Mục lục Hồ sơ sự kiện số 110 (9-4-2010)
- Thái Lan nhìn từ hai sắc màu
Vương quốc Thái Lan nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Mi-an-ma (Myanmar), phía Đông giáp Lào và Căm-pu-chia (Campuchia), phía Nam giáp Vịnh Thái Lan và Ma-lai-xi-a (Malaysia), về phía Tây giáp biển Adaman và Myanmar.
*** Vấn đề và bình luận
Hương Ly - “Vũ khí sắc màu” trong các cuộc bạo động ở Thái Lan
Thời gian gần đây, sắc màu được sử dụng ngày càng phổ biến trong các cuộc bạo động mang tính chính trị và kinh tế - xã hội. Đáng chú ý là, sắc màu một khi được dùng trong các cuộc xung đột nhằm giành chính quyền, đã làm nên cái gọi là “cách mạng sắc màu” ở nhiều nước, trong đó những người làm “cách mạng” thường mang quần áo hoặc vật dụng có cùng một màu sắc, lấy đó làm tín hiệu tập hợp lực lượng. Các vụ bạo động chính trị ở Thái Lan gần đây có thể coi là điển hình về hiện tượng không mới nhưng khá kỳ lạ này.
Trần Lê Nam - “Ngòi nổ” từ miền Nam
Những cuộc xung đột chính trị giữa các phe phái ở Thái Lan đã làm nền kinh tế nước này thiệt hại nghiêm trọng. Nhưng ít ai biết rằng, nguyên nhân sâu xa của những xung đột hiện nay bắt nguồn từ cách giải quyết vấn đề bạo lực ở các tỉnh miền Nam.
Thành Trung - Thái Lan: Xung đột và phát triển kinh tế
Được biết, những xung đột và căng thẳng hiện nay trong chính trường Thái Lan đã được nhen nhóm từ năm 2001. Ông Thaksin, một tỉ phú ngành viễn thông, từ ngày được bầu lên làm Thủ tướng Thái Lan đã gặp sự chống đối mãnh liệt của thành phần quyền lực trong quân đội, Hoàng gia và giới chức chính quyền. Trong khi đó ông lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của thành phần dân nghèo ở các vùng nông thôn.
Phạm Nhẫn - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi
Làn sóng phản đối lần này của lực lượng áo đỏ ở Thái lan (được coi là lực lượng ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin) giống như một cơn dông tố tràn qua nhiều nơi trên đất nước này, có làm cây lay lá rụng, sấm rung chớp giật, nhưng nhìn chung lại không gây nên được chấn động như những lần trước. Cũng chính vì thế mà việc Thủ tướng Thái Lan Abhisit gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với đại diện của phe áo đỏ là chuyện đáng được chú ý đến hơn cả.
*** Bên lề sự kiện
Hiền Lương (tổng hợp) - Thái Lan và cuộc khủng hoảng của một mô hình chính trị
Những ngày qua, sự kiện chính trị nổi bật nhất ở Đông Nam Á có lẽ là việc phe đối lập đứng đầu là Liên minh Dân chủ Thái Lan (PAD) tiến hành biểu tình và bao vây các tòa nhà chính phủ do Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) lãnh đạo. Các lãnh đạo PAD lập luận rằng PPP và cụ thể là chính phủ liên hiệp do đảng này đứng đầu thực chất là cái bóng của cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra. Và Đảng Quyền lực Nhân dân chẳng qua chỉ là cánh tay của Đảng Người Thái yêu người Thái (TRT) của ông Thaksin vốn đã bị giải tán sau cuộc đảo chính quân sự năm 2006.
Nguyễn Tiến Dũng - Từ “nắm đấm sắt” đến “giành lại trái tim và khối óc”
Bạo lực ở các tỉnh cực Nam Thái Lan bùng phát từ tháng 1-2004, do các phần tử cực đoan khởi xướng, nhằm gây sức ép đòi thành lập nhà nước Hồi giáo ly khai tại 3 tỉnh Pattani, Narathiwat và Yala. Trong 6 năm qua, các vụ tấn công bạo lực vẫn dai dẳng mặc dù Chính phủ Thái Lan, qua nhiều đờì Thủ tướng đã thay đổi chiến lược, sách lược không ít lần.
Đình Vũ - Lối thoát nào cho cuộc xung đột ở miền Nam Thái Lan
Thời gian gần đây, những cuộc xung đột tại miền Nam do sự chống đối của người dân theo Hồi Giáo đã làm cho chính quyền Thái Lan và dư luận trong vùng Đông Nam Á lo ngại. Các nhà phân tích cho rằng, để tìm được giải pháp chấm dứt những cuộc xung đột hiện nay, phải hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó.
Trung Thành - Vén màn bí mật về “Vương quốc Thaksin”
Ngày 26-2-2010, Thái Lan lại một lần nữa rơi vào tình trạng bất ổn vì một phiên tòa xét xử công khai.Tòa án tối cao Thái Lan đã ra phán quyết tịch thu số tài sản trị giá 46,3 tỉ baht (tương đương 1,4 tỉ USD) của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang bị đóng băng trong các ngân hàng của Thái Lan. Tòa án buộc tội cựu thủ tướng Thaksin đã che giấu bất hợp pháp tài sản khi đang nắm quyền và lạm dụng chức quyền để tư lợi.
Quốc Anh (tổng hợp) - Các đời Thủ tướng Thái Lan trong 10 năm qua
Chỉ trong vòng có 10 năm (1999-2009) nhưng Thái Lan đã có tới 6 Thủ tướng và chỉ một người duy nhất tại vị cho tới khi rời nhiệm sở (Chuan Leekpai).
Bảo Uyên - Xung đột ở Đông Nam Á và những hệ lụy
Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, xung đột đang là một trong những trở ngại chính đối với quá trình liên kết khu vực ở Đông Nam Á. Xung đột tại đây ngày càng lan rộng, có nguy cơ cướp đi những thành quả phát triển kinh tế - xã hội mấy thập kỷ qua của các nước ASEAN, đặc biệt là ở Thái Lan, Philippines, Mianma và Indonesia.
Tiểu Minh - Chính phủ Thái lo ngại nhà sư tham gia biểu tình
Các nhà sư không được phép dính dáng đến chính trị ở Thái Lan, tuy nhiên một số nhà tu hành đã gây ra tranh cãi khi tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Bangkok.
*** Kinh tế và hội nhập
Ths. Nguyễn Hà Ngãi - Liên doanh trực tiếp nước ngoài có vốn nhà nước - 20 năm nhìn lại
Hơn 20 năm qua, hoạt động liên doanh trực tiếp nước ngoài có vốn nhà nước tại Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng. Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, loại hình doanh nghiệp này vẫn là một hình thức làm kinh tế mang lại hiệu quả cao cho đất nước.
Thiên An - Du lịch Thái Lan: Kỳ vọng ngoài tầm với?
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp trụ cột của Thái Lan. Để thu hút 15,5 triệu lượt khách trong năm 2010, cao hơn con số 14,09 lượt khách năm 2009, Chính phủ Thái Lan vừa phê duyệt 7 biện pháp thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên, bất ổn chính trị cùng những cuộc biểu tình đang khiến mục tiêu trên trở nên mong manh, ngành du lịch được cho là đang hồi phục lại đứng trước nguy cơ trên đà... xuống dốc.
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Lê Minh Quang - Diễn biến đáng lo ngại của tiến trình hòa bình Trung Đông
Ngày 27-3-2010, không khí chính trị tại Hội nghị thượng đỉnh thường niên Liên đoàn các nước Ả Rập tổ chức tại thành phố Sirte (Libya) nóng lên trông thấy khi thảo luận về tiến trình hòa bình Trung Đông. Tổng thư ký Liên đoàn các nước Ả Rập, ông Amr Mossa, đã kêu gọi các nước Ả - Rập cần chuẩn bị đối mặt với tình huống tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông có thể thất bại hoàn toàn.
Trung Kiên - Trao đi đổi lại
Chỉ chưa đầy một tuần, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã gặp hai nguyên thủ của hai cường quốc. Một là Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm tới Bắc Kinh. Hai là Tổng thống Mỹ B.Obama, trong tư cách chủ nhà đón khách bất ngờ tới thăm nơi vẫn được gọi là “chiến trường Nam Á” của nước Mỹ. Kabul đang ngày càng chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ cũng như chứng tỏ vai trò của mình trong vấn đề chiến lược ở Nam Á.
*** Văn hóa - xã hội
Nguyên Minh - Giới trẻ giảm sút niềm tin: Vấn nạn của nhiều nước
Từ châu Á đến châu Phi, từ những nước kém phát triển đến các thành viên của Nhóm các nước phát triển G8, tự sát đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, cao hơn cả bạo lực và chiến tranh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tháng 2-2010, mỗi năm có khoảng 1 triệu người chết vì tự sát, trong đó 1/4 là dưới 25 tuổi. Con đường đi đến quyết định kết liễu mạng sống bản thân của thanh thiếu niên có nhiều, nhưng phần lớn chuyên gia cho rằng suy cho cùng nó bắt nguồn từ sự giảm sút và đi tới mất niềm tin.
Trần Nhàn - Chợ hôn nhân ở ngoại ô Cairo
Luật lệ Đạo Hồi vốn rất khắt khe với chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân và quan hệ xã hội của người phụ nữ, vậy mà lại có vẻ khá phóng khoáng với chuyện hôn nhân và ly hôn. Chợ hôn nhân ở Hawamhiya, ngoại ô thủ đô Cairo của Ai cập, là một ví dụ điển hình.
*** Văn học - nghệ thuật
Minh Thu - Tô Đồng - bén duyên giải thưởng
Được xuất bản ở Mỹ, Anh , Australia và một số quốc gia khác, “The boat to Redemtion” (Tạm dịch: Con thuyền tới bờ chuộc lỗi. Bản gốc tiếng Trung có tên là: He’an. Tạm dịch là: Bến bờ) đã thu hút được không ít sự quan tâm của báo giới, các nhà văn và độc giả khắp nơi. Cuốn tiểu thuyết càng trở nên nổi tiếng hơn khi nhà văn vốn tự cho là “Vô duyên với giải thưởng” và “nổi tiếng vì không đạt giải thưởng” khi Tô Đồng giành được giải thưởng Man Asia cho tác phẩm thứ 7 này của ông.
*** Nhân vật với lịch sử
An Khánh - Abhisit Vejjajiva- thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Thái Lan
Thủ tướng Abhisit Vejjajiva lên nắm quyền trong bối cảnh Thái Lan xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị và mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Các cuộc biểu tình của phe “Áo Đỏ” ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin, đứng đầu là Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) thường xuyên diễn ra, nhằm gây sức ép với chính phủ, buộc Thủ tướng Abhisit từ chức và tiến hành bầu cử sớm. Trước hàng loạt chông gai đó, Thủ tướng Abhisit đã có những bước đi khá vững chắc và giành được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, hiện nay, chính trường Thái Lan vẫn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Khai mạc trọng thể Hội nghị cấp cao ASEAN-16  (09/04/2010)
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN - 16  (09/04/2010)
Thử thách quan trọng đầu đời của thanh niên các nước  (09/04/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên