Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 12 tại Bỉ thành công tốt đẹp
Sau hai ngày làm việc khẩn trương, chiều 19-10, Hội nghị Cấp cao Á Âu lần thứ 12 (ASEM 12) tại Brussels (Bỉ) đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch khẳng định quyết tâm của các thành viên ASEM tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, đồng thời đề ra những định hướng nâng tầm hợp tác ASEM trong thời gian tới.
Trước đó, trưa cùng ngày, các lãnh đạo ASEM đã tiến hành phiên họp riêng về “Các vấn đề quốc tế và khu vực, tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh, chống chủ nghĩa khủng bố, không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, an ninh hàng hải…
Các thành viên chia sẻ đánh giá về tình hình phức tạp tại Trung Đông - Bắc Phi, bán đảo Triều Tiên, Iran, khủng hoảng nhập cư… Nhiều thành viên bày tỏ quan ngại trước những diễn biến tác động đến môi trường an ninh tại châu Á, trong đó Biển Đông và Hoa Đông.
Hội nghị khẳng định cam kết duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không trên tinh thần tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế; giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương của Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), kiềm chế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động đơn phương trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, cũng như thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và tự kiềm chế.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hòa bình, hợp tác và phát triển là dòng chảy chính của thời đại, song cộng đồng quốc tế đang chứng kiến những chuyển dịch sâu sắc và thách thức chưa từng có. Thủ tướng đề xuất, vấn đề trước mắt là sớm giảm cọ xát thương mại nhằm tiếp tục đà phục hồi và bảo đảm triển vọng tươi sáng của kinh tế toàn cầu.
Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế để tìm giải pháp hòa bình và bền vững cho các cuộc xung đột và tranh chấp ở Trung Đông, châu Phi, châu Á…
Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam và các nước ASEAN đã và đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, trong đó có các thành viên ASEM, để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do không bị cản trở ở Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải quốc tế lớn, nối giao thương Á - Âu và toàn cầu.
Theo đó, cần kiên trì thúc đẩy nỗ lực chung, tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý; kiềm chế các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Ghi nhận kết quả bước đầu trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Việt Nam đề nghị các bên tiếp tục đàm phán thực chất để sớm đạt được COC có hiệu lực.
Thành công của Hội nghị Cấp cao ASEM 12 đã tạo những động lực mới cho quan hệ đối tác năng động và gắn kết Á - Âu, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của ASEM trong cục diện đang định hình.
Đối với Việt Nam, trong triển khai đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, Diễn đàn ASEM tiếp tục là cơ chế hợp tác liên khu vực quan trọng để thúc đẩy các lợi ích, quan tâm về kinh tế, phát triển và an ninh cũng như nâng cao vị thế của đất nước./.
Thủ tướng tiếp xúc song phương nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEM12  (20/10/2018)
Tuyên bố chung Việt Nam - Bỉ  (20/10/2018)
Việt Nam bày tỏ quan ngại về xung đột leo thang ở Dải Gaza  (19/10/2018)
Phó Thủ tướng tiếp xúc song phương trong khuôn khổ Hội nghị ASEM 12  (19/10/2018)
Bảo hiểm xã hội: 5 vấn đề cần tiếp tục làm tốt  (19/10/2018)
Thủ tướng đề xuất ASEM cần khẳng định vai trò tiên phong  (19/10/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên