Nhiều ưu đãi tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tạo cơ chế phù hợp để các tổ chức tín dụng chuyển vốn về cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo cơ chế cho vay thương mại; có chính sách để khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và có chính sách hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
Đó là 2 mục tiêu chính của Dự thảo Nghị định về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo.
Tạo cơ chế phù hợp cho các tổ chức tín dụng.
Để khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Dự thảo quy định: Các ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 50% trong tổng dư nợ thì không phải thực hiện việc chuyển 2% vốn huy động sang Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện cho vay theo chính sách.
Ngoài ra, các định chế tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn, được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng.
Hằng năm, các tổ chức tín dụng được trích một tỷ lệ thu nhập trước thuế để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực này, cụ thể: 5% đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 50% tổng dư nợ; 2% đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm từ 30% đến 50% tổng dư nợ.
Khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Thời hạn cho vay do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận, trên cơ sở thời gian sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng và thời gian luân chuyển vốn.
Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản.
Mức cho vay tối đa không có bảo đảm bằng tài sản được quy định như sau: đến 50 triệu đồng đối với các hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; đến 200 triệu đồng đối với các hộ sản xuất ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; đến 500 triệu đồng đối với các đối tượng là chủ trang trại, hợp tác xã.
Nếu khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh…), tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng, đồng thời căn cứ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ, xem xét cho khách hàng vay mới để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Việc cho vay mới không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng.
Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thông báo của cấp có thẩm quyền, ngoài việc xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng, Chính phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với nông dân và tổ chức tín dụng bị thiệt hại nặng, không có khả năng trả nợ.
Căn cứ vào đặc thù của cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục về cho vay, bảo đảm tiền vay theo hướng đơn giản, thuận tiện và phù hợp với điều kiện về mặt bằng dân trí của người dân ở nông thôn.
Mời bạn đọc xem toàn văn Dự thảo Nghị định và góp ý.
Nhiều ưu đãi tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn  (10/08/2009)
Nỗi đau còn mãi  (10/08/2009)
Xứng đáng là lực lượng hùng mạnh, góp phần làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế  (10/08/2009)
Thanh Hóa đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế vượt qua suy giảm và phát triển  (10/08/2009)
Một số vấn đề kinh tế hàng hải Việt Nam hiện nay  (10/08/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển