Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc
22:40, ngày 16-02-2019
Ngày 16-02-2019 (tức 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), Lễ khai hội chùa Tam Chúc xuân Kỷ Hợi 2019, Lễ hội do Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam).
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Phật Giáo Việt Nam đã thỉnh chuông, đánh trống khai hội, tổ chức lễ dâng hương cầu Quốc thái dân an.
Lễ hội này được phục dựng lại câu chuyện cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối di sản: chùa Vàng-Tràng An-Cố đô Hoa Lư-chùa Bái Đính-Vân Long (Ninh Bình)-chùa Đồng Tâm (Hòa Bình)-chùa Tam Chúc (Hà Nam)-chùa Hương Sơn-Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Sau chương trình văn nghệ chào mừng, Lễ hội chùa Tam Chúc xuân Kỷ Hợi đã diễn ra nghi lễ Niệm Phật cầu gia hộ, nghe phát biểu khai mạc Lễ hội của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch thường trực Hội Phật Giáo Việt Nam, trụ trì chùa Tam Chúc. Tại Lễ hội còn tổ chức lễ rước nước ở hồ Tam Chúc, rước chuông bình an, rước nước lên chùa Ngọc.
Khu du lịch Tam Chúc được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22-01-2013 khi mở cửa tham quan sẽ là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, đồng thời có sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi cùng vẻ đẹp hùng vĩ.
Sau khi được hoàn thành, chùa Tam Chúc sẽ giữ rất nhiều những kỷ lục như 12.000 bức phù điêu miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam; Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m2, giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc; bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn; vườn cột kinh đá khổng lồ 99 cột kinh đá cao 13,5m, nặng hơn 200 tấn khắc ghi những lời răn dạy của đạo Phật…
Lễ hội là sự kiện mở đầu chào mừng Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2019 diễn ra từ ngày 12-5 đến ngày 14-5-2019 tại chùa Tam Chúc./.
Lễ hội này được phục dựng lại câu chuyện cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối di sản: chùa Vàng-Tràng An-Cố đô Hoa Lư-chùa Bái Đính-Vân Long (Ninh Bình)-chùa Đồng Tâm (Hòa Bình)-chùa Tam Chúc (Hà Nam)-chùa Hương Sơn-Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Sau chương trình văn nghệ chào mừng, Lễ hội chùa Tam Chúc xuân Kỷ Hợi đã diễn ra nghi lễ Niệm Phật cầu gia hộ, nghe phát biểu khai mạc Lễ hội của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch thường trực Hội Phật Giáo Việt Nam, trụ trì chùa Tam Chúc. Tại Lễ hội còn tổ chức lễ rước nước ở hồ Tam Chúc, rước chuông bình an, rước nước lên chùa Ngọc.
Khu du lịch Tam Chúc được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22-01-2013 khi mở cửa tham quan sẽ là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, đồng thời có sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi cùng vẻ đẹp hùng vĩ.
Sau khi được hoàn thành, chùa Tam Chúc sẽ giữ rất nhiều những kỷ lục như 12.000 bức phù điêu miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam; Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m2, giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc; bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn; vườn cột kinh đá khổng lồ 99 cột kinh đá cao 13,5m, nặng hơn 200 tấn khắc ghi những lời răn dạy của đạo Phật…
Lễ hội là sự kiện mở đầu chào mừng Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2019 diễn ra từ ngày 12-5 đến ngày 14-5-2019 tại chùa Tam Chúc./.
Nghị quyết Hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân  (16/02/2019)
Việt Nam lên tiếng về việc tàu hải quân Mỹ đi qua quần đảo Trường Sa  (16/02/2019)
Thủ tướng: Du lịch miền Trung - Tây Nguyên vẫn là 'viên ngọc thô'  (16/02/2019)
Lập Ban soạn thảo dự án sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội  (15/02/2019)
Tổng kết công tác đổi mới, phát triển kinh tế tập thể  (15/02/2019)
Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển kinh tế miền Trung  (15/02/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên