Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản
TCCSĐT - Nhận lời mời của Thủ tướng nội các Nhật Bản Ta-ro A-so, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 19 đến ngày 22-4-2009. Đây là chuyến thăm Nhật Bản lần thứ hai của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (chuyến thăm lần đầu tiên vào tháng 10-2002).
Cùng đi với Tổng Bí thư có Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, gồm các đồng chí: Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Ðảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Trần Văn Hằng, Ủy viên Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Ðối ngoại Trung ương; Võ Hồng Phúc, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư; Trịnh Long Biên, Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Hồ Tiến Nghị, Trợ lý Tổng Bí thư; Nguyễn Phú Bình, Ðại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải.
Nhật Bản là nước có quan hệ hợp tác nhiều mặt và là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam (đứng thứ nhất về cung cấp ODA song phương, thứ hai về thị trường xuất khẩu, và thứ ba về FDI). Nhật Bản ủng hộ tăng cường quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao vị trí, vai trò quốc tế của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển tích cực. Gần đây nhất, ngày 16-4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế (VJEPA) và Hiệp định thực hiện giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản theo Điều 10 của Hiệp định VJEPA ký tại Tô-ki-ô ngày 25-12-2008 và các phụ lục liên quan. Theo Hiệp định này, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Nhật. Ngược lại hàng công nghiệp, gồm cả phụ tùng ô tô và sản phẩm điện tử của Nhật khi vào Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước trong mối tương quan chung với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhằm tiếp tục tăng cường đối thoại cấp cao Việt Nam – Nhật Bản, củng cố sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước…; đưa quan hệ Việt – Nhật lên tầm cao mới, ổn định và bền vững theo khuôn khổ “đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, trước hết là kinh tế, thương mại, đầu tư và ODA; thúc đẩy Nhật Bản cùng Việt Nam thực hiện có kết quả “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản” và các thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước, nhất là 3 dự án kinh tế lớn (đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường bộ cao tốc Bắc – Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc).
Chuyến thăm cũng tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng cầm quyền và các chính đảng lớn của Nhật Bản; khẳng định vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam tại châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới./.
Họp mặt kiều bào Khmer Nam Bộ nhân Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây  (19/04/2009)
Khai mạc Đại hội đồng CIRTEF lần thứ 16 tại Hà Nội  (18/04/2009)
Khai mạc Diễn đàn Châu Á Bác Ngao  (18/04/2009)
Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam tại Phiên khai mạc Diễn đàn Bác Ngao (Hải Nam, Trung Quốc, ngày 18-4-2009)  (18/04/2009)
Hội nghị cấp cao OAS lần thứ V: Hy vọng làn gió mới  (18/04/2009)
Giảm một số loại thuế nhằm kích cầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (18/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển