Trung Quốc: “Dân chủ trong Đảng là sinh mệnh của Đảng”
Cùng với tiến trình phát triển ngày càng sâu rộng của công cuộc cải cách – mở cửa, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, và với tư tưởng “tiến cùng thời đại”, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng chú trọng vấn đề mở rộng dân chủ, trước hết là dân chủ trong Đảng.
Đại hội XVI (năm 2002) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra kết luận: “Dân chủ trong Đảng là sinh mệnh của Đảng”. Với kết luận này, lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tính quan trọng của vấn đề dân chủ trong Đảng đã được nâng lên cao độ, “là sinh mệnh của Đảng”. Từ đó, chủ trương phải kiên trì phấn đấu làm cho toàn Đảng, đặc biệt là lãnh đạo các cấp nhận thức được rằng dân chủ trong đảng là yêu cầu hiện thực của sự nghiệp xây dựng toàn diện xã hội khá giả và xây dựng quốc gia hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hài hòa là yêu cầu tất yếu của quá trình thúc đẩy sự nghiệp chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc và thực hiện quốc gia ổn định lâu dài, đồng thời cũng là yêu cầu tất yếu của việc củng cố phát triển cơ sở cầm quyền của Đảng và hoàn thành sứ mệnh cầm quyền của Đảng. Sau Đại hội XVI, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã triển khai thí điểm thúc đẩy dân chủ trong Đảng ở một số tỉnh, thành phố (điển hình là tỉnh Quảng Đông), và qua đó càng có có sở tăng thêm lòng tin về vấn đề phát triển dân chủ trong Đảng.
Để chuẩn bị Đại hội XVII (dự kiến triệu tập vào mùa Thu năm 2007), Hội nghị Trung ương 6 (khóa XVI) gần đây lại một lần nữa nhấn mạnh mở rộng dân chủ trong Đảng, và đưa ra những chủ trương mới: (1) kiên trì tư tưởng mở cửa, thực sự cầu thị, tiến cùng thời đại; (2) từng bước làm phong phú thêm hình thức dân chủ trong Đảng, cải cách và hoàn thiện chế độ tập thể lãnh đạo và cơ chế quyết sách của Đảng; (3) tăng thêm sức sống của Đảng, hình thành ý chí thống nhất; (4) thực hiện chế độ hóa dân chủ trong Đảng và quy mô hóa, trình tự hóa, khoa học hóa và dân chủ hóa các quyết sách quan trọng trong Đảng; (5) phải dựa vào dân chủ trong Đảng để thúc đẩy phát triển dân chủ nhân dân, dựa vào hài hóa trong Đảng để thúc đẩy xã hội hài hòa.
Ngày 30-11-2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành đợt học tập tập thể lần thứ 36. Tại diễn đàn này, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: mở rộng dân chủ cơ sở, bảo đảm quần chúng nhân dân trực tiếp thực hiện quyền dân chủ và dựa vào pháp luật để quản lý công việc của chính mình, là thực tiễn rộng rãi nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa, là công tác cơ sở của xây dựng chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Theo một số chuyên gia về xây dựng Đảng của Trung Quốc, dân chủ trong Đảng là tiêu chí của chính đảng văn minh, do vậy trọng tâm của công tác xây dựng Đảng là phát triển và mở rộng dân chủ trong Đảng.
Quản lý theo kết quả  (17/05/2007)
Trung Quốc giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất mạch tích hợp  (17/05/2007)
Ba điều ước  (17/05/2007)
Hội nghị Thượng đỉnh SAARC lần thứ 14 và những vấn đề của khu vực Nam Á  (17/05/2007)
Cảnh bần cùng của những người lao động Mỹ  (17/05/2007)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay