Điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng từ 01-7-2019
23:10, ngày 09-11-2018
TCCSĐT - Theo Thông cáo số 15, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, thứ Sáu, ngày 09-11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.
Buổi sáng, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Trồng trọt và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trồng trọt.
Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch và thảo luận tại Hội trường về dự án Luật này.
Sáng 09-11, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày nêu rõ sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Bên cạnh đó, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ, thể hiện qua ba tiêu chí (mức tiêu thụ, mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia và tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại).
Về mức tiêu thụ, nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất, mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể.
Nếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi vào năm 2010, trung bình một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên/năm, xếp thứ 2 trong các nước Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh và cao hơn từ rượu (Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Bình quân mỗi người dân đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia).
Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đang gia tăng. Tình trạng uống rượu, bia ở mức ngụy hại rất đáng lưu tâm năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tăng gần gấp đôi so với năm 2010 là 25,1%). Tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình người dân tộc thiểu số, miền núi và nông thôn.
Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, là thách thức trong việc thực hiện mục tiêu phát trỉển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết.
Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ tác hại của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe; đối với với tai nạn giao thông, gây rối trật tự xã hội và gia đình; đối với kinh tế.
Cụ thể, trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật, trong đó có các bệnh rối loạn tâm thần, hành vi, các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, giảm sút trí nhớ...
Trên thế giới, mỗi năm rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra.
Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực, gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia ở độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%.
Rượu, bia là hai sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến, chiếm khoảng 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống khác có chứa cồn hoặc nước giải khát pha chế thêm rượu, bia.
Rượu, bia ở Việt Nam hiện nay sẵn có và rất dễ tiếp cận. Thời gian bán, số lượng rượu bán để uống tại chỗ không bị hạn chế. Hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tài trợ bia vẫn chưa được kiểm soát bằng các quy định pháp luật, diễn ra phố biến, tần xuất cao; chưa có biện pháp hạn chế đối với trẻ em, thanh thiếu niên.
Dự án Luật gồm bảy chương, 38 điều. Với tên gọi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, dự án Luật chỉ điều chỉnh đối với rượu và bia vì đây là hai sản phẩm phổ biến nhất, chiếm khoảng 99,7% thị phần tại Việt Nam.
Để phù hợp với mục tiêu: bảo vệ sức khỏe người dân, dự án Luật quy định các biện pháp, cách thức cụ thể để phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu các tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và các hệ lụy xã hội khác trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia. Đây cũng là biện pháp, cách thức mà đa số các nước đều đang thực hiện, đồng thời chú trọng thêm các quy định đặc thù cho sản xuất rượu thủ công.
Chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh sự cần thiết thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng về "phòng bệnh hơn chữa bệnh," trực tiếp thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Đồng thời, việc ban hành Luật sẽ kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động, trong bối cảnh thị trường đồ uống, đặc biệt là rượu, bia được dự báo tăng trưởng mạnh theo lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu khi Việt Nam tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Về tên gọi của dự án Luật, đa số ý kiến thành viên Ủy ban nhất trí với tên gọi "Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia" như Tờ trình của Chính phủ với các lý do tên gọi này ngắn gọn, bao quát, dễ hiểu, dễ nhớ, thuận lợi cho việc tuyên truyền và tiếp cận pháp luật của nhân dân; thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, phù hợp với quan điểm về y học dự phòng là cần chủ động phòng ngừa từ sớm, chứ không chỉ ứng phó khi đã lạm dụng và xảy ra hậu quả tiêu cực; không chỉ bao hàm phạm vi điều chỉnh đối với hành vi của người sử dụng rượu, bia mà còn xác định trách nhiệm của các chủ thể khác (Nhà nước, cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân). Đây cũng là tên gọi đã được xác định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.
Chiều cùng ngày, với 86,19% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Bội chi ngân sách 3,6% GDP
Quốc hội quyết nghị tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2019 là 1.411.300 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP) gồm bội chi ngân sách trung ương là 209.500 tỷ đồng, tương đương 3,4% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 12.500 tỷ đồng, tương đương 0,2% GDP. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 425.252 tỷ đồng.
Quốc hội cho phép sử dụng 10.380 tỷ đồng kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2017 để xử lý cho các nhiệm vụ bù giảm thu cân đối ngân sách Trung ương là 5.894 tỷ đồng; hỗ trợ bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương là 2.815 tỷ đồng; hỗ trợ một số địa phương thiếu nguồn thực hiện chính sách tiền lương là 1.671 tỷ đồng. Số kinh phí này quyết toán vào chi ngân sách nhà nước năm 2017. Giao Chính phủ rà soát khoản kinh phí 12.254,9 tỷ đồng theo Tờ trình số 45/TTr-CP ngày 18-10-2018 của Chính phủ để sử dụng đến hết niên độ ngân sách năm 2018 và quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2018. Trường hợp không giải ngân hết, thực hiện hủy dự toán theo quy định.
Quốc hội quyết nghị bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 138,592 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (hợp phần triển khai tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) từ nguồn dự phòng chung vốn ngoài nước của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020.
Bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 79,854 tỷ đồng dự toán thu và chi đầu tư phát triển từ nguồn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ireland để đầu tư cho Dự án hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn.
Bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 vốn nước ngoài từ nguồn điều chuyển số vốn đã giao kế hoạch trung hạn cho tỉnh Cao Bằng 8,272 tỷ đồng, Bắc Kạn 14,889 tỷ đồng để thực hiện dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) của tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn." Bổ sung vào dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 70 tỷ đồng dự toán thu và chi thường xuyên từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Bỉ cho tỉnh Bình Thuận để thực hiện Dự án quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu.
Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ
Nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Siết chặt kỷ luật tài chính-ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; cơ cấu lại các khoản thu; mở rộng cơ sở thu. Nghiên cứu, rà soát các nội dung liên quan đến ưu đãi đầu tư, một số khoản thu để lại chưa được đưa vào cân đối ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, quyết liệt chống thất thu thuế, chuyển giá, trốn thuế; giảm tỷ lệ nợ thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử. Không ban hành chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước trừ trường hợp điều chỉnh chính sách thu theo các cam kết hội nhập.
Đồng thời, Chính phủ thực hiện thu cân đối ngân sách nhà nước đối với toàn bộ phần lãi dầu, khí nước chủ nhà và lợi nhuận được chia từ Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro); bố trí chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước tương đương 32% khoản thu này để đầu tư các dự án trọng điểm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Chính phủ thực hiện thu cân đối ngân sách nhà nước nguồn lợi nhuận còn lại theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội; bố trí chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước cho Bộ Quốc phòng tương ứng 30% lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nghị quyết giao Chính phủ điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; đẩy mạnh việc thực hiện khoán sử dụng xe công; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm xây dựng nền hành chính quốc gia hiện đại, kết nối thông suốt, đi đôi với tăng cường giám sát trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Rà soát lại các chương trình mục tiêu để bãi bỏ các nội dung chồng chéo, kém hiệu quả.
Chính phủ tăng cường quản lý, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước, nhất là quản lý chặt chẽ về suất đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. Bổ sung các định mức kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, góp phần giảm chi phí đầu tư. Thực hiện nghiêm quy định về việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2019 không quá 40.000 tỷ đồng để đầu tư cho các chương trình, dự án đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
Điều chỉnh mức lương cơ sở
Nghị quyết giao Chính phủ hoàn thiện các văn bản quy định và đẩy mạnh tiến độ thực hiện về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập của từng lĩnh vực, bảo đảm tính đồng bộ, kịp thời. Rà soát, tổ chức sắp xếp lại, đổi mới cơ chế hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cơ chế tài chính đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị trong một số ngành, lĩnh vực bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01-7-2019.
Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.
Nghị quyết cũng giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập, ưu tiên dành nguồn cải cách tiền lương.
Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.
Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do các địa phương quyết định theo đúng thẩm quyền quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
Chính phủ kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; có biện pháp tích cực để giảm bội chi; tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ nhằm bảo đảm không vượt quá giới hạn về trần nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội./.
Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch và thảo luận tại Hội trường về dự án Luật này.
Sáng 09-11, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao
Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày nêu rõ sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Bên cạnh đó, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ, thể hiện qua ba tiêu chí (mức tiêu thụ, mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia và tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại).
Về mức tiêu thụ, nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất, mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước, trong khi mức tiêu thụ trên toàn cầu tăng không đáng kể.
Nếu tính riêng nam giới trên 15 tuổi vào năm 2010, trung bình một nam giới Việt Nam tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên/năm, xếp thứ 2 trong các nước Đông Nam Á và thứ 29 trên thế giới. Tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh và cao hơn từ rượu (Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Bình quân mỗi người dân đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia).
Về mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đang gia tăng. Tình trạng uống rượu, bia ở mức ngụy hại rất đáng lưu tâm năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu, bia ở mức nguy hại (tăng gần gấp đôi so với năm 2010 là 25,1%). Tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình người dân tộc thiểu số, miền núi và nông thôn.
Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, là thách thức trong việc thực hiện mục tiêu phát trỉển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết.
Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ tác hại của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe; đối với với tai nạn giao thông, gây rối trật tự xã hội và gia đình; đối với kinh tế.
Cụ thể, trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật, trong đó có các bệnh rối loạn tâm thần, hành vi, các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, giảm sút trí nhớ...
Trên thế giới, mỗi năm rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra.
Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Thống kê hằng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực, gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; phạm pháp hình sự liên quan đến rượu, bia ở độ tuổi trước 30 chiếm tới 70%.
Rượu, bia là hai sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến, chiếm khoảng 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống khác có chứa cồn hoặc nước giải khát pha chế thêm rượu, bia.
Rượu, bia ở Việt Nam hiện nay sẵn có và rất dễ tiếp cận. Thời gian bán, số lượng rượu bán để uống tại chỗ không bị hạn chế. Hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tài trợ bia vẫn chưa được kiểm soát bằng các quy định pháp luật, diễn ra phố biến, tần xuất cao; chưa có biện pháp hạn chế đối với trẻ em, thanh thiếu niên.
Dự án Luật gồm bảy chương, 38 điều. Với tên gọi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, dự án Luật chỉ điều chỉnh đối với rượu và bia vì đây là hai sản phẩm phổ biến nhất, chiếm khoảng 99,7% thị phần tại Việt Nam.
Để phù hợp với mục tiêu: bảo vệ sức khỏe người dân, dự án Luật quy định các biện pháp, cách thức cụ thể để phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu các tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và các hệ lụy xã hội khác trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia. Đây cũng là biện pháp, cách thức mà đa số các nước đều đang thực hiện, đồng thời chú trọng thêm các quy định đặc thù cho sản xuất rượu thủ công.
Chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh sự cần thiết thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng về "phòng bệnh hơn chữa bệnh," trực tiếp thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Đồng thời, việc ban hành Luật sẽ kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động, trong bối cảnh thị trường đồ uống, đặc biệt là rượu, bia được dự báo tăng trưởng mạnh theo lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu khi Việt Nam tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Về tên gọi của dự án Luật, đa số ý kiến thành viên Ủy ban nhất trí với tên gọi "Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia" như Tờ trình của Chính phủ với các lý do tên gọi này ngắn gọn, bao quát, dễ hiểu, dễ nhớ, thuận lợi cho việc tuyên truyền và tiếp cận pháp luật của nhân dân; thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân, phù hợp với quan điểm về y học dự phòng là cần chủ động phòng ngừa từ sớm, chứ không chỉ ứng phó khi đã lạm dụng và xảy ra hậu quả tiêu cực; không chỉ bao hàm phạm vi điều chỉnh đối với hành vi của người sử dụng rượu, bia mà còn xác định trách nhiệm của các chủ thể khác (Nhà nước, cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân). Đây cũng là tên gọi đã được xác định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.
Chiều cùng ngày, với 86,19% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Bội chi ngân sách 3,6% GDP
Quốc hội quyết nghị tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2019 là 1.411.300 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP) gồm bội chi ngân sách trung ương là 209.500 tỷ đồng, tương đương 3,4% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 12.500 tỷ đồng, tương đương 0,2% GDP. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 425.252 tỷ đồng.
Quốc hội cho phép sử dụng 10.380 tỷ đồng kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2017 để xử lý cho các nhiệm vụ bù giảm thu cân đối ngân sách Trung ương là 5.894 tỷ đồng; hỗ trợ bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương là 2.815 tỷ đồng; hỗ trợ một số địa phương thiếu nguồn thực hiện chính sách tiền lương là 1.671 tỷ đồng. Số kinh phí này quyết toán vào chi ngân sách nhà nước năm 2017. Giao Chính phủ rà soát khoản kinh phí 12.254,9 tỷ đồng theo Tờ trình số 45/TTr-CP ngày 18-10-2018 của Chính phủ để sử dụng đến hết niên độ ngân sách năm 2018 và quyết toán vào ngân sách nhà nước năm 2018. Trường hợp không giải ngân hết, thực hiện hủy dự toán theo quy định.
Quốc hội quyết nghị bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 138,592 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (hợp phần triển khai tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) từ nguồn dự phòng chung vốn ngoài nước của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020.
Bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 79,854 tỷ đồng dự toán thu và chi đầu tư phát triển từ nguồn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ireland để đầu tư cho Dự án hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn.
Bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 vốn nước ngoài từ nguồn điều chuyển số vốn đã giao kế hoạch trung hạn cho tỉnh Cao Bằng 8,272 tỷ đồng, Bắc Kạn 14,889 tỷ đồng để thực hiện dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) của tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn." Bổ sung vào dự toán ngân sách nhà nước năm 2018: 70 tỷ đồng dự toán thu và chi thường xuyên từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Bỉ cho tỉnh Bình Thuận để thực hiện Dự án quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu.
Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ
Nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Siết chặt kỷ luật tài chính-ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; cơ cấu lại các khoản thu; mở rộng cơ sở thu. Nghiên cứu, rà soát các nội dung liên quan đến ưu đãi đầu tư, một số khoản thu để lại chưa được đưa vào cân đối ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, quyết liệt chống thất thu thuế, chuyển giá, trốn thuế; giảm tỷ lệ nợ thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử. Không ban hành chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước trừ trường hợp điều chỉnh chính sách thu theo các cam kết hội nhập.
Đồng thời, Chính phủ thực hiện thu cân đối ngân sách nhà nước đối với toàn bộ phần lãi dầu, khí nước chủ nhà và lợi nhuận được chia từ Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro); bố trí chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước tương đương 32% khoản thu này để đầu tư các dự án trọng điểm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Chính phủ thực hiện thu cân đối ngân sách nhà nước nguồn lợi nhuận còn lại theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội; bố trí chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước cho Bộ Quốc phòng tương ứng 30% lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nghị quyết giao Chính phủ điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; đẩy mạnh việc thực hiện khoán sử dụng xe công; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm xây dựng nền hành chính quốc gia hiện đại, kết nối thông suốt, đi đôi với tăng cường giám sát trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Rà soát lại các chương trình mục tiêu để bãi bỏ các nội dung chồng chéo, kém hiệu quả.
Chính phủ tăng cường quản lý, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước, nhất là quản lý chặt chẽ về suất đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. Bổ sung các định mức kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, góp phần giảm chi phí đầu tư. Thực hiện nghiêm quy định về việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2019 không quá 40.000 tỷ đồng để đầu tư cho các chương trình, dự án đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
Điều chỉnh mức lương cơ sở
Nghị quyết giao Chính phủ hoàn thiện các văn bản quy định và đẩy mạnh tiến độ thực hiện về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập của từng lĩnh vực, bảo đảm tính đồng bộ, kịp thời. Rà soát, tổ chức sắp xếp lại, đổi mới cơ chế hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cơ chế tài chính đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị trong một số ngành, lĩnh vực bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01-7-2019.
Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.
Nghị quyết cũng giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập, ưu tiên dành nguồn cải cách tiền lương.
Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.
Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do các địa phương quyết định theo đúng thẩm quyền quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
Chính phủ kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; có biện pháp tích cực để giảm bội chi; tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ nhằm bảo đảm không vượt quá giới hạn về trần nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội./.
Tăng cường quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Cuba  (09/11/2018)
Việt Nam - Cuba phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại  (09/11/2018)
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Cuba  (09/11/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Chủ tịch Cuba  (09/11/2018)
Việt Nam gửi điện, thư chúc mừng 65 năm Quốc khánh Campuchia  (09/11/2018)
Chiến lược phát triển thông tin quốc gia  (09/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên