Hà Nội tiếp tục đầu tư phát triển phương tiện xe buýt kết nối
Trước khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, cả Hà Nội và Hà Tây chỉ có 68 tuyến buýt với trên 1.000 xe vận hành.
Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, hợp nhất Hà Nội - Hà Tây, tính đến tháng 5, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố đã phát triển khoảng hơn 110 tuyến, bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã, phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm, khu công nghiệp.
Để đạt mục tiêu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng được 20% - 25% vào năm 2025, thời gian tới. Hà Nội tiếp tục triển khai hàng loạt giải pháp; trong đó, phát triển mạng lưới, tăng cường kết nối là giải pháp quan trọng nhằm thu hút người dân đi xe buýt.
Hiệu quả của buýt kết nối
Việc mở mới các tuyến buýt và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xe buýt trong giai đoạn vừa qua đã góp phần hoàn thiện, tăng cường tính kết nối của toàn mạng buýt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực ngoại thành vào trung tâm thành phố.
Từ đó, giảm bớt áp lực phương tiện cá nhân di chuyển vào nội đô, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội.
Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, Hà Nội đã quan tâm mở các tuyến buýt kết nối đến các bến xe và kết nối vùng ngoại thành, khu công nghệ cao Hòa Lạc, Chùa Hương… với trung tâm Hà Nội.
Sở Giao thông Vận tải thành phố cũng đang lên kế hoạch kết nối xe buýt với các ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông để nâng hiệu quả của tuyến đường sắt đô thị này.
Việc đưa vào hoạt động 3 tuyến xe buýt 106: Khu đô thị Mỗ Lao - Viện 103 - Aeon Mall Long Biên và 107: Kim mã-Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam; tuyến buýt 103: Mỹ Đình-Chùa Hương- Hương Sơn được kỳ vọng góp phần mang lại diện mạo giao thông công cộng thân thiện, chất lượng hơn phục vụ người dân.
Sau một thời gian đưa vào hoạt động, các tuyến buýt này đã phát huy hiệu quả, được chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao; trong đó, tuyến buýt 107 có giá 9.000 đồng/lượt đi qua Đại học FPT đã giúp sinh viên Đại học FPT tham gia giao thông thuận lợi hơn.
Tuyến buýt này sử dụng xe chất lượng cao được thiết kế, sản xuất tại châu Âu, được trang bị đầy đủ các tiện ích phục vụ hành khách như đèn led, wifi, GPRS kết nối âm thanh tự động…
Giao thông thuận lợi đã tác động đến phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Lãnh đạo huyện Mỹ Đức cho biết, từ khi tuyến buýt 103 kết nối từ bến xe Mỹ Đình - Chùa Hương - Hương Sơn đã thu hút thêm lượng khách du lịch đáng kể đến Chùa Hương, nhất là vào mùa lễ hội.
Ngoài các tuyến buýt trên, từ năm 2014 đến nay, Hà Nội cũng đã điều chỉnh mở thêm hàng chục tuyến buýt nhằm phục vụ nhân dân các khu vực Xuân Giang (Sóc Sơn), thị xã Sơn Tây, thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên), xã Hồng Vân (Thường Tín), khu vực đê Hồng Hà phục vụ nhân dân các xã thuộc huyện Đan Phượng, Phúc Thọ; các xã Phúc Tú, Tân Dân (huyện Phú Xuyên), xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn), xã Thạch Đà, KCN Quang Minh (huyện Mê Linh)…
Thời gian tới, thành phố tiếp tục cải thiện và mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến theo hướng hợp lý hóa lộ trình; đặc biệt kết nối với đường sắt đô thị, tuyến buýt BRT. Đồng thời, vươn tới các khu vực ngoại thành, khu đô thị, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khu chung cư…
Khắc phục những bất cập
Bên cạnh những kết quả đạt được, mạng lưới xe buýt ở Thủ đô vẫn còn nhiều hạn chế.
Nhu cầu sử dụng xe buýt trong dân vẫn còn nhiều nhưng do việc tiếp cận khó khăn như phải đi xa mới đến điểm chờ xe buýt, chưa có buýt kết nối đến các khu vực dân cư… do đó xe buýt chưa thực sự hấp dẫn.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sản lượng hành khách đi xe buýt sụt giảm trong vài năm trở lại đây.
Ông Lê Anh Quân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm đề xuất, cần xem xét kéo dài các tuyến buýt vào sâu trong các khu dân cư đang đô thị hóa, các khu đô thị mới để thu hút thêm người dân đi xe buýt.
Ví dụ như ở quận Long Biên và huyện Gia Lâm đã hình thành nhiều khu đô thị như Đặng Xá, Sài Đồng, Việt Hưng... song chưa khép sâu các tuyến buýt vào bên trong, do đó cần điều tiết luồng tuyến, kéo dài lộ trình buýt vào các khu vực này để phục vụ.
Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, thừa nhận, mạng lưới xe buýt hiện nay ở Hà Nội đang bộc lộ một số tồn tại, bất cập và bất hợp lý như kết cấu mạng lưới chưa mạch lạc, chưa phân cấp hợp lý; một số đoạn tuyến tỷ lệ trùng tuyến còn khá cao.
Trong mạng lưới vẫn còn thiếu các loại hình tuyến buýt gom, chuyển trong nội bộ mạng, còn tồn tại loại hình một tuyến chính có nhiều tuyến nhánh. Mật độ của mạng lưới phân bố không đều, mức độ bao phủ tại các khu phố cũ, phố cổ ở nội thành, các khu đô thị mới, các xã huyện xa trung tâm còn hạn chế. Mạng lưới xe buýt tập trung ở khu vực nội đô nhưng chủ yếu ở các trục phố chính và khu vực phía đông thành phố. Mạng lưới còn khá mỏng ở khu vực ngoại thành phía Tây thành phố.
Mạng lưới tuyến cũng còn thiếu ổn định, một số tuyến còn chưa hợp lý về lộ trình, độ dài, chưa hấp dẫn người đi xe. Biểu đồ vận hành vẫn đối mặt với nguy cơ bị phá vỡ do ùn tắc giao thông trên tuyến dẫn đến hiện tượng khách phải chờ lâu hoặc lúc quá vắng khách, lúc quá tải vào giờ cao điểm.
Để khắc phục vấn đề luồng, tuyến, trong thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang yêu cầu rà soát lại để hợp lý hóa luồng tuyến; xây dựng các điểm trung chuyển kết nối mạng lưới tuyến xe buýt; triển khai các loại hình giao thông tiếp cận (xe đạp công cộng…), các điểm trông giữ phương tiện cá nhân cho xe buýt.
Đồng thời hợp lý hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ, điểm kết nối giữa các tuyến xe buýt, ưu tiên tuyệt đối trong tổ chức giao thông cho xe buýt, đồng thời xây dựng quy trình về quản lý hạ tầng thống nhất, đề xuất đưa hạ tầng xe buýt vào quy hoạch chung về giao thông…/.
Thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Nam Phi  (05/08/2018)
Hội nghị AMM 51: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự các hội nghị liên quan  (05/08/2018)
Phó Thủ tướng gặp song phương Bộ trưởng Ấn Độ, Philippines và Brunei  (04/08/2018)
Việt Nam chia sẻ quan ngại về tình hình Biển Đông tại ARF 25  (04/08/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay