Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016
23:12, ngày 30-06-2018
TCCSĐT - Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 58/2018/QH14 về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
Nghị quyết nêu rõ Tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 1.407.572 tỷ đồng (một triệu, bốn trăm linh bảy nghìn, năm trăm bảy mươi hai tỷ đồng), bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2015, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.
Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 1.574.448 tỷ đồng (một triệu, năm trăm bảy mươi tư nghìn, bốn trăm bốn mươi tám tỷ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017.
Bội chi ngân sách Nhà nước là 248.728 tỷ đồng (hai trăm bốn mươi tám nghìn, bảy trăm hai mươi tám tỷ đồng), bằng 5,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước gồm: Vay trong nước 197.165 tỷ đồng (một trăm chín mươi bảy nghìn, một trăm sáu mươi lăm tỷ đồng); vay ngoài nước 51.563 tỷ đồng (năm mươi mốt nghìn, năm trăm sáu mươi ba tỷ đồng).
Quốc hội giao Chính phủ công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 theo đúng quy định của pháp luật; Chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nghiên cứu, thực hiện các đề xuất được nêu trong Báo cáo thẩm tra số 1024/BC-UBTCNS14 ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước và ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016; chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp khẩn trương rà soát, phê duyệt quyết toán các dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đã hoàn thành; có biện pháp khẩn trương chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
Quốc hội yêu cầu khắc phục triệt để, không để tiếp diễn tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư công đã hoàn thành nhưng chậm phê duyệt quyết toán; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của cấp mình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
Quốc hội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và báo cáo cụ thể với Quốc hội về danh sách, mức độ sai phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2016 khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 59/2018/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019; Nghị quyết số 62/2018/QH14 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018”; Nghị quyết số: 61/2018/QH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018."
Nghị quyết số 59/2018/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019 nêu rõ tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật; xem xét, thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).
Quốc hội cũng sẽ xem xét, thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo công tác năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán nhà nước; xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020; xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có); xem xét, thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề bức xúc, nổi lên từ kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (nếu có); thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, việc tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018".
Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018”
Theo Nghị quyết số 62/2018/QH14 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018,” Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ làm Trưởng đoàn giám sát; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt làm Phó Trưởng đoàn Thường trực. Các Phó Trưởng đoàn gồm: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy.
Đoàn giám sát thực hiện giám sát các nội dung: Tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và các hoạt động liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; rà soát các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành, tập đoàn, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cá nhân về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018.
Đoàn giám sát thực hiện giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018; trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan; xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy trong thời gian tới.
Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”
Nghị quyết số 61/2018/QH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018” nêu rõ Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn giám sát; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Phó Trưởng đoàn Thường trực. Các Phó Trưởng đoàn gồm: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải.
Đoàn giám sát thực hiện giám sát các nội dung: Tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị theo quy định của Luật Đất đai 2013; rà soát các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
Đoàn giám sát cũng xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trong thời gian tới./.
Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 1.574.448 tỷ đồng (một triệu, năm trăm bảy mươi tư nghìn, bốn trăm bốn mươi tám tỷ đồng), bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017.
Bội chi ngân sách Nhà nước là 248.728 tỷ đồng (hai trăm bốn mươi tám nghìn, bảy trăm hai mươi tám tỷ đồng), bằng 5,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước gồm: Vay trong nước 197.165 tỷ đồng (một trăm chín mươi bảy nghìn, một trăm sáu mươi lăm tỷ đồng); vay ngoài nước 51.563 tỷ đồng (năm mươi mốt nghìn, năm trăm sáu mươi ba tỷ đồng).
Quốc hội giao Chính phủ công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 theo đúng quy định của pháp luật; Chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nghiên cứu, thực hiện các đề xuất được nêu trong Báo cáo thẩm tra số 1024/BC-UBTCNS14 ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước và ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016; chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp khẩn trương rà soát, phê duyệt quyết toán các dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đã hoàn thành; có biện pháp khẩn trương chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
Quốc hội yêu cầu khắc phục triệt để, không để tiếp diễn tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư công đã hoàn thành nhưng chậm phê duyệt quyết toán; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của cấp mình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
Quốc hội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và báo cáo cụ thể với Quốc hội về danh sách, mức độ sai phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước năm 2016 khi trình Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 59/2018/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019; Nghị quyết số 62/2018/QH14 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018”; Nghị quyết số: 61/2018/QH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018."
Nghị quyết số 59/2018/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019 nêu rõ tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật; xem xét, thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).
Quốc hội cũng sẽ xem xét, thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo công tác năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán nhà nước; xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020; xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có); xem xét, thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề bức xúc, nổi lên từ kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (nếu có); thảo luận báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, việc tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018".
Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018”
Theo Nghị quyết số 62/2018/QH14 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018,” Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ làm Trưởng đoàn giám sát; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt làm Phó Trưởng đoàn Thường trực. Các Phó Trưởng đoàn gồm: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy.
Đoàn giám sát thực hiện giám sát các nội dung: Tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và các hoạt động liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; rà soát các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành, tập đoàn, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cá nhân về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018.
Đoàn giám sát thực hiện giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018; trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan; xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy trong thời gian tới.
Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”
Nghị quyết số 61/2018/QH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018” nêu rõ Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn giám sát; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Phó Trưởng đoàn Thường trực. Các Phó Trưởng đoàn gồm: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải.
Đoàn giám sát thực hiện giám sát các nội dung: Tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị theo quy định của Luật Đất đai 2013; rà soát các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
Đoàn giám sát cũng xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị; quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trong thời gian tới./.
Đề nghị thi hành kỷ luật hai ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn  (30/06/2018)
Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng  (29/06/2018)
Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng  (29/06/2018)
Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018  (29/06/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên