Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu
21:41, ngày 07-01-2019
TCCSĐT - Ngày 07-01, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP).
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Liên minh châu Âu (EU) là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - EU đang phát triển tốt đẹp.
Hai bên thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, qua đó, tạo sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả hơn.
Hợp tác kinh tế hai bên đạt kết quả rất tích cực, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nhà đầu tư lớn của Việt Nam.
Hai bên thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, qua đó, tạo sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả hơn.
Hợp tác kinh tế hai bên đạt kết quả rất tích cực, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nhà đầu tư lớn của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP). Ảnh: TTXVN |
Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn coi sự hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU. Thủ tướng tin tưởng rằng chuyến thăm Việt Nam lần này của bà Phó Chủ tịch EP sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - EU nói chung và quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và EP nói riêng.
Phó Chủ tịch EP Heidi Hautala cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp bà và cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, đoàn nghị sỹ EP đã gặp các cơ quan liên quan của Việt Nam và khảo sát thực tế về việc thực thi Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).
Đề cập Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), bà Heidi Hautala cũng cho biết, EP sẽ tiếp tục lắng nghe, quan tâm đến đề nghị của Việt Nam về việc thúc đẩy phê chuẩn EVFTA; đồng thời nhấn mạnh, đây là FTA thế hệ mới, vì vậy, các bên cần bảo đảm việc thực thi một cách chắc chắn, hiệu quả nhằm phát triển thương mại bền vững.
EU ngày càng có nhu cầu cao hơn về hàng xuất khẩu, đòi hỏi tính minh bạch của chuỗi cung ứng có nguồn gốc hợp pháp. EU cũng là một thị trường tiềm năng lớn của Việt Nam về các mặt hàng lâm sản, thương mại gỗ. Hai bên đã đạt được sự đồng thuận, do đó cần tập trung vào vấn đề thực thi. EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
Hoan nghênh ý kiến của bà Heidi Hautala, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong thời gian tới quan hệ Việt Nam - EU còn nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển toàn diện và sâu sắc hơn.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị EU hợp tác thúc đẩy một số biện pháp cụ thể như tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nâng cao hiệu quả các kênh hợp tác về chính trị ngoại giao, kinh tế, hợp tác phát triển...
Về Hiệp định Thương mai tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Thủ tướng cho biết, trong chuyến thăm làm việc tại EU năm 2018 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu xem xét chấp thuận ký chính thức EVFTA. EP đóng vai trò quan trọng trong cơ chế ra quyết định của EU.
Việt Nam mong nhận được sự ủng hộ của EP và cá nhân bà Phó Chủ tịch trong việc thúc đẩy ký chính thức EVFTA và phê chuẩn văn kiện quan trọng này. Việc sớm đưa EVFTA vào thực hiện sẽ tạo động lực mới, thúc đẩy hợp tác giữa EU và Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, phục vụ lợi ích của cả hai bên.
Về vấn đề chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo (IUU), Thủ tướng cho biết, ngay sau khi EC cảnh cảo “thẻ vàng” liên quan đến hoạt động khai thác hải sản của Việt Nam, toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam đã tập trung vào cuộc, triển khai quyết liệt các giải pháp để khắc phục các khuyến nghị của EC, trong đó xác định nhiệm vụ ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và đồng thời siết chặt việc quản lý, xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác.
Thủ tướng khẳng định, chủ trương của Việt Nam là thực hiện chính sách phát triển nghề cá bền vững; phòng, chống và hướng tới chấm dứt các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, hoặc không theo quy định. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị bà Phó Chủ tịch EP quan tâm thúc đẩy EC xem xét tích cực về những nỗ lực của Việt Nam để sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), hai bên đã ký chính thức Hiệp định VPA/FLEGT trong dịp Thủ tướng thăm làm việc tại EU tháng 10 năm ngoái.
Chủ trương và định hướng rõ ràng của Việt Nam là phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, trong đó chú trọng phát triển ngành chế biến gỗ xuất khẩu bền vững và sử dụng nguyên liệu hợp pháp.
Thủ tướng nêu rõ Chính phủ Việt Nam đang có chỉ đạo mạnh mẽ và quyết liệt về các biện pháp để kiếm soát gỗ nhập khẩu, bảo đảm nguồn gốc hợp pháp. Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các bộ liên quan đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT trong quý 1 năm 2019.
Việt Nam mong nhận được sự ủng hộ của EP và cá nhân bà Phó Chủ tịch trong việc thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định này để có cơ sở pháp lý thực thi nhằm bảo đảm gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp, mang lại lợi ích lớn hơn về kinh tế, môi trường và xã hội cho cả hai bên.
** Sáng cùng ngày, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP).
Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt chào mừng bà Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu sang thăm Việt Nam; đánh giá cao và cảm ơn những đóng góp tích cực của bà Heidi Hautala trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam và EP nói riêng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu. Ảnh: TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư có bước phát triển thực chất và hiệu quả.
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ một số nét vắn tắt về tình hình kinh tế -xã hội năm 2018, trong đó GDP tăng trưởng 7,08%; đồng thời thông báo Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo cơ sở quan trọng cho Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo động lực mới cho sự phát triển của đất nước.
Bà Heidi Hautala cảm ơn Chủ tịch Quốc hội đã dành thời gian cho cuộc tiếp và cho biết, chuyến công tác tại Việt Nam lần này đã thảo luận với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU.
Hai bên đã thảo luận và thống nhất những nội dung sẽ thực thi trong thời gian tới. Nghị viện châu Âu đang nghiêm túc xem xét để tránh bị chậm trễ trong thực thi.
Nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, bà Heidi Hautala cho biết, Hiệp định VPA/FLEGT có nội dung phát triển bền vững. EU là thị trường chú trọng về nguồn gốc sản phẩm mang tính bền vững.
Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu đánh giá cao về nội dung mà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam chia sẻ, theo đó, năm 2018 vừa qua Quốc hội Việt Nam đã phối hợp tích cực với Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tổ chức các hoạt động liên quan đến thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, vai trò của Quốc hội trong giám sát tối cao về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cũng như vai trò giám sát nói chung được tăng cường thông qua việc áp dụng Bộ công cụ tự đánh giá bằng tiếng Việt, việc phát triển bền vững của Việt Nam được lồng ghép trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội...
Bà Heidi Hautala cho biết, Nghị viện châu Âu cũng có sự tương đồng trong cách tiếp cận về các lĩnh vực này.
Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu cho biết, cùng với cơ chế hợp tác song phương, EP mong muốn thiết lập cơ chế hợp tác với nghị viện các nước ASEAN. Bày tỏ ủng hộ sáng kiến này, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam sẵn sàng là cầu nối để cơ chế này được thiết lập.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn Nghị viện châu Âu sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA); đồng thời khẳng định Việt Nam luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của các nhà hoạch định chính sách kinh tế và doanh nghiệp châu Âu để Hiệp định được triển khai một cách hiệu quả nhất, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thông qua cửa ngõ Việt Nam, Hiệp định còn tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa EU với Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp châu Âu nói riêng đầu tư kinh doanh, ổn định, lâu dài và hiệu quả tại Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam sẽ cùng Chính phủ rà soát và nội luật hóa các quy định của Hiệp định; sẽ yêu cầu Chính phủ có báo cáo đầy đủ để Quốc hội có thể phê chuẩn Hiệp định vào thời gian sớm nhất.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, với tư cách là thành viên có trách nhiệm và chủ động tại nhiều cơ chế hợp tác đa phương và đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế mới, Việt Nam sẽ nghiêm túc thực thi các cam kết của mình theo quy định của các cơ chế này.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam và EU hoàn thành ký chính thức VPA/FLEGT vào tháng 10-2018, đây là nội dung được đề cập trong Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam đã và đang nỗ lực hoàn thiện thể chế khung pháp lý về lâm nghiệp. Bên cạnh đó, để nội luật hóa và thực thi có hiệu quả Hiệp định VPA/FLEGT, Việt Nam sẽ thúc đẩy việc sớm xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát gỗ nhập khẩu, cũng như các quy định liên quan về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS).
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Việt Nam và EU sớm phê chuẩn Hiệp định VPA/FLEGT nhằm tạo thuận lợi cho quan hệ thương mại đồ gỗ giữa hai bên và góp phần thúc đẩy tiến trình phê chuẩn EVFTA./.
Ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự năm 2019  (07/01/2019)
Campuchia cảm ơn Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng Pol Pot  (07/01/2019)
Ủy ban Kiểm tra 12 tỉnh, thành kỷ luật hơn 5.470 đảng viên năm 2018  (07/01/2019)
Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị Tết tại ‘tỉnh đầu tiên’  (06/01/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith  (06/01/2019)
Kỳ họp lần thứ 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào  (06/01/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay