Xóa nghèo ở Trường Xuân
TCCS - Trước đây, mỗi lần nhắc đến Trường Xuân, nhiều người thường nghĩ ngay đến một trong 2 xã miền núi nghèo nhất nhì ở huyện Quảng Ninh. Những năm qua, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, chú trọng phát triển kinh tế vườn rừng và khuyến khích phát triển các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đời sống và thu nhập của người dân Trường Xuân không ngừng được nâng lên.
Xã Trường Xuân (Quảng Ninh, Quảng Bình) có tổng diện tích 15.562 ha, có 570 gia đình sinh sống với 2.318 người, trong đó có 155 hộ, gồm 645 người là dân tộc Vân Kiều. Biết phát huy những lợi thế vốn có, biết khắc phục những khó khăn, thử thách, người Kinh cũng như người Vân Kiều ở Trường Xuân đã đoàn kết, nhất trí, đồng sức, đồng lòng thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Không chỉ ở ngay trung tâm xã, mà ở thôn, bản nào, cũng có sự đổi thay, chuyển mình mạnh mẽ của vùng đất vốn nghèo khó, vất vả này, từ các mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả ở Trường Xuân. Do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, trước đây, gia đình ông Lê Văn Ngọ ở thôn Rào Trù là một hộ có cuộc sống tương đối vất vả, khó khăn. Năm 2004, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng 600 gốc tre điền trúc lấy măng trên diện tích 1 ha đất vườn. Sau 4 năm chăm sóc, hiện nay mỗi năm, vườn tre đã cho thu nhập trên 15 triệu đồng từ việc bán măng. Ngoài ra, trên diện tích vườn đồi 10 ha, gia đình ông Ngọ còn đầu tư trồng trên 4.000 cây trầm dó, 1.500 cây gỗ huê, 7 ha rừng tràm hoa vàng lấy gỗ. Ông Ngọ cho biết thêm, tuy chưa đến thời kỳ thu hoạch sản phẩm chính, nhưng, từ việc thu hoạch tận dụng các loại cành cây, mỗi năm gia đình ông còn có thêm thu nhập gần 10 triệu đồng, chỉ một vài năm nữa sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Chưa dừng lại ở đó, được sự khuyến khích, hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện, hằng năm, gia đình ông Ngọ còn đầu tư chăn nuôi thêm 20 con bò, đấu thầu 20 ha khu vực Hồ Lồng Đền để thả nuôi cá nước ngọt, mỗi năm thu hoạch 7 tấn cá các loại và có thêm thu nhập gần 150 triệu đồng.
Trở về sau chiến tranh với sức khoẻ yếu, tỷ lệ thương tật 91% do di chứng của chiến tranh để lại, nhưng nhờ biết phát huy lợi thế của địa phương, hiện nay ông Trần Xuân Lập, ở thôn Kim Sen, đã có trong tay trên 10 ha rừng kinh tế, hằng năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Vào cuối những năm 1990, khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho nhân dân, ông Trần Xuân Lập bàn với gia đình mạnh dạn nhận 6 ha đất để xây dựng trang trại tổng hợp, phát triển kinh tế gia đình. Nhận được 6 ha đất rừng hoang hóa, bạc màu do xã giao cho, trong khi nguồn vốn đầu tư của gia đình lại hạn hẹp, thời gian đầu gia đình ông cũng có chút dao động. Sau nhiều đêm trăn trở và sau nhiều lần bàn bạc, được sự động viên của gia đình và đồng đội trong xã và của ủy ban nhân dân xã Trường Xuân, ông Trần Xuân Lập càng củng cố niềm tin, ý chí để bắt tay vào thực hiện dự định của mình. Không có nhiều tiền để thuê nhân công phát quang cải tạo đất đồi, tuy sức khỏe còn hạn chế, nhưng hằng ngày người thương binh nặng Trần Xuân Lập vẫn cùng với vợ con và gia đình bám rừng, phát cây cải tạo đất.
Sau khi cải tạo xong 6 ha đất rừng được giao, ông cùng gia đình bắt tay vào trồng mua các loại cây như tràm, bạch đàn về trồng. Sau khi hoàn thành việc trồng 6 ha rừng, ông còn bàn với gia đình nhận thêm đất rừng để trồng cây ăn quả, đào ao nuôi cá và phát triển chăn nuôi lấy ngắn nuôi dài. Nhận thấy thị trường tiêu thụ hoa quả ở Quảng Bình rất có tiềm năng, gia đình ông Lập đã quyết định đầu tư trồng 10 ha các loại giống cây như vải thiều, hồng xiêm, cam, chanh... Ngoài ra, ông còn đào 3 ao nuôi cá nước ngọt trên 500 m2 và trồng cỏ nuôi thêm 40 con bò sinh sản, thả nuôi 30 con lợn thịt. Những năm gần đây, nhận thấy vùng đất đồi xã Trường Xuân có thể phát triển được cây tre điền trúc lấy măng, ông còn bắt tay vào trồng thêm 5 sào măng.
Không chỉ các hộ gia đình dân tộc Kinh, mà ở Trường Xuân, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tổng hợp làm ăn hiệu quả, cho thu nhập cao do các hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều làm chủ. Tiêu biểu là hộ gia đình ông Hồ Thu ở bản Lâm Ninh. Trước đây, cuộc sống của gia đình ông gặp không ít khó khăn. Khi Nhà nước có chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình quản lý, vợ chồng ông Hồ Thu đã quyết định nhận 10 ha để trồng rừng kinh tế. Bên cạnh trồng các loại cây tràm hoa vàng, bạch đàn, tận dụng đất đai rộng, gia đình ông còn chăn nuôi thêm bò đàn, gà, vịt và chăn nuôi lợn thịt để tăng thu nhập. Hiện nay, trừ các khoản chi phí, mỗi năm, gia đình Hồ Thu còn thu lãi được trên 40 triệu đồng, nhờ đó kinh tế ngày càng được cải thiện.
Cùng với gia đình ông Hồ Thu, một mô hình kinh tế tổng hợp hằng năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng của một người Vân Kiều khác được mệnh danh "Vua rừng" ở đây; là gia đình Hồ Lịch ở bản Khe Dây. Hiện nay, ông là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã. Sinh năm 1964, từ nhỏ đã gắn bó với nương, rẫy, nên Hồ Lịch hiểu tường tận những cánh rừng bạt ngàn ở quê mình. Tuy nhiên, do tập quán còn lạc hậu, do nhu cầu miếng cơm, manh áo hằng ngày, nhiều đời nay, người Vân Kiều ở đây vốn chỉ quen với việc lên rừng làm rẫy hoặc khai thác nguồn sống từ rừng chứ mấy ai dám nghĩ đến chuyện trồng rừng và làm giàu từ rừng. Năm 1994, được ủy ban nhân dân xã Trường Xuân giao cho 10 ha đồi trọc, sau giờ làm việc ở cơ quan, về nhà Hồ Lịch lại lên đồi đào hố trồng cây. Không có vốn mua cây, vợ chồng Hồ Lịch tìm đến những nơi sản xuất cây bạch đàn giống, keo lá tràm "mua chịu" cây về trồng trước rồi trả dần theo thỏa thuận.
Vụ hè thu năm 2010, huyện Quảng Ninh có kế hoạch giao sạ khoảng 2.600 ha tăng gần 200 ha so với cùng kỳ năm ngọoái. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những vụ mùa bội thu là sử dụng các giống lúa mới có năng suất chất lượng cao và hệ thống tưới tiêu hợp lý.
Đến cuối năm 1996, vợ chồng Hồ Lịch đã trồng phủ kín toàn bộ diện tích được giao bằng các loại cây bạch đàn, keo lai, tràm hoa vàng. Từ năm 1999, gia đình Hồ Lịch có nguồn thu nhập đầu tiên từ tiền bán cây để đầu tư tái sản xuất. Năm 2001, diện tích 10 ha rừng đã mang về cho Hồ Lịch trên 20 triệu đồng. Đến năm 2004 và 2005 anh xin ủy ban nhân dân xã nhận thêm 4 ha đất đồi trọc nữa để phát triển diện tích rừng gia đình. Ngoài diện tích cây keo, cây bạch đàn đã trồng, Hồ Lịch còn trồng thêm được gần 300 cây trần dó làm thử nghiệm để sau đó nhân rộng mô hình và trồng đại trà. Hiện nay, từ 14 ha rừng đã cho thu hoạch, gia đình Hồ Lịch đã có nguồn thu gần 100 triệu đồng từ tiền bán cây. Có thu nhập cao, kinh tế gia đình Hồ Lịch ngày càng cải thiện. Anh đã xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi các con ăn học thành người. Đồng chí Đặng Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã Trường Xuân cho biết thêm: Bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại tổng hợp, những năm qua, Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã Trường Xuân còn quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mở rộng và phát triển thêm các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng để tăng thu nhập. Hiện nay, người nông dân Trường Xuân đã được giao quản lý, sử dụng và khai thác trên 1.000 ha rừng kinh tế và xây dựng được 15 mô hình trang trại tổng hợp vườn - rừng, vườn - ao - rừng, hằng năm cho thu nhập trên 1 tỉ đồng. Nhận thấy Trường Xuân có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển cây công nghiệp dài ngày, hiện nay tại bản Nà Lâm, Dự án trồng cây cao - su trên diện tích 200 ha do Công ty Hồng Đức, Quảng Bình, làm chủ đầu tư, Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Trường Xuân do các cấp bộ đoàn đang triển khai với tổng vốn đầu tư 31 tỉ đồng, trên diện tích đất tự nhiên 1.363 ha hứa hẹn giúp Trường Xuân mở hướng thoát thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Không chỉ trồng rừng, phát triển kinh tế rừng, nhờ diện tích đất đai rộng, nên chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng là một thế mạnh, hằng năm đưa lại cho người Trường Xuân khoản thu nhập 1,5 tỉ đồng. Hiện nay, toàn xã có gần 1.500 con trâu bò, 7.328 con gia cầm... Ngoài những giống vật nuôi truyền thống như trâu, bò, gà, vịt, dê, hiện nay người Trường Xuân còn đưa vào nuôi thành công giống hươu sao lấy nhung, nuôi ong lấy mật.
Có lợi thế về nguồn tài nguyên núi đá vôi, hiện nay người dân Trường Xuân còn thành lập được 2 doanh nghiệp, 5 tổ hợp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, giải quyết việc làm cho 120 lao động và đưa về nguồn thu nhập gần 10 tỉ đồng.
Kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được nâng lên, Trường Xuân càng có thêm điều kiện để đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu dân sinh và sản xuất. Trụ sở ủy ban nhân dân xã, nhà văn hoá các thôn, bản, trường học, trạm y tế, đường giao thông nội xã, các thôn, bản, hệ thống công trình điện phục vụ dân sinh đã được đầu tư xây dựng. Đến nay, có 95% số hộ gia đình được sử dụng điện, tăng 25% so với năm 2005... Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay còn 36%, giảm 7% so với năm 2005.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, của huyện Quảng Ninh, chủ động phát huy nội lực và xây dựng khối đại đoàn kết, nhất trí cao trong cộng đồng dân tộc Kinh, dân tộc Vân Kiều anh em, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân nơi đây, bộ mặt nông thôn, mọi mặt đời sống của người dân Trường Xuân ngày càng khởi sắc, đổi thay, tạo tiền đề quan trọng để xã miền núi này từng bước tiến kịp các địa phương./.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh với Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh  (01/07/2010)
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh  (01/07/2010)
180 triệu USD cho Dự án các trường đại học kiểu mới  (01/07/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 122 (2-7-2010)  (01/07/2010)
Công tác cán bộ ở thị xã Hồng Lĩnh  (01/07/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên