Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 8 đến ngày 14-2-2010)
Nhân dịp Xuân Canh Dần, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm và chúc Tết tại một số địa phương, bộ, ngành: Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Bệnh viện Bạch Mai; Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam... Ngày 10-2-2010, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII họp phiên thứ 28
Ngày 9-2-2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ 28, xem xét, thông qua Nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2010 và nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011), cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ VII, Quốc hội khóa XII. Theo đó, bổ sung dự án Luật đầu tư công và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội chủ trương đầu tư; các dự án Luật tiếp cận thông tin, Luật biển Việt Nam, Luật cơ yếu; các dự án luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII và năm 2010; bổ sung vào Chương trình sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đất đai, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Tại phiên họp lần này, Văn phòng Quốc hội đã nghe và thảo luận Tờ trình về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Theo đó, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 là 35 ngày.
3. Hội nghị liên ngành tổng kết 2 năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009
Ngày 9-2-2010, Hội nghị liên ngành tổng kết 2 năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 đã khai mạc tại Hà Nội. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì Hội nghị. Tại Hội nghị, các bộ, ngành nhất trí cho rằng, Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an, đạt được các mục tiêu đề ra, giữ vững độc lập, tự chủ, đóng góp tích cực, xây dựng và có trách nhiệm vào việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế, qua đó góp phần nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam, thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Đây là sự kiện đối ngoại lớn của đất nước năm 2009, góp phần triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng X, đồng thời đóng góp về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho công tác đối ngoại trong thời gian tới.
4. Ký hợp đồng gói thầu xây lắp số 2, Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 9-2-2010, tại Hà Nội, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cùng với Liên danh nhà thầu Tekken - Yokogawa - Thanglong - Marubeni tổ chức ký hợp đồng gói thầu xây lắp số 2 Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những gói thầu xây lắp chính của Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, có tổng trị giá là 3,3 tỉ yên và trên 410 tỉ đồng. Công trình bao gồm xây dựng 10 cầu đường sắt, trong đó có cầu Phò Trạch, Truồi, Thừa Lưu, Nam Ô, Bầu Sầu, Châu Lâu, Bầu Thinh, Tam Kỳ, An Tân, với tổng chiều dài gần 1.500m, gần 6.500m đường hai bên đầu cầu và các công trình liên quan. Dự kiến, thời gian thực hiện xây dựng gói thầu là 30 tháng và bắt đầu triển khai thi công vào ngày 1-4-2010. Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), nay là Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với tổng giá trị gần 20 tỉ yên và ngân sách nhà nước. Dự án sẽ có 44 cầu đường sắt, một ga Ninh Bình và một số hạng mục liên quan được đầu tư xây dựng.
5. Ký Hợp đồng EPCI nhằm phát triển mỏ Đại Hùng trị giá 65 triệu USD
Ngày 9-2-2010, tại Hà Nội, Công ty PVEP Đại Hùng (đơn vị được chủ đầu tư là PVEP ủy quyền thực hiện) và Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) ký Hợp đồng EPCI thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt, đấu nối, vận hành thử giàn dầu giếng WHP-DH2 và cải hoán ngoài khơi giàn khoan bán chìm FPU-DH1 nhằm phát triển mỏ Đại Hùng. Theo Hợp đồng này, Vietsovpetro sẽ thực hiện xây dựng mới giàn DH2 có khối thượng tầng nặng 1.064 tấn, khối chân đế nặng 4.832 tấn, 2.000 tấn ống cọc và cải hoán ngoài khơi giàn DH1 để kết nối giàn DH2 về giàn DH1. Tổng giá trị hợp đồng là 65 triệu USD. Dự án phát triển mỏ Đại Hùng triển khai xây dựng mới 1 giàn đầu giếng DH2 tại Lô 05-1 nằm ngoài khơi thềm lục địa phía Nam Việt Nam, thuộc bể Nam Côn Sơn, có độ sâu nước biển 110m, cách bờ biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 265km, với mục tiêu khai thác các giếng khu vực phía Nam vào năm 2011 (sản lượng 18.000 thùng/ngày). Thời điểm cho dòng dầu đầu tiên dự kiến vào ngày 2-9-2011. Đây là dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với PVEP nói riêng và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói chung, khẳng định năng lực và sự trưởng thành của PVEP trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, đặc biệt là ở vùng nước sâu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
6. Chuyến tàu đầu tiên của Việt Nam cập vịnh Vân Phong năm 2010
Ngày 11-2-2010, Tàu Vân Phong I, quốc tịch Việt Nam chở gần 100.000 tấn dầu diezel cập vịnh Vân Phong (Khánh Hoà) an toàn. Đây là con tàu chuyên dụng chở dầu của Việt Nam được Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đầu tư hơn 47 triệu USD lần đầu tiên thực hiện chở dầu về Việt Nam, thay cho phải thuê tàu của nước ngoài như mọi năm, giảm chi phí lớn. Đây cũng là chuyến tàu dầu đầu tiên tới vịnh Vân Phong trong năm 2010. Với gần 100.000 tấn dầu, chuyến tàu này đã nộp ngân sách gần 300 tỉ đồng. Được biết, trong năm 2009, đã có 9 chuyến tàu trung chuyển dầu qua vịnh Vân Phong, thu ngân sách gần 2.000 tỉ đồng./.
*** Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 1 đến ngày 7-2-2010)
Giới thiệu chính sách mới số 196  (22/02/2010)
Công tác tôn giáo của tỉnh Đồng Nai  (21/02/2010)
Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở hiện nay  (21/02/2010)
Quảng Nam: Muốn làm tốt công tác dân vận, phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận từ cơ sở  (20/02/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên