Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11-2018
Mở đầu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày 03-12, Thủ tướng Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2018, bàn về nhiều nội dung, trong đó trọng tâm nhất là thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11, 11 tháng năm 2018 và dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Chính phủ thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng tiếp tục đạt những kết quả tích cực, toàn diện, quan trọng; có thể khẳng định sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu kế hoạch đã đề ra cho năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi, vững chắc cho năm 2019. Cụ thể:
- Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,29% (thấp nhất trong 9 năm qua), bình quân 11 tháng tăng 3,59%.
- Nông nghiệp phát triển tốt. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, 11 tháng tăng 10,1%. Ngành công chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 12,2%, duy trì ở mức hai con số.
- Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 11,5%. Khách quốc tế 11 tháng đạt 14,12 triệu lượt, tăng 21,3% và chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu thu hút 15 triệu khách quốc tế trong năm 2018.
- Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, đạt 223,63 tỷ USD, tăng 14,4%. Xuất siêu ở mức kỷ lục 6,8 tỷ USD, duy trì mức xuất siêu liên tục trong nhiều tháng qua.
- 11 tháng có trên 121.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 9,1%; tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng; gần 32.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 30,9% so với cùng kỳ.
- Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Đời sống dân cư được cải thiện, đặc biệt số hộ thiếu đói giảm 40,7%, nhân khẩu thiếu đói giảm 42,3% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, cũng còn không ít khó khăn và thách thức: Nông nghiệp và đời sống của nhân dân một số vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai; tổng thiệt hại do thiên tai trong 11 tháng ước tính khoảng 9 nghìn tỷ đồng. Việc cung ứng điện cho nền kinh tế còn các vấn đề đặt ra, như báo chí đã phản ánh về khả năng thiếu nguồn cung than, khí cho các nhà máy điện. Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tiếp tục có tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp, ước giải ngân bằng 59,9% so với kế hoạch Quốc hội giao, vốn Trung ương quản lý mới giải ngân gần 80%.
Đầu tư kinh doanh vẫn còn khó khăn; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trên 83.000 (tăng 49,3%); số doanh nghiệp giải thể gần 15.000 (tăng 37,4%). Môi trường đầu tư kinh doanh tuy đã có bước cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng xã hội đen, tín dụng đen, bảo kê, cướp giật, cướp ngân hàng vẫn xảy ra nghiêm trọng tại một số địa phương.
Về các nhiệm vụ - giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận cả 2 nhóm vấn đề chính, một là những vấn đề cấp bách cần làm ngay của các ngành, lĩnh vực; hai là những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của từng ngành, lĩnh vực để đưa vào Nghị quyết 01 năm 2019. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương không được chủ quan, mà phải kiên định tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; tập trung vào khâu thực thi, nhất là người đứng đầu phải luôn chỉ đạo sâu sát và chịu trách nhiệm; tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính.
Về dự thảo Nghị quyết 01 và việc xây dựng Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ quán triệt tinh thần là thực hiện nghiêm Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, đồng thời bám sát thực tiễn, đề ra các biện pháp giải quyết các bức xúc, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế, xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô và nâng cao mọi mặt đời sống xã hội. Các chỉ tiêu phải mang tính phấn đấu ở mức cao với tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, quyết liệt, “hành động và hành động hơn nữa để phục vụ nhân dân”. Ngay trong Nghị quyết 01 phải thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước, làm sao để tinh thần dân tộc được khơi dậy ngay từ đầu năm.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể về một số vấn đề bức xúc, nổi cộm hiện nay. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phụ trách để sớm xử lý một số vấn đề về tình hình khiếu nại tố cáo ngay trong tháng 12 này. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phát động đợt cao điểm xử lý vấn đề tín dụng đen. Thủ tướng cũng sẽ ban hành Chỉ thị về chuẩn bị tổ chức Tết nguyên đán sắp tới.
Về vấn đề cung cấp điện, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ điện, không thể thiếu điện trong năm 2019. Thủ tướng thể hiện rõ thái độ cương quyết, yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm cán bộ liên quan nếu để xảy ra mất điện ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, các văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh qua kết quả kiểm tra tháng 11 của Tổ công tác của Thủ tướng cụ thể như sau:
Việc đơn giản, cắt giảm danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh có chuyển biến so với tháng trước. Các bộ đã trình và ban hành 21 văn bản quy phạm pháp luật, cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 dòng hàng kiểm tra chuyên ngành, vượt 36,5% chỉ tiêu giao. Các bộ cũng trình ban hành được 03 luật và 25 nghị định để cắt giảm, đơn giản được 3.346/6.191 điều kiện kinh doanh, vượt 8,1% so với chỉ tiêu giao và tăng 11,1% so với tháng trước.
Trong 11 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 18.422 nhiệm vụ. Trong đó, có 9.880 nhiệm vụ đã hoàn thành, 8.325 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 217 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 2,2%, giảm 0,7% so với tháng trước).
Phần cuối buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trả lời câu hỏi của các nhà báo./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-2018  (03/12/2018)
Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2018  (03/12/2018)
Tăng cường phát hiện, chấm dứt kỳ thị với người nhiễm HIV và các bệnh liên quan đến AIDS  (03/12/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thăm chính thức Hàn Quốc  (02/12/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên