Khai mạc Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
TCCS - Ngày 18-1-2022, tại nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 7.
Về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Dự án luật này đã được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 2. Đại đa số đại biểu Quốc hội đồng tình và đánh giá cao dự án luật được Chính phủ trình, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ lưỡng. Cơ quan thẩm tra đã nhiều lần làm việc với cơ quan chủ trì soạn thảo.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội dự kiến diễn ra vào tháng 5-2022 xem xét và biểu quyết thông qua. Tại Phiên họp thứ 7, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét đề nghị bổ sung dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Về công tác giám sát, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo định kỳ của Ban Dân nguyện về công tác dân nguyện của Quốc hội. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài từ số vốn chưa phân bổ và điều chỉnh, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho danh mục dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 2); xem xét, quyết định việc thực hiện trang phục xét xử của hội thẩm nhân dân; xem xét Đề án sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong và biên chế của Văn phòng Quốc hội. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Với sự điều hành của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 và được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ với 268 lượt ý kiến, thảo luận tại hội trường với 34 lượt ý kiến và 8 ý kiến gửi bằng văn bản. Đa số các ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo luật. Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Xã hội đã phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu ý kiến của đại biểu Quốc hội; gửi công văn đề nghị ban soạn thảo phối hợp tiếp thu, giải trình chỉnh lý dự thảo luật trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội; tổ chức các cuộc làm việc với các cơ quan có liên quan, tổ chức lấy ý kiến tại địa phương, tổ chức rà soát, chỉnh lý dự án luật...
Tại phiên họp, đã có 7 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu ý kiến, trong đó có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội nêu cụ thể về cách làm, nội dung để có sự thống nhất cao, bảo đảm chất lượng việc sửa đổi luật lần này. Các đại biểu đã thảo luận về tiêu chuẩn, các danh hiệu thi đua, thẩm quyền đề xuất khen thưởng, hồ sơ khen thưởng, lĩnh vực khen thưởng trong khu vực tư nhân, doanh nghiệp, vấn đề khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách, khung hướng dẫn chung… Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề mà các đại biểu nêu ra.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động của Ủy ban Xã hội, có sự phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra với ban soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các bộ, ngành liên quan, cần xác định sửa luật lần này là việc làm rất khó, rất quan trọng nên được lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm.
Nhìn chung các ý kiến phát biểu đồng tình có hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, theo hướng giới hạn về phạm vi, cao hơn về yêu cầu nhưng không cao hơn đối với khen thưởng của quân đội. Về vấn đề tổng kết khen thưởng thành tích kháng chiến, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm báo cáo các cấp có thẩm quyền trong quý I-2022.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ có báo cáo giải trình, tiếp thu bằng văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời nêu rõ, nếu cần thiết các cơ quan hữu quan có thể tổ chức hội nghị xin ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên trách để lấy ý kiến thêm.
Ủy ban Xã hội của Quốc hội tiếp tục chủ động phối hợp với ban soạn thảo, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ, thấu đáo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục tổ chức tọa đàm, hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi để bảo đảm chất lượng dự án luật để trình tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV, dự kiến vào tháng 5-2022./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp và hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh  (09/01/2022)
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Kịp thời quyết định vấn đề cấp bách để phục hồi kinh tế - xã hội  (04/01/2022)
Bế mạc Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (21/12/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Ấn Độ  (19/12/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam