liên tiếp Singapore xếp vị trí này; tiếp đến là New Zealand, Hoa Kỳ... Với việc đứng thứ 91 trong 178 nền kinh tế về mức độ thuận lợi trong kinh doanh, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan (xếp hạng 15) và Malaysia (xếp hạng 24), còn đứng cao hơn Indonesia (xếp hạng 123), Philippines (xếp hạng 133), Campuchia (xếp hạng 145), Lào (xếp hạng 164) và Timor-Lester (xếp hạng 168). |
Việt Nam đầy tiềm năng và phát triển năng động  (27/09/2007)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn Nhật báo Phố Wall (Mỹ)  (27/09/2007)
Về triết lý giáo dục Việt Nam  (26/09/2007)
Tạo lập một “tâm quyển” cho sự phát triển bền vững của đất nước  (26/09/2007)
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS  (26/09/2007)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên