Việt Nam luôn dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ đặc biệt với Lào
22:38, ngày 15-06-2018
Chiều 15-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith bên lề Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ tám tại Bangkok, Thái Lan.
Tại cuộc hội đàm, thủ tướng hai nước đã bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mới của quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Với quyết tâm tiếp tục đưa hợp tác song phương vào chiều sâu, hai Thủ tướng nhất trí phối hợp thúc đẩy triển khai đầy đủ các thỏa thuận cấp cao và kết quả của Kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Lào, có các biện pháp quyết liệt để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc, đặc biệt đối với các dự án hợp tác trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng và kết nối giao thông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và tăng cường quan hệ gắn bó đặc biệt với Lào.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào anh em sẽ tiếp tục phát huy tốt thành quả đạt được thời gian qua, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội năm năm lần thứ tám (2016 - 2020), xây dựng đất nước Lào ngày càng phồn vinh và thịnh vượng.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn Chính phủ Lào cùng các nước ASEAN khác đã cam kết ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và sự ủng hộ của Lào đối với các sáng kiến của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền thời gian qua.
Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ trong ASEAN và các diễn đàn đa phương khác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại mỗi nước cũng như ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho biết ông sẽ sớm gặp và trực tiếp trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào, khẳng định sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương của Lào phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hợp tác, đặc biệt là tại các dự án quan trọng có ý nghĩa lớn về phát triển kinh tế, xã hội, mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Thủ tướng Lào đã nhận lời tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN tại Hà Nội vào tháng Chín./.
Với quyết tâm tiếp tục đưa hợp tác song phương vào chiều sâu, hai Thủ tướng nhất trí phối hợp thúc đẩy triển khai đầy đủ các thỏa thuận cấp cao và kết quả của Kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Lào, có các biện pháp quyết liệt để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc, đặc biệt đối với các dự án hợp tác trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng và kết nối giao thông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và tăng cường quan hệ gắn bó đặc biệt với Lào.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào anh em sẽ tiếp tục phát huy tốt thành quả đạt được thời gian qua, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội năm năm lần thứ tám (2016 - 2020), xây dựng đất nước Lào ngày càng phồn vinh và thịnh vượng.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn Chính phủ Lào cùng các nước ASEAN khác đã cam kết ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và sự ủng hộ của Lào đối với các sáng kiến của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền thời gian qua.
Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ trong ASEAN và các diễn đàn đa phương khác, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại mỗi nước cũng như ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho biết ông sẽ sớm gặp và trực tiếp trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào, khẳng định sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương của Lào phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hợp tác, đặc biệt là tại các dự án quan trọng có ý nghĩa lớn về phát triển kinh tế, xã hội, mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Thủ tướng Lào đã nhận lời tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN tại Hà Nội vào tháng Chín./.
Thủ tướng bắt đầu chương trình dự hội nghị ACMECS 8 và CLMV 9  (15/06/2018)
Thủ tướng phê chuẩn ông Phan Ngọc Thọ làm Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế  (15/06/2018)
Thủ tướng chỉ thị triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa  (15/06/2018)
Chủ tịch Quốc hội Micronesia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (15/06/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (Từ ngày 04 đến 10-6-2018)  (15/06/2018)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay