Bế mạc Hội nghị Cấp cao Phong trào Không liên kết lần thứ 15
TCCSĐT - Vào lúc 15 giờ ngày 16-7 giờ địa phương (19 giờ, giờ Hà Nội), Hội nghị Cấp cao Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 15 đã bế mạc tại Trung tâm Hội nghị Ma-ri-tim ở thành phố Sam en-Sếch của Ai Cập.
Chủ đề của Hội nghị kéo dài hai ngày là “Đoàn kết quốc tế vì hòa bình và phát triển”. Lãnh đạo của hơn 100 nước thành viên đã tham gia thảo luận các vấn đề nóng bỏng hiện nay như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, biến đổi khí hậu, tiến trình hòa bình Trung đông, an toàn thực phẩm và các vấn đề về năng lượng và hạt nhân.
Tại Hội nghị lần này, các nước thành viên NAM đã nhất trí chọn I-ran là nước chủ nhà của Hội nghị NAM lần thứ 16 được tổ chức vào năm 2012; nhất trí kết nạp Ác-hen-ti-na làm quan sát viên và Hội đồng Hòa bình thế giới là thành viên mới trong nhóm tổ chức quan sát viên; bầu Tổng thống Ai Cập Hót-xni Mu-ba-rắc làm Chủ tịch NAM trong thời gian 3 năm tiếp theo.
Hội nghị đã tiến hành ký kết Tuyên bố Sam en-Sếch, Văn kiện chung của Hội nghị và một loạt các tuyên bố khác nhằm khẳng định quyết tâm củng cố và nâng cao vai trò, ảnh hưởng của Phong trào trên diễn đàn quốc tế.
Tuyên bố tái khẳng định, Phong trào cam kết chặt chẽ với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), luật pháp quốc tế, luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền; đại diện cho cương lĩnh chính trị của các nước đang phát triển trên diễn đàn đa phương, đặc biệt tại LHQ.
Phong trào sẽ nỗ lực cao nhất để nhanh chóng giải quyết các vấn đề toàn cầu bao gồm xây dựng và gìn giữ hòa bình, nhân quyền và dân chủ, quyền tự quyết, tình hình Trung Đông và trọng tâm là Pa-lét-xtin, khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, an ninh lương thực, vấn đề năng lượng, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh và tôn giáo…
Về chính trị, Văn kiện khẳng định sự cần thiết phải đề cao vai trò và tính chủ động của NAM trong việc đóng góp cho hòa bình và an ninh thế giới; cam kết kiên trì các nguyên tắc cơ bản của phong trào (các nguyên tắc Băng-đung và các nguyên tắc thông qua tại NAM lần thứ 14 ở Cu-ba); nhấn mạnh quyết tâm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của LHQ; bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển; có các hình thức đoàn kết về tinh thần, vật chất với các thành viên NAM bị đe dọa sử dụng vũ lực, xâm lược hoặc là nạn nhân của các hành động gây sức ép đơn phương từ bên ngoài.
Về kinh tế - xã hội, bên cạnh các nội dung về cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay, văn kiện đề ra nhiều biện pháp hợp tác cụ thể ở cấp khu vực và toàn cầu qua việc tăng cường nội lực, thúc đẩy hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, mở rộng giao lưu xã hội, đối thoại văn hóa, văn minh, tín ngưỡng...
Văn kiện phản đối việc sử dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền làm công cụ chính trị can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Tuyên bố Sam en-Sếch cam kết thúc đẩy quá trình phát triển của NAM thông qua các biện pháp cụ thể tại tất cả các cấp độ và trên nhiều diễn đàn khác nhau. Lãnh đạo các nước cũng mong muốn phát huy tối đa năng lực của NAM trong việc giải quyết và đối phó với những tình hình và thách thức biến đổi nhanh chóng hiện nay.
Đoàn đại biểu Việt Namdo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dẫn đầu đã thể hiện cam kết ở cấp cao của Việt Nam đối với sự nghiệp chung của NAM. Việt Nam đã tham gia và đóng góp vào những vấn đề Hội nghị quan tâm, nội dung của Văn kiện, đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm hữu ích của Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh trong bài phát biểu về việc yêu cầu bảo vệ hòa bình là điều kiện tiên quyết cho phát triển, nêu những đề nghị cụ thể về việc tăng cường hòa bình, an ninh trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, qua đó ủng hộ tích cực cho các hoạt động ưu tiên của Phong trào.
Đóng góp của Việt Nam cho hoạt động của NAM được ghi nhận. Văn kiện chung của Hội nghị đã hoan nghênh Việt Nam, với vai trò Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tháng 7-2008, có sáng kiến cải tiến phương thức làm Báo cáo năm của Hội đồng bảo an và đồng thời cảm ơn các chủ tịch năm 2009 của Hội nghị Giải trừ quân bị (trong đó có Việt Nam) đã thúc đẩy thông qua Chương trình làm việc của diễn đàn giải trừ quân bị đa phương duy nhất này sau nhiều năm bế tắc.
Tối 16-7, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã rời thành phố Sam en-Sếch, Ai Cập, lên đường về nước./.
Nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam  (17/07/2009)
Học viện Phòng không - Không quân kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống  (17/07/2009)
Khai mạc phiên họp lần thứ 21 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội  (16/07/2009)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên