Lễ Công bố Quyết định "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam"
17:04, ngày 20-04-2009
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
dự buổi lễ - Ảnh: Chinhphu.vn |
Tối 19-4, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã long trọng tổ chức Lễ công bố “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em trên cả nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tới dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, đại biểu nhân sĩ trí thức, già làng, trưởng bản tiêu biểu đại diện cho 54 dân tộc anh em cùng hàng vạn đồng bào về hội tụ, giao lưu trong niềm vui chung chào mừng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”.Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi lẵng hoa chúc mừng ngày hội.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Nguyễn Hữu Vũ công bố Quyết định của Thủ tướng - Ảnh: Chinhphu.vn. |
Trong không khí thiêng liêng và trang trọng của buổi lễ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Hữu Vũ đã công bố Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó bắt đầu từ năm 2009 lấy ngày 19-4 hàng năm là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”.
Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh, ngày 19/4 hàng năm là ngày hội của 54 dân tộc anh em, ngày tôn vinh truyền thống văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, nhân ái, thủy chung, khơi dậy lòng tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng, để cộng đồng các dân tộc gần gũi, thương yêu, kính trọng nhau, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị các bộ, ngành và các địa phương từ ngày 19-4 năm sau cần chủ động tổ chức các hoạt động “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” một cách tiết kiệm, thiết thực, xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:
Truyền thống văn hóa dân tộc chính là
ngọn nguồn sức mạnh của cả dân tộc ta Ảnh: Chinhphu.vn. |
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội cùng đồng bào các dân tộc cả nước tiếp tục phát huy tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc để thực hiện tốt những nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo hướng mở rộng hợp tác, quan hệ, giao lưu và hội nhập với thế giới, bên cạnh những điều kiện, thời cơ thuận lợi còn có những khó khăn, thách thức, trong đó có nguy cơ bị phai nhạt, thậm chí có thể bị mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngay sau Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng về “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” là phần Hội với màn biểu diễn tổng hợp của các làn điệu hò truyền thống, chèo, ca cổ, hát then, hát lượn và những màn biểu diễn nghệ thuật mang đậm phong cách của các dân tộc anh em với sự tham gia của các nghệ nhân đồng bào dân tộc cùng diễn viên của 26 đoàn văn công. Kịch bản và đạo diễn của nhà văn Nguyễn Khắc Phục./.
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền  (19/04/2009)
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản  (19/04/2009)
Họp mặt kiều bào Khmer Nam Bộ nhân Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây  (19/04/2009)
Khai mạc Đại hội đồng CIRTEF lần thứ 16 tại Hà Nội  (18/04/2009)
Khai mạc Diễn đàn Châu Á Bác Ngao  (18/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển