Thủ tướng yêu cầu phát động sâu rộng các phong trào thi đua, tập trung vào những nhiệm vụ cấp bách
TCCS - Ngày 20-2-2020, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã chủ trì phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2019, những nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến tình hình dịch bệnh COVID-19 và công tác phòng, chống dịch. Ngay trong Tết, Thủ tướng đã có cuộc họp với các cấp, các ngành, đưa ra những chủ trương mạnh mẽ, quyết liệt, toàn diện, trong đó nêu rõ tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc. Với tinh thần và quyết tâm cao như vậy, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh ngay tại cơ sở, được nhân dân đồng thuận, ủng hộ. Cả nước có 16 ca nhiễm thì đến nay, đã chữa khỏi, xuất viện 14 người, trong đó có em bé 3 tháng tuổi. Công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả, gồm cả công tác phát hiện, điều trị, công tác nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao.
Không chỉ thực hiện mục tiêu chống dịch, Thủ tướng cho biết, chúng ta còn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để giữ nhịp độ tăng trưởng, ổn định đời sống nhân dân. Thực hiện mục tiêu kép là vấn đề rất khó nhưng chúng ta quyết tâm chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó, không khí sản xuất, kinh doanh làm ăn, đi lại đã trở lại nhịp độ khá tốt thời gian gần đây, dù có ảnh hưởng nhưng không có tình trạng những công việc bình thường bị ngưng trệ, đầu tư vẫn được tiếp tục. Việc phát động các phong trào thi đua yêu nước là rất cần thiết để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra năm 2020.
Theo báo cáo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, trong năm 2019, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng, đã phát động thực hiện hiệu quả nhiều phong trào thi đua trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 4 phong trào nòng cốt. Đó là phong trào: “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến và tổng kết 10 năm thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011 - 2020, phát động phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025; tiếp tục tổ chức các phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”; phát động phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không ai bị bỏ lại phía sau”...
Một số ý kiến tại cuộc họp đề nghị, ngoài kịp thời khen thưởng các y, bác sĩ, những người trực tiếp trong phòng, chống dịch COVID-19 thì cũng cần kịp thời khen thưởng các cơ quan truyền thông, nhất là các phóng viên trực tiếp tác nghiệp, đưa tin, bài về dịch.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, ghi nhận rằng các phong trào thi đua đóng góp trực tiếp vào kết quả vượt mức, toàn diện của đất nước trong năm 2019, mang lại niềm tin cho nhân dân với Đảng, Nhà nước, nâng cao tiềm lực kinh tế, đời sống của nhân dân, uy tín quốc tế của Việt Nam...
Nhắc lại tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Thủ tướng đã kịp thời chỉ đạo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương khen thưởng các y, bác sĩ trực tiếp điều trị, đội bay 919 và những y, bác sĩ từ Việt Nam sang Vũ Hán đón các công dân Việt Nam về nước. Có 20 bằng khen của Thủ tướng đã được trao cho các cá nhân, tập thể.
Nét nổi bật của công tác thi đua yêu nước là gắn với phong trào cách mạng, thiết thực, phong phú hơn, đóng góp vào xây dựng một dân tộc tự cường. Qua các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, nhân tố mới, hàng vạn sáng kiến, giải pháp hữu ích, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy vậy, Thủ tướng cũng nêu ra không ít những tồn tại trong công tác thi đua - khen thưởng. Trong đó, phong trào thi đua ở một số nơi hiệu quả chưa cao, còn hình thức, chưa thường xuyên được kiểm tra, đôn đốc. Theo Thủ tướng, việc tuyên truyền các phong trào thi đua, biểu dương nhân rộng điển hình tiên tiến chủ yếu được tập trung vào các đợt cao điểm, chưa “đột kích” vào những tồn tại mà người dân quan tâm. Việc thông qua phong trào thi đua và khen thưởng để phát hiện những tấm gương xuất sắc trong công nhân, lao động chưa tạo được chuyển biến đồng đều ở các cấp, địa phương và cơ sở. Tổ chức, cán bộ làm công tác thi đua - khen thưởng ở một số bộ, cơ quan chưa ổn định, chưa chuyên nghiệp, có 24 tỉnh không có thành viên là cựu chiến binh.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các phong trào thi đua phải bám vào phương châm 12 chữ của Chính phủ là: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”, nhất là năm 2020 có nhiều sự kiện hết sức quan trọng của đất nước, trong đó có đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Thủ tướng chỉ đạo việc tổ chức phát động và khẩn trương tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các phong trào thi đua. Các địa phương có trách nhiệm phát động các hoạt động thi đua cao điểm, nước rút, tập trung vào các nhiệm vụ cấp bách.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và những giải pháp quyết liệt đã đem lại hiệu quả, nhưng không được chủ quan. Mặt khác, phải bảo đảm thực hiện mục tiêu kép là phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định xã hội, không để dịch gây đình trệ sự phát triển. Đây là nhiệm vụ mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục thực hiện phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, trong đó tập trung vào cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương để phục vụ nhân dân; tiếp tục triển khai phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", tập trung vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Thủ tướng cũng yêu cầu Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tham mưu, tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X để đại hội thực sự biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến toàn quốc, kết tinh của phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua, qua đó phát động sâu rộng, mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021 - 2025.
Đánh giá cao vai trò của các cơ quan truyền thông, Thủ tướng cho rằng, công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng tấm gương điển hình tiên tiến có bước chuyển biến rõ nét, trong đó có nhiều tấm gương điển hình xả thân quên mình vì đất nước, những mô hình giảm nghèo, khởi nghiệp thành công.... Do đó, Thủ tướng yêu cầu phải làm tốt hơn công tác này thời gian tới, đẩy lùi cái ác, cái xấu, đặc biệt là một số biểu hiện thiếu niềm tin trong xã hội./.
Linh Anh (tổng hợp)
Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (19/02/2020)
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội  (16/02/2020)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chống dịch viêm đường hô hấp cấp quyết liệt nhưng không hoang mang, dao động, không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội  (06/02/2020)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng; 70 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc  (02/02/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam