Khai mạc Diễn đàn Châu Á Bác Ngao
Sáng nay, 18-4-2009, tại Cung hội nghị thành phố Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, đã chính thức khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao, một trong những diễn đàn quan trọng nhất về kinh tế trên thế giới. | ||||
Tham dự diễn đàn năm nay có nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới như Tổng thống Pa-ki-xtan A.Da-đa-ri, Tổng thống Ca-dắc-xtan N.Na-da-bai-ép, Thủ tướng Mông Cổ S.Bai-a, Thủ tướng Mi-an-ma Thên Xên, Thủ tướng Phần Lan M.Van-ha-nen, Thủ tướng An-ba-ni S.Be-ri-sa Thủ tướng Niu Di-lân Giôn Kây (John Key), Thủ tướng Pa-pua Niu Ghi-nê M. So-ma-re, Phó Tổng thống I-ran P.Đa-vo-đi... Tham dự, còn có cựu Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ, cựu Thủ tướng Nhật Bản Phư-cư-đa Y-a-su-o, cựu Phó thủ tướng Trung Quốc Tăng Bồi Viêm, các vị đứng đầu các đặc khu hành chính Hồng Công, Ma Cao, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy và hơn 50 bộ trưởng.
Bác Ngao – Diễn đàn kinh tế trọng yếu tại Châu Á Sau bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn, đã có bài phát biểu quan trọng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Việc thành lập Diễn đàn Bác Ngao thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của các vị lãnh đạo Trung Quốc và các nước Châu Á. Diễn đàn Bác Ngao đã thực sự trở thành một diễn đàn kinh tế trọng yếu tại Châu Á, tập hợp các chính khách, học giả và doanh nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các ý tưởng mới và đưa ra những cách thức hợp tác hiệu quả vì sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của cả Châu Á.
Theo Thủ tướng, Diễn đàn Bác Ngao năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế sâu sắc. Toàn thế giới đang góp sức và phối hợp hành động để vượt qua khủng hoảng và khắc phục những thiếu sót mang tính hệ thống nhằm đưa nền kinh tế thế giới trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững, chất lượng cao hơn và thân thiện môi trường hơn. Thủ tướng phân tích và nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng với những giá trị Châu Á truyền thống và nền tảng kinh tế vĩ mô đã được tăng cường từ sau cuộc khủng khoảng Đông Á cuối thế kỷ trước, cùng với quyết tâm và sự lãnh đạo đúng đắn, các nền kinh tế Châu Á sẽ sớm vượt qua khủng hoảng và đóng vai trò như một động lực phát triển mới của nền kinh tế thế giới“
Cùng hợp tác vượt qua khủng hoảng Thủ tướng đánh giá cao sự tham dự tích cực cũng như đóng góp quan trọng của Trung Quốc tại khuôn khổ hợp tác G-20 cũng như trong việc cùng các nước Châu Á, các nước ASEAN đối phó với khủng hoảng lần này và nhận định: Trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế của 30 năm cải cách, mở cửa, cũng như gói giải pháp kịp thời và phù hợp của Chính phủ ứng phó với cuộc khủng hoảng, Trung Quốc sẽ là một nền kinh tế lớn đầu tiên khôi phục đà tăng trưởng. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ cùng với Trung Quốc và các nước Châu Á khác phối hợp, hợp tác chặt chẽ để cùng vượt qua khó khăn và đề nghị tất cả các nước cùng nhau đẩy mạnh tiến trình hợp tác khu vực, nhất là thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng Mê Công Mở rộng thông qua việc đẩy nhanh xây dựng các hành lang kinh tế và sớm triển khai Hiệp định Tiểu vùng về tạo thuận lợi vận tải qua biên giới. Chúng ta kiên quyết phản đối mọi hình thức bảo hộ mậu dịch, tiếp tục ủng hộ chương trình tự do hoá thương mại, Thủ tướng nói và đề nghị các nước phát triển tạo điều kiện, giúp đỡ các nước đang phát triển nhất là về vốn, khoa học công nghệ và tiếp cận thị trường, phát triển thương mại. Việt Nam vẫn là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư
Đề cập đến Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Từ đầu năm 2008, trong điều kiện bị tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ và phù hợp các nhóm giải pháp và đã kiềm chế được lạm phát, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và nền kinh tế vẫn tăng trưởng 6,2%; vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007. Quí I năm 2009 kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 3,1%, dự báo cả năm tăng trưởng khoảng 5-5,5%. «Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai các giải pháp cơ bản để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong những năm sau và tin tưởng rằng Việt Nam vẫn sẽ là một nền kinh tế năng động và là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư », Thủ tướng phát biểu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ hy vọng, tại Diễn đàn này, nhiều ý kiến và đề xuất sẽ được trao đổi một cách sâu sắc, góp phần tích cực cùng nhau vượt qua khó khăn, khai thác tốt nhất những tiềm năng và lợi thế để Châu Á tiếp tục là một trung tâm phát triển năng động của nền kinh tế thế giới./. |
Hội nghị cấp cao OAS lần thứ V: Hy vọng làn gió mới  (18/04/2009)
Giảm một số loại thuế nhằm kích cầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (18/04/2009)
Giảm một số loại thuế nhằm kích cầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (18/04/2009)
Đồng tiền dự trữ quốc tế mới - thách thức trực diện vị thế của Mỹ  (18/04/2009)
Đồng chí Trần Quốc Huy được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông  (18/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển