Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 13-9 đến ngày 19-9-2010)
TCCSĐT –
Sáng 13-9-2010, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 34. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp. Nội dung phiên họp tập trung vào các nhóm vấn đề: công tác xây dựng luật pháp, giám sát; cho ý kiến về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XII và về định mức phân bổ Ngân sách Nhà nước áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015; nghe báo cáo về việc chuẩn bị và tổ chức Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31(AIPA 31).1. Phiên họp thứ 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Từ ngày 13 đến ngày 18-9, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên họp thứ 34, tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.Tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo về việc chuẩn bị Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 (AIPA-31) và cho ý kiến vào 7 dự án Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Thủ đô, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố cáo, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân… Trong đó, có 5 dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 tới, gồm: Luật Thủ đô, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật Tố cáo, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Phòng, chống mua bán người. Ngay sau phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách từng lĩnh vực, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các ban, viện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, khẩn trương triển khai các quyết định, kết luận tại phiên họp này đồng thời tích cực chuẩn bị cho phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
2. "Những ngày Việt Nam tại Nga - 2010"
Từ ngày 14 đến ngày 19-9, tại Liên bang Nga đã diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ "Những ngày Việt Nam tại Nga - 2010", với những hoạt động như: Hội chợ -triển lãm hàng hóa thực phẩm và đồ uống quốc tế lần thứ 19, thu hút sự tham gia của 1250 công ty và doanh nghiệp của 57 nước trên thế giới và 43 khu vực thuộc Nga, trong đó, Việt Nam tham dự với khoảng 40 công ty doanh nghiệp; Đêm nghệ thuật “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn”; Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Liên Bang Nga: "Đối tác chiến lược - Hợp tác toàn diện"; Triển lãm ảnh Việt Nam, đất nước, con người; Chương trình Gala dinner (ca, múa, nhạc dân tộc, nghệ thuật ẩm thực Việt Nam); Triển lãm tranh nghệ thuật “Thành phố rồng bay - 1000 năm Thăng long -Hà Nội”; Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Liên Bang Nga và Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam tại châu Âu lần thứ 5. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một triển lãm chuyên đề tại Nga với các mặt hàng thủy - hải sản và nông - lâm sản chế biến nhằm giới thiệu với các đối tác Nga cùng nhiều nước trên thế giới những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh, góp phần thúc đẩy hàng hóa Việt Nam tiếp cận và chiếm lĩnh các thị trường trên thế giới. Chương trình "Những ngày Việt Nam tại Nga - 2010" không chỉ giúp các doanh nghiệp của hai nước tiếp xúc gần gũi và thường xuyên với nhau hơn, mà còn nhằm mục tiêu tăng cường tình hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa nhân dân, các doanh nghiệp và các bộ - ngành của hai nước, góp phần làm cho hai nước chúng ta xích lại gần nhau hơn và hợp tác ngày càng hiệu quả hơn trong tất cả những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh và đều quan tâm.
Cũng tại Mát-xcơ-va, trong hai ngày 18 và 19-9, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu lần thứ 5 với chủ đề "Liên kết - Chia sẻ - Thành công" đã được tổ chức. Diễn đàn là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, bàn các biện pháp phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đầu tư tại các nước sở tại cũng như về Việt Nam. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài nghiên cứu, cập nhật các thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở quê nhà thông qua đối thoại với đại diện các bộ, ngành và cơ quan trong nước có mặt tại đây. Trong khuôn khổ Diễn đàn, Bộ Công thương đã tổ chức chương trình "Vinh danh doanh nhân Việt Nam tiêu biểu tại châu Âu".
3. Việt Nam và Trung Quốc tổ chức Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 2
Ngày 15-9, Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 2 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc đã diễn ra tại Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Tại Hội nghị, các đại biểu đã đánh giá tình hình hợp tác phòng, chống tội phạm thời gian qua, thống nhất phương hướng, biện pháp hợp tác trong thời gian tới. Hội nghị nêu rõ, trong thời gian qua, hai bên đã tổ chức nhiều khoá đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ, chuyên gia hai nước tham dự các chuyên đề như khoa học hình sự, phòng chống ma túy và tiền giả. Công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, buôn bán ma túy, buôn người giữa hai bên, đặc biệt là khu vực biên giới, ngày càng sâu rộng. Hai bên khẳng định, tình hình tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực biên giới chung bước đầu đã được kiểm soát, an ninh, trật tự biên giới cơ bản được giữ vững, góp phần thiết thực xây dựng đường biên giới Việt - Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển. Hai bên chủ trương tiếp tục duy trì và thực hiện trao đổi thông tin tội phạm, cụ thể hóa các nội dung hợp tác, tăng cường công tác đào tạo và trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tăng cường giao lưu văn hóa và thể thao. Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ nhất giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc được tổ chức vào tháng 12-2008. Hội nghị đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác song phương, góp phần củng cố tinh thần đoàn kết, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
4. Thủ tướng Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
Từ ngày 15 đến 17-9, nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn (Buasone Bouphavanh) thăm chính thức nước ta. Tại buổi hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, kể cả trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Hai Thủ tướng nhất trí hai bên tiếp tục trao đổi đoàn các cấp, tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt - Lào; khẳng định quyết tâm sớm hoàn thành xây dựng Chiến lược hợp tác Việt – Lào giai đoạn 2011-2020 và Hiệp định hợp tác song phương giai đoạn 2011-2015, đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, du lịch, giao thông, y tế, nông nghiệp, thủy điện, bưu chính viễn thông, trồng cây công nghiệp, khai khoáng… Hai bên phối hợp đưa các biện pháp thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỉ USD vào năm 2015. Hai Thủ tướng cũng bày tỏ quyết tâm phấn đấu hoàn thành phân giới cắm mốc vào năm 2014; tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh, trật tự và khuyến khích các dự án đầu tư phát triển khu vực biên giới.Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn đã chứng kiến lễ ký Hiệp định vận chuyển hàng không giữa hai nước, Nghị định thư tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới và Bản ghi nhớ khai thác vận tải hàng không.
Sáng 16-9, tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) về phát triển nguồn nhân lực. Với chủ đề "Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy việc làm, thực hiện tăng trưởng bao dung", đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu, đã tham gia Hội nghị và có bài phát biểu về "Hệ thống an sinh xã hội ứng phó với suy thoái toàn cầu". Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới đã chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, qua đó giúp chúng ta thấy được vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và khả năng ứng phó của hệ thống an sinh xã hội trong quá trình phát triển kinh tế và bảo đảm an toàn xã hội. Bộ trưởng nêu rõ: "Từ thực tế đã và đang diễn ra ở các nền kinh tế, tại hội nghị này chúng ta sẽ xem xét một cách toàn diện hơn, tìm ra những bài học kinh nghiệm tốt nhất để chia sẻ, học hỏi lẫn nhau và vận dụng một cách sáng tạo, tuân thủ những nguyên tắc chung nhưng phù hợp với trình độ phát triển, khả năng, đặc thù của mỗi nền kinh tế. Ðể hạn chế được những tiêu cực, cần xây dựng một hệ thống chính sách kinh tế, xã hội đồng bộ, tích cực và linh hoạt, trong đó nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đồng thời mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội".
7. Chương trình “Trung thu 2010: Sắc màu Việt - Trung” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Nhân dịp Tết Trung thu, từ ngày 17 đến 19-9, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng các dân tộc Vân Nam và Viện Kinh kịch Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức chương trình "Trung thu 2010: Sắc màu Việt - Trung". Chương trình Trung thu năm nay tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có nội dung phong phú và bổ ích cho nhiều đối tượng du khách khác nhau. Đây là cơ hội để các em có dịp vui chơi với nhiều trò chơi và đồ chơi dân gian, vừa chứa đựng yếu tố văn hoá, vừa có tính giáo dục, rèn luyện và giải trí; khám phá những nét tương đồng hay khác biệt trong văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua các nội dung trình diễn phong phú. Bên cạnh trình diễn múa lân - sư tử, múa rối nước và hát bội của Việt Nam, những sắc thái Trung Quốc cũng được thể hiện qua biểu diễn kinh kịch, tô vẽ mặt nạ kinh kịch, nghệ thuật cắt giấy, làm đèn lồng, làm con giống bằng vải.Cùng với phần giới thiệu và hướng dẫn các trò chơi dân gian của cả hai nước như kéo co, đánh quay, bịt mắt bắt dê, đi goòng..., du khách có cơ hội chơi và thi đấu (có thưởng) các trò chơi Trung Quốc như: nhảy vòng tròn một chân, trộm kho báu, sao đi qua mặt trăng, đuổi bắt quanh gốc cây, thi chạy trong những tư thế khác nhau… Thông qua phần trình diễn ẩm trà, du khách có thể cảm nhận, trải nghiệm nét riêng biệt trong cách pha trà và uống trà (dòng trà Pu’er) của người Trung Quốc ở vùng Vân Nam.
8. Khai trương Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam
An Giang với mô hình "liên kết bốn nhà" trong bao tiêu lúa Nhật cho nông dân  (21/09/2010)
An Giang với mô hình "liên kết bốn nhà" trong bao tiêu lúa Nhật cho nông dân  (21/09/2010)
Việt Nam đạt thành tựu ấn tượng nhất về giảm nghèo  (21/09/2010)
Tiến triển mới trong quan hệ quân sự Nga – Mỹ  (21/09/2010)
Liên hợp quốc bác kháng thư sai về nhân quyền ở Việt Nam  (21/09/2010)
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khoá XVII  (21/09/2010)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay