Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2020
TCCS - Ngày 27-11-2020, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest 2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có buổi đối thoại với các nhà đầu tư, chuyên gia, thanh niên khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung vào 4 nhóm vấn đề: Chính sách tài chính cho khởi nghiệp; chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, cơ hội và vai trò của thanh niên khởi nghiệp; nguồn nhân lực chất lượng cao; hệ sinh thái thanh niên khởi nghiệp - thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
Trao đổi tại phiên đối thoại, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam chưa hoàn thiện và còn nhiều khó khăn. Mặc dù số lượng và chất lượng khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam tăng lên, nhưng so với các nước trong ASEAN, Việt Nam còn nhiều trở ngại về cơ chế, thiếu nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn, vì vậy, các thành viên Chính phủ phải có trách nhiệm trả lời, với tinh thần “mở ra” chứ không “trói vào” để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nằm ở trong nước, chứ không "chảy máu" ra nước ngoài. Do đó, cần tạo môi trường tốt nhất cho khởi nghiệp sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp để Việt Nam trở thành một quốc gia đổi mới sáng tạo, quốc gia khởi nghiệp.
Trước câu hỏi về chính sách thu hút du học sinh về khởi nghiệp hay cách giải quyết khó khăn về nguồn nhân lực trong thời kỳ dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, Chính phủ ưu tiên mua sắm các sản phẩm công nghệ, mua sắm những giải pháp có tính đổi mới sáng tạo, ưu tiên dùng hàng “Make in Vietnam”. Vì vậy, nói đến chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, đầu tiên là vướng về chính sách, tức là chưa có thể chế. Việc đầu tiên Nhà nước làm là chuyển đối số cho các mô hình kinh doanh mới và hiện Chính phủ đã có chủ trương về sandbox (cơ chế thử nghiệm chính sách mới), các doanh nghiệp liên quan đến công nghệ số hãy coi Bộ Thông tin và Truyền thông là “cơ chế một cửa” ra được sandbox, là đầu mối duy nhất cho các doanh nghiệp công nghệ số. Bộ trưởng cũng cho biết, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Trung tâm xây dựng chính sách cho công nghệ 4.0, cho các mô hình kinh doanh mới, chính thức vận hành vào năm 2021. Nếu chúng ta vướng vào chính sách mới mà thế giới chưa có, trung tâm này sẽ đứng ra giải quyết.
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2018 trong chuỗi sự kiện Techfest Việt Nam. Từ sau Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018, nhiều chính sách đã được các bộ, ngành tiếp thu và điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh đó là hàng loạt các chương trình của Chính phủ và các bộ, ngành thông qua các đề án quốc gia nhằm hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng ban hành Đề án: “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019 - 2022” nhằm kiến tạo môi trường, động lực mạnh mẽ để các lực lượng thanh niên Việt Nam ra sức sáng tạo khởi nghiệp, chung tay đưa Việt Nam thật sự trở thành quốc gia khởi nghiệp. Ngoài ra, các địa phương cũng tích cực ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình hành động nhằm hỗ trợ khởi nghiệp nói chung và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng; đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các thương vụ đầu tư mạo hiểm.
Kết luận buổi đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, cách đây 2 năm, khi dự ngày hội khởi nghiệp và tìm kiếm từ khóa “khởi nghiệp” có 13,4 triệu, thì nay chỉ trong 0,54 giây tìm kiếm đã có 20,7 triệu kết quả được tìm thấy, cho thấy tinh thần khởi nghiệp được lan tỏa mạnh mẽ, ở nhiều lứa tuổi. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, cần xem sáng tạo là tài nguyên mới để khai thác, là tài nguyên vô tận của hơn 100 triệu người dân Việt Nam trong nước và người Việt ở nước ngoài. Do đó, phải xem con người là trung tâm sáng tạo, bởi người Việt Nam có đầy đủ năng lực sáng tạo, nên hãy cùng ươm mầm ước mơ và hiện thực hóa khát vọng.
“Những lúc khó khăn thì lửa thử vàng gian nan thử sức”, Thủ tướng nói. Với những nút thắt và khó khăn hiện nay, Chính phủ sẽ quan tâm tháo gỡ các vướng mắc, xem xét hỗ trợ khởi nghiệp là ưu tiên hàng đầu, có phương án hỗ trợ thiết thực, xây dựng cơ chế tài chính, phát huy vai trò quỹ đầu tư tư nhân nghiên cứu huy động vốn khởi nghiệp, trong đó có quỹ đầu tư khởi nghiệp./.
Trung Duy (tổng hợp)
Lễ Khai mạc Hội chợ và Hội nghị thượng đỉnh thương mại - đầu tư Trung Quốc - ASEAN lần thứ 17  (28/11/2020)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự phiên thảo luận thứ hai Hội nghị thượng đỉnh G20  (23/11/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển