Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Nhà cách mạng kiên trung, người con ưu tú của dân tộc
22:47, ngày 29-08-2018
TCCSĐT - Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của dân tộc, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, mẫu mực, người học trò xuất sắc và là bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người được nhân dân ta thường gọi bằng một cái tên gần gũi thân thương trìu mến: Bác Tôn!
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, sinh ngày 20-8-1888 trong một gia đình nông dân, tại làng Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Bác Tôn là một trong những chiến sĩ cách mạng lớp đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta, là một chiến sĩ quốc tế có uy tín trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, hữu nghị và phát triển của các dân tộc trên toàn thế giới.
Thời thơ ấu, Bác Tôn được gia đình cho học chữ nho, chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Vốn có tư chất thông minh, học giỏi Bác có thể tìm được cho mình một công việc phù hợp an nhàn, có vị trí xã hội xứng đáng. Nhưng truyền thống của quê hương, gia đình và những tấm gương đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và những người yêu nước đương thời đã in sâu trong tâm trí và thắp lên trong lòng Bác Tôn những dự định lớn lao.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học ở quê nhà, Bác Tôn đã lên Sài Gòn với ý định học việc làm thợ để thực hiện hoài bão cuộc đời. Tại Sài Gòn, Bác Tôn đã nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Việc nhận ra những bất công mà giai cấp công nhân và người dân phải chịu đựng, càng giúp Bác Tôn thêm quyết tâm thực hiện lý tưởng, khát vọng làm những việc hữu ích cho đất nước, cho dân tộc và giai cấp công nhân. Bác đã tích cực tham gia vận động anh chị em công nhân, học sinh, lính thủy bãi khóa chống lại sự đánh đập vô lý của bọn chủ cai, và đòi tăng lương. Năm 1912, Bác đã tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son và vận động học sinh Trường Cơ khí Á Châu (Trường Bá Nghệ Sài Gòn) bãi khóa. Thắng lợi của cuộc đấu tranh bãi công đó đã tiếp thêm niềm tin vào sức mạnh của giai cấp công nhân và đem lại những kinh nghiệm bước đầu trong việc vận động đoàn kết, tập hợp công nhân chống lại tư bản thực dân.
Năm 1915, Bác Tôn vào học Trường Cơ khí Á Châu và sau đó, Bác làm việc trên chiến hạm của Pháp (France). Tại đây, Bác đã tham gia vào sự kiện binh biến, kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp ở Biển Đen vào ngày 20-4-1919 ủng hộ nước Nga (Xô Viết) - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, chống lại sự can thiệp vũ trang của đế quốc đối với Nhà nước Xô Viết non trẻ. Hành động này cho thấy, Bác không những là một người yêu nước mà còn là người có tinh thần quốc tế vô sản. Đồng thời, nó đã đặt gạch nối giữa cách mạng Nga với cách mạng Việt Nam, nối liền cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Năm 1920, trở về Sài Gòn, Bác Tôn tích cực tham gia hoạt động nghiệp đoàn và phong trào của giai cấp công nhân, thành lập và lãnh đạo Công hội bí mật ở Sài Gòn, hình thức tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu sự chuyển biến mới về chất của giai cấp công nhân nước ta từ chưa có tổ chức sang thời kỳ có tổ chức… Năm 1927, Bác Tôn được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (một tổ chức tiền thân của Đảng ta); cũng trong năm đó, Bác được cử làm Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ Bộ, Bí thư Thành bộ Sài Gòn.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người chiến sĩ cách mạng kiên cường
Từ khi trở thành đảng viên của Đảng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn nêu cao tinh thần cách mạng, hăng hái đi đầu trong cuộc đấu tranh cách mạng giữ vững khí tiết của người cộng sản dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hiến dâng cả cuộc đời cho độc lập tự do của dân tộc và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa - Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng ngời của tinh thần cách mạng bất khuất và đạo đức cách mạng trong sáng, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tháng 7-1929, Chủ tịch Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn (Sài Gòn), sau đó bị kết án 20 năm khổ sai, tháng 7-1930, bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Bác đã tham gia vận động thành lập chi bộ cộng sản tại nhà tù Côn Đảo và là một trong những Chi ủy viên đầu tiên của chi bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một tấm gương về đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Gần 70 năm đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, gần 17 năm bị đế quốc thực dân bắt giam cầm ở Khám Lớn, Sài Gòn cũng như ở địa ngục trần gian Côn Đảo, Bác đã tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng. Trước sự khủng bố tàn bạo của quân thù, với biết bao cực hình, tra tấn dã man, khi thì nhốt vào hầm xay lúa, khi thì nhốt vào trong hầm tối với tay chân bị xiềng xích còng kỵ, khi thì cho ăn lúa sống hoặc bỏ đói, bỏ khát... Song, Bác Tôn luôn nêu cao tinh thần cách mạng kiên cường, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Kiên trung, bất khuất kiên cường khiêm tốn, giản dị là đức tính suốt đời của Bác Tôn, từ khi là người chiến sĩ cộng sản bình thường cho tới lúc giữ các trọng trách cao nhất của Nhà nước. Bác Tôn là người ít nói về cá nhân mình, Bác không để lại tác phẩm nào nói về mình nhưng thực tế - Bác đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau “rất nhiều tác phẩm” bằng những hành động và việc làm của Bác. Đó là những tác phẩm hay hơn nhiều những bài viết… Đây là những nhận định của cố GS. Trần Văn Giàu người hoạt động cùng thời với Bác Tôn.
Cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh kể lại về những ngày sống với Bác Tôn ở Côn Đảo: ...Thời gian tôi được gặp Bác Tôn, biết Bác Tôn và sống chung với Bác nhiều nhất là thời kỳ ở Côn Đảo... Ra đến Côn Đảo, tôi và hai người bạn nữa còn nhỏ tuổi nên bị giam ở Banh I, không bị bắt đi làm khổ sai hằng ngày. Ở đó có Bác Tôn, vì cao tuổi nên chúng không bắt Bác đi làm khổ sai. Bác và chúng tôi phải dọn dẹp các sam (chambre), quét sân, nhổ cỏ và nhiều việc khác ở Banh I.
Thấy chúng tôi còn trẻ mà đã giác ngộ cách mạng thì Bác rất thương. Bác bắt đầu giảng giải cho tôi và hai người bạn hiểu thế nào là cách mạng, thế nào là chủ nghĩa cộng sản. Bác rất hiền. Bác không những thương chúng tôi mà còn thương các bạn tù khác, kể cả tù thường phạm. Khi họ đi làm về, sau bữa ăn, bị nhốt ở trong sam thì Bác thường gần gũi họ, giảng giải cho họ những điều sơ đẳng nhất về chủ nghĩa cộng sản, về lòng yêu nước và động viên họ phải can đảm lên, cố chịu đựng rồi khi ra tù sẽ tiếp tục làm cách mạng. Những người tù thường phạm cũng được Bác giáo dục về chủ nghĩa yêu nước và chỉ cho họ biết chính vì nước mình không có độc lập, tự do cho nên họ rơi vào cảnh nghèo khổ và phải làm những nghề bất chính để nuôi sống bản thân và gia đình. Khi bị bắt họ lại bị đày ải và tù tội…
Trong những ngày bị giam cầm ở Sở Lưới, viên cai ngục rất kính trọng Bác, nói với Bác cứ ở ngoài, ngủ ở ngoài cho thoáng nhưng Bác vẫn vào trong Sở Lưới ở với anh em… Đấy cũng là những điều mà bản thân tôi học tập ở Bác. Bác luôn thể hiện tình thương đối với những người bạn tù và luôn luôn giáo dục họ để họ hiểu được cách mạng, hiểu con đường cách mạng. Năm 1936 tôi được ân xá và trở về đất liền. Năm 1941 tôi lại bị bắt giam trở lại Côn Đảo và tôi đã gặp lại Bác Tôn ở Sở Lưới. Gặp lại tôi, Bác rất mừng vì thấy tôi còn trẻ mà tuy được ân xá rồi vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Khi Bác hỏi tôi về tình hình phong trào cách mạng, tình hình phát triển Đảng ở bên ngoài tôi thuật lại cho Bác nghe theo hiểu biết của tôi. Bác rất vui và nói "Nhất định cách mạng sẽ thắng!"
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong bài “ Bác Tôn - Nhà cách mạng bất tử” đã viết: Từ Khám Lớn, Sài Gòn, chúng tôi bị đày ra Côn Đảo, Bác Tôn với án khổ sai chung thân, còn tôi với án 10 năm tù cấm cố, nên khi ở Côn Đảo, chúng tôi hầu như bị cách biệt hoàn toàn. Bác Tôn phải làm việc cực nhọc như mọi người tù khổ sai ở Côn Đảo lúc bấy giờ. Tuy nhiên, bọn cai ngục rất nể Bác Tôn, bởi chúng biết rõ phẩm chất kiên cường của người chiến sĩ cộng sản này. Tôi nhớ, lúc đầu chúng đưa Bác Tôn ra làm cặp rằng ở Sở Lưới (là người tù phụ trách điều hành công việc của tù khổ sai ở Sở)... Bác Tôn chỉ ở Sở Lưới một thời gian ngắn. Bọn chủ ngục sợ rằng ở đó người cách mạng có nhiều cơ hội hoạt động mà chúng không kiểm soát được, nên đã đưa Bác Tôn vào làm cặp rằng ở Hầm xay lúa. Đây là nơi tù khổ sai chuyên xay lúa bị nhốt và suốt ngày phải làm việc quần quật trong không khí ồn ào, bụi bặm. Tù nhân bị nếm hình phạt này thì chỉ đôi ba tháng là kiệt sức, toét mắt và mang bệnh lao phổi. Bởi vậy nên hầm xay lúa được mệnh danh là "nhà tù trong nhà tù, địa ngục trong địa ngục".
Sau Cách mạng Tháng Tám, từ Côn Đảo trở về, vừa đặt chân lên đất liền, Bác lại tham gia hoạt động cách mạng ngay, góp phần cùng với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước…
Sau ngày cách mạng thành công, Bác Tôn được Đảng phân công đảm nhiệm nhiều cương vị, trọng trách khác nhau. Nhưng dù bất kỳ ở cương vị công tác nào Bác cũng luôn luôn phấn đấu hết sức mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó.
Bác Tôn - Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
Nhân dịp Bác Tôn 70 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chúc mừng và nói: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân... Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, Bác Tôn là con người vô cùng giản dị. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã viết: Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm... và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta… Tinh tuý của phẩm chất ấy chính là lòng yêu nước thương dân, niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng. Kiên trung, khiêm tốn và giản dị chân thành, hòa mình trong quần chúng là đức tính xuyên suốt cuộc đời của Bác Tôn.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng sống thật khiêm tốn, bình dị, Bác thường ăn những món ăn giản dị như các món ăn của quê nhà; mặc như những người bình thường. Có lần, một cán bộ chuẩn bị vượt Trường Sơn về Nam công tác, trước khi rời Hà Nội, chị đến thăm sức khỏe và chào Bác Tôn, thấy Bác mặc chiếc áo ấm cũ có nối thêm một đoạn cho khỏi ngắn, chị cảm động hỏi: Bác ơi, làm Chủ tịch nước sao Bác mặc áo nối thế này? Bác vui vẻ trả lời, Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn. Và thật xúc động biết bao khi vị Chủ tịch nước - vừa lãnh đạo nhân dân đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới về thăm quê vẫn mặc một bộ quần giản dị thường ngày. Sự khiêm tốn, giản dị của Bác Tôn đã hàm chứa được cái đẹp, cái trọn vẹn trong sáng về đạo đức cách mạng.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người”.
Là nhà lãnh đạo lỗi lạc và mẫu mực, Chủ tịch Tôn Đức Thắng mãi mãi để lại cho đời một di sản vô cùng quý giá về tư tưởng, đạo đức và tác phong, không phải được thể hiện qua những tác phẩm về lý luận mà bằng sự phát sáng trong thực tiễn hoạt động cách mạng dày dặn, phong phú, giàu tính đảng, tính chiến đấu, tính nhân văn và là sự biểu hiện rực rỡ của tư duy năng động, sáng tạo.
Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, khi chúng ta đang đẩy mạnh và thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, chúng ta càng thêm kính trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đồng chí - một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người chiến sĩ trung thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một nhà lãnh đạo mẫu mực của Đảng, của dân tộc ta, đã hiến dâng cả cuộc đời cho lý tưởng cộng sản, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tình hình hiện nay lại càng có ý nghĩa, bởi lẽ như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy Nhà nước… Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa”. Những hạn chế, yếu kém và khuyết điểm trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ… Để góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về” Học tập làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, trong một bài báo ngắn chưa thể nói hết cuộc đời và sự nghiêp cách mạng của Bác Tôn, nhưng trên những nét lớn về tinh thần và tấm gương về đạo đức cách mạng mà Bác Tôn đã để lại cho chúng ta vẫn còn nguyên giá trị to lớn.
Học tập tấm gương sống và chiến đấu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng góp phần để mọi cán bộ đảng viên tự soi mình, tự giác rèn luyện phấn đấu, khắc phục nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” mà Đảng ta đã chỉ ra. Nhấn mạnh nguy cơ này Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Trong đó nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu. Và, từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc./.
Thời thơ ấu, Bác Tôn được gia đình cho học chữ nho, chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Vốn có tư chất thông minh, học giỏi Bác có thể tìm được cho mình một công việc phù hợp an nhàn, có vị trí xã hội xứng đáng. Nhưng truyền thống của quê hương, gia đình và những tấm gương đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và những người yêu nước đương thời đã in sâu trong tâm trí và thắp lên trong lòng Bác Tôn những dự định lớn lao.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học ở quê nhà, Bác Tôn đã lên Sài Gòn với ý định học việc làm thợ để thực hiện hoài bão cuộc đời. Tại Sài Gòn, Bác Tôn đã nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Việc nhận ra những bất công mà giai cấp công nhân và người dân phải chịu đựng, càng giúp Bác Tôn thêm quyết tâm thực hiện lý tưởng, khát vọng làm những việc hữu ích cho đất nước, cho dân tộc và giai cấp công nhân. Bác đã tích cực tham gia vận động anh chị em công nhân, học sinh, lính thủy bãi khóa chống lại sự đánh đập vô lý của bọn chủ cai, và đòi tăng lương. Năm 1912, Bác đã tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son và vận động học sinh Trường Cơ khí Á Châu (Trường Bá Nghệ Sài Gòn) bãi khóa. Thắng lợi của cuộc đấu tranh bãi công đó đã tiếp thêm niềm tin vào sức mạnh của giai cấp công nhân và đem lại những kinh nghiệm bước đầu trong việc vận động đoàn kết, tập hợp công nhân chống lại tư bản thực dân.
Năm 1915, Bác Tôn vào học Trường Cơ khí Á Châu và sau đó, Bác làm việc trên chiến hạm của Pháp (France). Tại đây, Bác đã tham gia vào sự kiện binh biến, kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp ở Biển Đen vào ngày 20-4-1919 ủng hộ nước Nga (Xô Viết) - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, chống lại sự can thiệp vũ trang của đế quốc đối với Nhà nước Xô Viết non trẻ. Hành động này cho thấy, Bác không những là một người yêu nước mà còn là người có tinh thần quốc tế vô sản. Đồng thời, nó đã đặt gạch nối giữa cách mạng Nga với cách mạng Việt Nam, nối liền cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Năm 1920, trở về Sài Gòn, Bác Tôn tích cực tham gia hoạt động nghiệp đoàn và phong trào của giai cấp công nhân, thành lập và lãnh đạo Công hội bí mật ở Sài Gòn, hình thức tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu sự chuyển biến mới về chất của giai cấp công nhân nước ta từ chưa có tổ chức sang thời kỳ có tổ chức… Năm 1927, Bác Tôn được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (một tổ chức tiền thân của Đảng ta); cũng trong năm đó, Bác được cử làm Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ Bộ, Bí thư Thành bộ Sài Gòn.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người chiến sĩ cách mạng kiên cường
Từ khi trở thành đảng viên của Đảng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn nêu cao tinh thần cách mạng, hăng hái đi đầu trong cuộc đấu tranh cách mạng giữ vững khí tiết của người cộng sản dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hiến dâng cả cuộc đời cho độc lập tự do của dân tộc và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa - Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng ngời của tinh thần cách mạng bất khuất và đạo đức cách mạng trong sáng, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tháng 7-1929, Chủ tịch Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn (Sài Gòn), sau đó bị kết án 20 năm khổ sai, tháng 7-1930, bị đày ra Côn Đảo. Tại đây, Bác đã tham gia vận động thành lập chi bộ cộng sản tại nhà tù Côn Đảo và là một trong những Chi ủy viên đầu tiên của chi bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một tấm gương về đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Gần 70 năm đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, gần 17 năm bị đế quốc thực dân bắt giam cầm ở Khám Lớn, Sài Gòn cũng như ở địa ngục trần gian Côn Đảo, Bác đã tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng. Trước sự khủng bố tàn bạo của quân thù, với biết bao cực hình, tra tấn dã man, khi thì nhốt vào hầm xay lúa, khi thì nhốt vào trong hầm tối với tay chân bị xiềng xích còng kỵ, khi thì cho ăn lúa sống hoặc bỏ đói, bỏ khát... Song, Bác Tôn luôn nêu cao tinh thần cách mạng kiên cường, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Kiên trung, bất khuất kiên cường khiêm tốn, giản dị là đức tính suốt đời của Bác Tôn, từ khi là người chiến sĩ cộng sản bình thường cho tới lúc giữ các trọng trách cao nhất của Nhà nước. Bác Tôn là người ít nói về cá nhân mình, Bác không để lại tác phẩm nào nói về mình nhưng thực tế - Bác đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau “rất nhiều tác phẩm” bằng những hành động và việc làm của Bác. Đó là những tác phẩm hay hơn nhiều những bài viết… Đây là những nhận định của cố GS. Trần Văn Giàu người hoạt động cùng thời với Bác Tôn.
Cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh kể lại về những ngày sống với Bác Tôn ở Côn Đảo: ...Thời gian tôi được gặp Bác Tôn, biết Bác Tôn và sống chung với Bác nhiều nhất là thời kỳ ở Côn Đảo... Ra đến Côn Đảo, tôi và hai người bạn nữa còn nhỏ tuổi nên bị giam ở Banh I, không bị bắt đi làm khổ sai hằng ngày. Ở đó có Bác Tôn, vì cao tuổi nên chúng không bắt Bác đi làm khổ sai. Bác và chúng tôi phải dọn dẹp các sam (chambre), quét sân, nhổ cỏ và nhiều việc khác ở Banh I.
Thấy chúng tôi còn trẻ mà đã giác ngộ cách mạng thì Bác rất thương. Bác bắt đầu giảng giải cho tôi và hai người bạn hiểu thế nào là cách mạng, thế nào là chủ nghĩa cộng sản. Bác rất hiền. Bác không những thương chúng tôi mà còn thương các bạn tù khác, kể cả tù thường phạm. Khi họ đi làm về, sau bữa ăn, bị nhốt ở trong sam thì Bác thường gần gũi họ, giảng giải cho họ những điều sơ đẳng nhất về chủ nghĩa cộng sản, về lòng yêu nước và động viên họ phải can đảm lên, cố chịu đựng rồi khi ra tù sẽ tiếp tục làm cách mạng. Những người tù thường phạm cũng được Bác giáo dục về chủ nghĩa yêu nước và chỉ cho họ biết chính vì nước mình không có độc lập, tự do cho nên họ rơi vào cảnh nghèo khổ và phải làm những nghề bất chính để nuôi sống bản thân và gia đình. Khi bị bắt họ lại bị đày ải và tù tội…
Trong những ngày bị giam cầm ở Sở Lưới, viên cai ngục rất kính trọng Bác, nói với Bác cứ ở ngoài, ngủ ở ngoài cho thoáng nhưng Bác vẫn vào trong Sở Lưới ở với anh em… Đấy cũng là những điều mà bản thân tôi học tập ở Bác. Bác luôn thể hiện tình thương đối với những người bạn tù và luôn luôn giáo dục họ để họ hiểu được cách mạng, hiểu con đường cách mạng. Năm 1936 tôi được ân xá và trở về đất liền. Năm 1941 tôi lại bị bắt giam trở lại Côn Đảo và tôi đã gặp lại Bác Tôn ở Sở Lưới. Gặp lại tôi, Bác rất mừng vì thấy tôi còn trẻ mà tuy được ân xá rồi vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Khi Bác hỏi tôi về tình hình phong trào cách mạng, tình hình phát triển Đảng ở bên ngoài tôi thuật lại cho Bác nghe theo hiểu biết của tôi. Bác rất vui và nói "Nhất định cách mạng sẽ thắng!"
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong bài “ Bác Tôn - Nhà cách mạng bất tử” đã viết: Từ Khám Lớn, Sài Gòn, chúng tôi bị đày ra Côn Đảo, Bác Tôn với án khổ sai chung thân, còn tôi với án 10 năm tù cấm cố, nên khi ở Côn Đảo, chúng tôi hầu như bị cách biệt hoàn toàn. Bác Tôn phải làm việc cực nhọc như mọi người tù khổ sai ở Côn Đảo lúc bấy giờ. Tuy nhiên, bọn cai ngục rất nể Bác Tôn, bởi chúng biết rõ phẩm chất kiên cường của người chiến sĩ cộng sản này. Tôi nhớ, lúc đầu chúng đưa Bác Tôn ra làm cặp rằng ở Sở Lưới (là người tù phụ trách điều hành công việc của tù khổ sai ở Sở)... Bác Tôn chỉ ở Sở Lưới một thời gian ngắn. Bọn chủ ngục sợ rằng ở đó người cách mạng có nhiều cơ hội hoạt động mà chúng không kiểm soát được, nên đã đưa Bác Tôn vào làm cặp rằng ở Hầm xay lúa. Đây là nơi tù khổ sai chuyên xay lúa bị nhốt và suốt ngày phải làm việc quần quật trong không khí ồn ào, bụi bặm. Tù nhân bị nếm hình phạt này thì chỉ đôi ba tháng là kiệt sức, toét mắt và mang bệnh lao phổi. Bởi vậy nên hầm xay lúa được mệnh danh là "nhà tù trong nhà tù, địa ngục trong địa ngục".
Sau Cách mạng Tháng Tám, từ Côn Đảo trở về, vừa đặt chân lên đất liền, Bác lại tham gia hoạt động cách mạng ngay, góp phần cùng với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước…
Sau ngày cách mạng thành công, Bác Tôn được Đảng phân công đảm nhiệm nhiều cương vị, trọng trách khác nhau. Nhưng dù bất kỳ ở cương vị công tác nào Bác cũng luôn luôn phấn đấu hết sức mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó.
Bác Tôn - Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
Nhân dịp Bác Tôn 70 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chúc mừng và nói: Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân... Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, Bác Tôn là con người vô cùng giản dị. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã viết: Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm... và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta… Tinh tuý của phẩm chất ấy chính là lòng yêu nước thương dân, niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng. Kiên trung, khiêm tốn và giản dị chân thành, hòa mình trong quần chúng là đức tính xuyên suốt cuộc đời của Bác Tôn.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng sống thật khiêm tốn, bình dị, Bác thường ăn những món ăn giản dị như các món ăn của quê nhà; mặc như những người bình thường. Có lần, một cán bộ chuẩn bị vượt Trường Sơn về Nam công tác, trước khi rời Hà Nội, chị đến thăm sức khỏe và chào Bác Tôn, thấy Bác mặc chiếc áo ấm cũ có nối thêm một đoạn cho khỏi ngắn, chị cảm động hỏi: Bác ơi, làm Chủ tịch nước sao Bác mặc áo nối thế này? Bác vui vẻ trả lời, Chủ tịch nước mặc áo nối thì dân mới có đủ cơm ăn. Và thật xúc động biết bao khi vị Chủ tịch nước - vừa lãnh đạo nhân dân đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới về thăm quê vẫn mặc một bộ quần giản dị thường ngày. Sự khiêm tốn, giản dị của Bác Tôn đã hàm chứa được cái đẹp, cái trọn vẹn trong sáng về đạo đức cách mạng.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người”.
Là nhà lãnh đạo lỗi lạc và mẫu mực, Chủ tịch Tôn Đức Thắng mãi mãi để lại cho đời một di sản vô cùng quý giá về tư tưởng, đạo đức và tác phong, không phải được thể hiện qua những tác phẩm về lý luận mà bằng sự phát sáng trong thực tiễn hoạt động cách mạng dày dặn, phong phú, giàu tính đảng, tính chiến đấu, tính nhân văn và là sự biểu hiện rực rỡ của tư duy năng động, sáng tạo.
Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, khi chúng ta đang đẩy mạnh và thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, chúng ta càng thêm kính trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đồng chí - một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người chiến sĩ trung thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một nhà lãnh đạo mẫu mực của Đảng, của dân tộc ta, đã hiến dâng cả cuộc đời cho lý tưởng cộng sản, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong tình hình hiện nay lại càng có ý nghĩa, bởi lẽ như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy Nhà nước… Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa”. Những hạn chế, yếu kém và khuyết điểm trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ… Để góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về” Học tập làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, trong một bài báo ngắn chưa thể nói hết cuộc đời và sự nghiêp cách mạng của Bác Tôn, nhưng trên những nét lớn về tinh thần và tấm gương về đạo đức cách mạng mà Bác Tôn đã để lại cho chúng ta vẫn còn nguyên giá trị to lớn.
Học tập tấm gương sống và chiến đấu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng góp phần để mọi cán bộ đảng viên tự soi mình, tự giác rèn luyện phấn đấu, khắc phục nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” mà Đảng ta đã chỉ ra. Nhấn mạnh nguy cơ này Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Trong đó nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu. Và, từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc./.
Khai thác dầu từ tầng đá móng là cú hích kinh tế quan trọng thời đổi mới  (29/08/2018)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 20 đến ngày 26-8-2018)  (28/08/2018)
Việt Nam ủng hộ chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ  (28/08/2018)
Tuyên bố chung Việt Nam - Ai Cập: Củng cố lòng tin chiến lược  (28/08/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 20 đến 26-8-2018)  (28/08/2018)
Bác sỹ trẻ tình nguyện khám bệnh trên quê hương cách mạng  (28/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên