Hợp tác giữa Việt Nam và OECD ngày càng đi vào thực chất
22:27, ngày 03-12-2018
Chiều 03-12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp ông Jan Rielander, Giám đốc bộ phận xây dựng Báo cáo rà soát quốc gia đa chiều (MDCR), Trung tâm Phát triển OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).
Chào mừng Giám đốc bộ phận xây dựng Báo cáo rà soát quốc gia đa chiều, Trung tâm Phát triển OECD có chuyến công tác tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao OECD đã tích cực hưởng ứng và phối hợp với Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ Năm APEC 2017, góp phần thiết thực vào thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Nói về việc hợp tác giữa Việt Nam và OECD, Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng hợp tác với OECD cả trong khuôn khổ song phương và khu vực; nhấn mạnh hợp tác Việt Nam-OECD ngày càng đi vào thực chất; việc triển khai Kế hoạch hợp tác Việt Nam-OECD giai đoạn 2016 - 2020 đạt kết quả tích cực.
Phó Thủ tướng đánh giá cao OECD đã hỗ trợ Việt Nam rà soát nhiều chính sách phát triển, trong đó có hoàn thành rà soát chính sách đầu tư trong năm 2017; đồng thời, đề nghị OECD tiếp tục hỗ trợ, tư vấn chính sách cho Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, khoa học-công nghệ, giáo dục và đào tạo, hỗ trợ Việt Nam xây dựng lộ trình triển khai các tiêu chuẩn tối thiểu của Dự án Xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS).
Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh OECD đã gửi đề xuất sơ bộ về xây dựng Báo cáo rà soát quốc gia đa chiều cho Việt Nam, đề nghị OECD cùng Việt Nam vận động tài trợ từ các nước thành viên OECD cho Việt Nam thực hiện Báo cáo này.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2020, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, việc OECD triển khai xây dựng Báo cáo rà soát quốc gia đa chiều sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tổng kết, hoạch định chính sách của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ông Jan Rielander bày tỏ đánh giá cao vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Trung tâm phát triển OECD từ năm 2018.
Hiện nay, OECD đang phối hợp với các quốc gia để tiến hành xây dựng báo cáo rà soát quốc gia đa chiều, trong đó có Việt Nam, nhằm đưa ra các nhận định thách thức, khuyến nghị các giải pháp với các chính phủ nhằm hướng tới phát triển con người, thịnh vượng và hòa bình.
Ông Jan Rielander cho biết, việc triển khai báo cáo sẽ bắt đầu vào đầu năm 2019.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Giám đốc MDCR - Trung tâm phát triển OECD Jan Rielander cùng thống nhất hai bên sẽ thúc đẩy triển khai MDCR tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất./.
Nói về việc hợp tác giữa Việt Nam và OECD, Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng hợp tác với OECD cả trong khuôn khổ song phương và khu vực; nhấn mạnh hợp tác Việt Nam-OECD ngày càng đi vào thực chất; việc triển khai Kế hoạch hợp tác Việt Nam-OECD giai đoạn 2016 - 2020 đạt kết quả tích cực.
Phó Thủ tướng đánh giá cao OECD đã hỗ trợ Việt Nam rà soát nhiều chính sách phát triển, trong đó có hoàn thành rà soát chính sách đầu tư trong năm 2017; đồng thời, đề nghị OECD tiếp tục hỗ trợ, tư vấn chính sách cho Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, khoa học-công nghệ, giáo dục và đào tạo, hỗ trợ Việt Nam xây dựng lộ trình triển khai các tiêu chuẩn tối thiểu của Dự án Xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS).
Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh OECD đã gửi đề xuất sơ bộ về xây dựng Báo cáo rà soát quốc gia đa chiều cho Việt Nam, đề nghị OECD cùng Việt Nam vận động tài trợ từ các nước thành viên OECD cho Việt Nam thực hiện Báo cáo này.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2020, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, việc OECD triển khai xây dựng Báo cáo rà soát quốc gia đa chiều sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tổng kết, hoạch định chính sách của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ông Jan Rielander bày tỏ đánh giá cao vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Trung tâm phát triển OECD từ năm 2018.
Hiện nay, OECD đang phối hợp với các quốc gia để tiến hành xây dựng báo cáo rà soát quốc gia đa chiều, trong đó có Việt Nam, nhằm đưa ra các nhận định thách thức, khuyến nghị các giải pháp với các chính phủ nhằm hướng tới phát triển con người, thịnh vượng và hòa bình.
Ông Jan Rielander cho biết, việc triển khai báo cáo sẽ bắt đầu vào đầu năm 2019.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Giám đốc MDCR - Trung tâm phát triển OECD Jan Rielander cùng thống nhất hai bên sẽ thúc đẩy triển khai MDCR tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất./.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Kỷ Hợi 2019  (03/12/2018)
Chống chạy chức, chạy quyền, chống tiêu cực trong công tác cán bộ  (03/12/2018)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Việt Nam coi trọng quan hệ với Hàn Quốc  (03/12/2018)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11-2018  (03/12/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-2018  (03/12/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên