Dấu ấn của đoàn Việt Nam tại Diễn đàn Chính trị Cấp cao 2018 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững
Từ ngày 9 đến ngày 19-7, tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ) đã diễn ra Phiên họp Cấp cao và Diễn đàn Chính trị Cấp cao của Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc.
Tham dự Diễn đàn Chính trị Cấp cao 2018 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững có sự tham gia của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC), Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, và hơn 2.500 đại biểu từ 193 nước thành viên, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương làm Trưởng đoàn tham dự với tư cách thành viên ECOSOC nhiệm kỳ 2016 - 2018, đã có nhiều đóng góp và dấu ấn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Phát biểu tại Phiên họp Cấp cao, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện Chương trình nghị sự 2030, tiếp tục phát huy tối đa nội lực kết hợp tăng cường hội nhập quốc tế, củng cố các mối quan hệ đối tác toàn cầu, đối tác công tư để thúc đẩy xây dựng xã hội phát triển bền vững và tự cường, không bỏ lại ai ở phía sau. Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cũng chỉ ra các thách thức ở cấp độ toàn cầu, nhấn mạnh để thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), cần phải bảo đảm hòa bình và ổn định trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, kêu gọi các nước có trách nhiệm tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước, nhất là các nước đang phát triển. Bên cạnh phát biểu của Trưởng đoàn, đoàn Việt Nam cũng đã có các phát biểu đóng góp vào các phiên họp rà soát 6 Mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời phối hợp với các nước xây dựng, thông qua Tuyên bố cấp Bộ trưởng theo hướng cân bằng, tích cực, có nhiều nội dung phản ánh quan tâm, lợi ích của các nước đang phát triển.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Chính trị Cấp cao, Phiên họp Cấp cao 2018, ngày 16-7, Việt Nam đã trình bày Báo cáo Quốc gia tự nguyện (VNR) với sự quan tâm tham gia, đối thoại xây dựng của nhiều nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và giới học giả quốc tế. Các đại biểu dự Phiên họp Cấp cao đánh giá cao cam kết, thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững, cách tiếp cận bao trùm và nghiêm túc của Việt Nam với sự tham gia đóng góp đầy đủ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và người dân trong tiến trình này; đồng thời đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Bên lề Diễn đàn Chính trị Cấp cao, Việt Nam cũng đã cùng các nước Thái Lan, Bhutan, Liên minh châu Âu (EU), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc tổ chức Tọa đàm “Kinh tế xanh và tác động mang tính chuyển đổi đối với phát triển bền vững trên mọi khía cạnh”; và cùng Phần Lan tổ chức Tọa đàm về “Quản lý rủi ro trong cung cấp Nước và Vệ sinh - Công cụ phần mềm và hợp tác công - tư”. Các cuộc tọa đàm này được nhiều nước, tổ chức, học giả quốc tế quan tâm và đánh giá cao.
Kết thúc các phiên họp, Diễn đàn Chính trị Cấp cao, Phiên họp Cấp cao đã thông qua Tuyên bố cấp Bộ trưởng khẳng định quyết tâm của các nước trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phát biển bền vững, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau, nhấn mạnh quyết tâm xây dựng các xã hội phát triển bền vững và tự cường. Cũng tại HLPF năm nay, 47 nước, trong đó có Việt Nam, đã trình bày Báo cáo Quốc gia tự nguyện về việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030./.
Việt Nam hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh giữa Nga và Hoa Kỳ  (19/07/2018)
Khẩn trương ổn định cuộc sống người dân sau bão số 3  (19/07/2018)
Phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội nghị biểu dương người có công  (19/07/2018)
Chính sách ưu đãi người có công là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài  (19/07/2018)
Lời hứa nghị trường  (19/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay