Việt Nam vượt 16 bậc ở bảng cạnh tranh toàn cầu
07:04, ngày 10-09-2010
Báo cáo về Khả năng Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 9-9 cho biết, Việt Nam đã vượt 16 bậc trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu.
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của WEF, Việt Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, xếp hạng của Việt Nam năm ngoái là thứ 75 trong số 133 quốc gia.
Theo các chuyên gia của WEF, đây tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế Việt Nam bởi báo cáo dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi có ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố và kết quả khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế.
Cũng theo báo cáo của WEF, Thụy Sĩ tiếp tục đứng ví trí đầu tiên trong bảng xếp hạng về khả năng cạnh tranh toàn cầu. Thụy Sĩ được WEF đánh giá rất cao về khả năng đổi mới của nền kinh tế cũng như khả năng phối hợp hoàn hảo giữa giới nghiên cứu và lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, các cơ quan hành chính công của Thụy Sĩ còn được đánh giá hiệu quả và minh bạch nhất thế giới. Năng lực cạnh tranh kinh tế của nước này còn được hậu thuẫn bởi cơ sở hạ tầng tuyệt vời, với một thị trường rất hiệu quả, đặc biệt là lĩnh vực tài chính.
WEF cũng đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô của Thụy Sĩ là một trong những môi trường ổn định nhất thế giới.
Bảng xếp hạng của WEF năm nay cũng chứng kiến sự thụt lùi về khả năng cạnh tranh của Mỹ từ vị trí thứ hai năm ngoái xuống vị trí thứ 4.
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của WEF đã được thực hiện hàng chục năm qua và cho thấy bức tranh tổng quan và toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu của các nền kinh tế trên thế giới.
Xếp hạng của WEF cũng phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một quốc gia, vốn cũng là các yếu tố cơ bản đối với tăng trưởng kinh tế bền vững.
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của WEF, Việt Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, xếp hạng của Việt Nam năm ngoái là thứ 75 trong số 133 quốc gia.
Theo các chuyên gia của WEF, đây tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế Việt Nam bởi báo cáo dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi có ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố và kết quả khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế.
Cũng theo báo cáo của WEF, Thụy Sĩ tiếp tục đứng ví trí đầu tiên trong bảng xếp hạng về khả năng cạnh tranh toàn cầu. Thụy Sĩ được WEF đánh giá rất cao về khả năng đổi mới của nền kinh tế cũng như khả năng phối hợp hoàn hảo giữa giới nghiên cứu và lĩnh vực kinh tế.
Ngoài ra, các cơ quan hành chính công của Thụy Sĩ còn được đánh giá hiệu quả và minh bạch nhất thế giới. Năng lực cạnh tranh kinh tế của nước này còn được hậu thuẫn bởi cơ sở hạ tầng tuyệt vời, với một thị trường rất hiệu quả, đặc biệt là lĩnh vực tài chính.
WEF cũng đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô của Thụy Sĩ là một trong những môi trường ổn định nhất thế giới.
Bảng xếp hạng của WEF năm nay cũng chứng kiến sự thụt lùi về khả năng cạnh tranh của Mỹ từ vị trí thứ hai năm ngoái xuống vị trí thứ 4.
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của WEF đã được thực hiện hàng chục năm qua và cho thấy bức tranh tổng quan và toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu của các nền kinh tế trên thế giới.
Xếp hạng của WEF cũng phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một quốc gia, vốn cũng là các yếu tố cơ bản đối với tăng trưởng kinh tế bền vững.
Mười quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu của WEF năm 2010-2011 là:
1. Thụy Sĩ
2. Thụy Điển
3. Xin-ga-po
4. Mỹ
5. Đức
6. Nhật Bản
7. Phần Lan
8. Hà Lan
9. Đan Mạch
10. Ca-na-đa
Khai mạc Diễn đàn chính trị thế giới lần 2 tại Nga  (10/09/2010)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị tham vấn Nghị viện G20 và thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cu-ba  (10/09/2010)
Giải quyết hài hòa giữa lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp  (10/09/2010)
Khai mạc Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Tây Ninh, Hà Tĩnh  (10/09/2010)
Phong trào thi đua yêu nước và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”  (09/09/2010)
Việt Nam dành hơn 739.000 tỉ đồng cho đầu tư công  (09/09/2010)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay