Nhiên liệu hay lương thực?
Thiên tai làm mùa màng thất bát. Khí hậu trái đất nóng lên làm giảm năng suất trồng lúa, trong khi nhu cầu lương thực của thế giới ngày một tăng cao. Sự lên ngôi của nhiên liệu sinh học trong bối cảnh giá dầu phi mã khiến rất nhiều loại cây lương thực được trồng để làm năng lượng chứ không phải để phục vụ nhu cầu lương thực của con người. Nhiên liệu hay lương thực? Nông nghiệp hay công nghiệp? Đây là bài toán chưa dễ có câu trả lời.
Cuộc khủng hoảng lương thực đang đẩy thế giới đứng trước lựa chọn khó khăn, giành đất cho nông nghiệp hay phát triển công nghiệp. Đau đầu nhất trước câu hỏi này là các nước đang phát triển, nơi mà đất dành cho nông nghiệp vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong quỹ đất của các nước này nhưng ngày càng bị thu hẹp do chủ trương chuyển dịch bớt đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp hay các khu đô thị sầm uất.Không thể phủ nhận cái được mà các khu công nghiệp, đô thị hóa mang lại. Từ những mảnh đất ít sinh lời, các cánh đồng trước kia đã chuyển mình thành các khu mua sắm hay các khu công nghiệp sản xuất hàng điện tử mang lại những khoản lợi nhuận bạc tỉ. Đó là những lợi ích có thể nhìn thấy ngay. Nhưng mặt trái của nó, để nhận ra sẽ phải mất nhiều thời gian hơn. Các mặt trái sẽ được hiện ra khi việc chuyển đổi đất nông nghiệp tiến hành trên diện rộng, quá nhanh và quá mạnh. Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay có một phần căn nguyên từ thực tế đó.
Một trong những ví dụ được nhắc đến nhiều là Phi-líp-pin. Từ một nước xuất khẩu gạo từ những năm 70 của thập kỷ trước, là nơi đặt trụ sở chính của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, nay nước này đã trở thành nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân hàng đầu chính là việc Phi-líp-pin đã biến các cánh đồng lúa thành các khu nghỉ dưỡng, các sân golf.
Một sự lựa chọn khác cũng không kém phần khó khăn. Trồng cây lương thực để lấy lương thực hay nhiên liệu. Sự ưu việt của nhiên liệu sinh học thì đã được chứng minh rõ ràng. Nhiên liệu sinh học sạch hơn, rẻ hơn và sẵn có hơn. Nó sạch hơn vì không thải ra môi trường những khí thải gây ô nhiễm. Nó rẻ hơn vì giá thành sản xuất thấp hơn so với việc khai thác các nhiên liệu hóa thạch. Nó sẵn có hơn vì con người có thể trồng ra được thay vì bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch phải hàng triệu năm mới hình thành và đang ngày càng cạn kiệt và dần khan hiếm.
Trong bối cảnh giá dầu đang liên tiếp lập những kỷ lục mới, nhiên liệu sinh học lại trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Hai nước sản xuất nhiên liệu sinh học hàng đầu thế giới là Mỹ và Bra-xin đều đang phấn đấu tăng mạnh sản lượng ê-ta-nôn. Với Bra-xin là tăng gấp đôi trong vòng 8 năm. Với Mỹ kế hoạch còn to lớn hơn. Đó là tăng mức sử dụng nhiên liệu sinh học lên mức 112 tỉ lít mỗi năm từ nay đến năm 2022. Nhiều nước trên thế giới cũng đang có kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất nhiên liệu sinh học để đáp ứng từ 10 đến 20% nhu cầu tiêu thụ của ngành giao thông vận tải. Ấn Độ đang đẩy mạnh việc sản xuất ê-ta-nôn. Nhật Bản thì muốn nhập khẩu nhiều hơn các loại nhiên liệu sinh học, trong khi Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a sẵn sàng trở thành những nhà cung cấp hàng đầu thế giới loại dầu diezen sản xuất từ dầu cọ.
Nhiên liệu sinh học với hai loại chính là ê-ta-nôn và dầu diezen sinh học được sản xuất chủ yếu từ ngô, mía, tiếp đó là lúa mỳ, đậu nành và các loại hạt có dầu. Tại nước sản xuất ê-ta-nôn lớn nhất thế giới là Mỹ, hiện ¼ sản lượng ngô là dùng để sản xuất ê-ta-nôn, từ mức 12 triệu tấn năm 2000 lên tới 85 triệu tấn năm 2007. Đây là hệ quả của chính sách trợ giá đầy hào phóng mà Chính phủ Mỹ dành cho hoạt động sản xuất ê-ta-nôn với hơn 200 khoản trợ giá khác nhau, chỉ giá tới 7 tỉ đô la mỗi năm.
Nhưng phát triển nhiên liệu sinh học cũng đang đồng nghĩa với việc tăng sức ép lên thị trường lương thực. Trong năm 2007 vừa qua, lượng ngô và lúa mỳ sử dụng trong các nhà máy tinh chế ê-ta-nôn đã tăng 34% so với năm trước đó. Chỉ riêng lượng ngô cho chương trình ê-ta-nôn của Mỹ đã tương đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), việc đổ xô vào sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ đẩy giá ngô tăng lên 20% năm 2010 và tăng 41% vào năm 2020. Viện Chính sách nghiên cứu lương thực thế giới đưa ra con số còn báo động hơn. Đó là sự chuyển hướng toàn cầu sang nhu cầu sinh học có thể đẩy giá lương thực tăng thêm 80%. Theo Báo cáo của Liên hợp quốc sản lượng lương thực đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, và được dự báo sẽ còn tăng gấp đôi trong 4 năm tới.
Các cường quốc về nhiên liệu sinh học đều có lý do để bảo vệ chương trình năng lượng của mình, nhưng có một con số so sánh không thể bỏ qua là lượng lương thực để sản xuất luợng nhiên liệu dùng cho một chiếc xe ôtô, tương đương với lượng lương thực đủ nuôi sống một người trong vòng một năm./.
Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm chỉ tiêu tăng trưởng xuống 7%  (23/04/2008)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm Lào  (23/04/2008)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm Lào  (23/04/2008)
Mục lục và tóm tắt Chuyên đề cơ sở số 16 (4-2008)  (22/04/2008)
Chuyện nhỏ?  (22/04/2008)
Chuyện nhỏ?  (22/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên