Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23-8 đến ngày 29-8-2010)
Từ ngày 21 đến 23-8-2010, tại thành phố Ðà Nẵng diễn ra Cuộc họp vòng III Ủy ban liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào. Tại cuộc họp, hai bên nhất trí đánh giá cao nỗ lực củacác đội cắm mốc liên hợp đã triển khai kế hoạch tăng dày và tôn tạohệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào: từ tháng 2 đến tháng 8-2010, hai bên đã xác định được 147 vị trí mốc, xây dựng được 170 cột mốc. Hai bên quyết tâm đến cuối năm 2010 sẽ xác định 87 mốc và xây dựng 120 mốc, hoàn thành kế hoạch đề ra. Năm 2011 là năm bản lề của công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào, theo đó thỏa thuận sẽ xác định và xây dựng 258 vị trí mốc, tiến tới hoàn thành xác định vị trí mốc tại thực địa trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào trong năm 2012. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, hai bên đã đề ra một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ cắm mốc, trong đó có việc điều chuyển lực lượng kỹ thuật và phương tiện từ những cặp tỉnh đã hoàn thành cắm mốc sang những cặp tỉnh còn nhiều mốc chưa cắm, tổ chức phong trào thi đua… Hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp cũng trao đổi ý kiến về việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 20 về quản lý biên giới giữa hai nước vào tháng 12-2010 tại thành phố Luông Pra-băng (Lào).
2. Kết thúc phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Từ ngày 20 đến ngày 25-8-2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ 33 tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Tham dự phiên họp, có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về hai dự án luật dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII, đó là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm (dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp); xem xét, cho ý kiến về bốn dự án luật dự kiến trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám, gồm: Luật Khiếu nại; Luật Ðo lường; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ Quốc phòng và Bộ Công an báo cáo về tình hình Biển Ðông, tình hình an ninh, trật tự trước Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI; đồng thời, cho ý kiến về dự thảo báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2011; xem xét.
3. Kỳ họp thứ 12 Hội đồng Lý luận Trung ương
Ngày 26-8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức kỳ họp thứ 12, tập trung vào Hội thảo khoa học về một số nội dung trong các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng; đánh giá hoạt động của Hội đồng trong 8 tháng qua và bàn nhiệm vụ công tác đến hết năm 2010. Chủ trì Kỳ họp, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ: Hội thảo khoa học tại kỳ họp này của Hội đồng tập trung vào 3 nội dung lớn trong các dự thảo văn kiện: Một là, mô hình, mục tiêu và phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần phục vụ cho việc hoàn thiện Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung, phát triển năm 2011). Hai là, những cơ chế, giải pháp mới bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn 2011-2020, góp phần phục vụ cho việc tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Ba là, thực trạng và yêu cầu tiếp tục đổi mới, kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ của Đảng giai đoạn 2011-2015, góp phần phục vụ cho việc hoàn thiện Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XI của Đảng.
Sáng 25-8-2010, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 42, Hội nghị Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC) lần thứ 4 và các Hội nghị liên quan với quyết tâm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng thịnh vượng dựa trên những nền tảng vững chắc về kinh tế, xã hội và môi trường. Dự Lễ khai mạc có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, các Bộ trưởng AEMs và AEC cùng các quan chức cao cấp của AEMs và AEC. Là sự kiện thường niên quan trọng nhất của năm 2010 thuộc trụ cột kinh tế của Cộng đồng ASEAN, Hội nghị lần này tập trung đánh giá toàn diện tiến triển hợp tác kinh tế trong thời gian qua; đề ra những quyết sách trên con đường thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015; tiến hành đối thoại với các Bộ trưởng kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ấn Độ và Nga; trao đổi với đại diện giới doanh nghiệp, giới truyền thông nhằm đưa những kết của hội nhập kinh tế của khu vực đến với cộng đồng doanh nghiệp và người dân ASEAN.
Trong hai ngày 26 và 27-8-2010, tại thành phố Ðà Lạt đã diễn ra Diễn đàn Ðông Á lần thứ tám với chủ đề "Tăng cường kết nối vì liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng tại Ðông Á" với sự tham gia của đại diện các chính phủ, học giả và doanh nghiệp của 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm trao đổi ý tưởng và thảo luận cách thức thúc đẩy hợp tác, liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng Ðông Á. Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định tầm nhìn về một cộng đồng Ðông Á hòa bình, ổn định, thịnh vượng và tiến bộ, đang dần được hình thành trên thực tế. Hiện nay Ðông Á là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và năng động. Mức độ liên kết kinh tế - thương mại giữa các nước ở khu vực Ðông Á ngày càng trở nên sâu sắc, với một mạng lưới các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA) song phương và đa phương. Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, chênh lệch trình độ phát triển, hạn chế về hạ tầng cơ sở và những khác biệt về văn hóa đang là những thách thức rất lớn. Do đó, ngoài hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, giao lưu nhân dân, xây dựng ý thức cộng đồng và bản sắc khu vực, một trọng tâm cho hợp tác trong thời gian tới là tăng cường tính kết nối giữa các nền kinh tế về cả hạ tầng cơ sở lẫn con người.
6. Hội thảo “Hồ Chí Minh - Nhà chiến lược thiên tài”
Ngày 27-8-2010, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Hồ Chí Minh - Nhà chiến lược thiên tài.” Tại Hội thảo, với quan điểm khách quan, khoa học; dựa trên những tài liệu mới, tin cậy, Hội thảo tập trung làm rõ một số vấn đề như góp thêm vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống, làm sáng tỏ thêm những giá trị tư tưởng và sự lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực đường lối chủ trương về chính trị, quân sự, văn hóa, ngoại giao, vai trò của đảng cầm quyền, nghiên cứu vận dụng tư tưởng, sự lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa hiện nay. Đây cũng là dịp tuyên truyền đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí độc lập tự chủ; bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nhất là với thế hệ trẻ; tạo sự thống nhất cao trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời phản bác những âm mưu và luận điệu xuyên tạc về cách mạng Việt Nam và tư tuởng Hồ Chí Minh. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 50 tham luận khoa học của các tác giả trong và ngoài quân đội.
7. Đại hội Thi đua yêu nước thành phố Hà Nội
Sáng 28-8-2010, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước thành phố giai đoạn 2010-2015 với chủ đề: “Phát huy truyền thống 1.000 năm văn hiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đoàn kết, người thi đua là những người yêu nước nhất”, năm năm qua, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng và an ninh, xây dựng quản lý đô thị, tạo bước chuyển biến mới trong cải cách hành chính, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền... Với những thành tựu đã đạt được, Thành phố Hà Nội đã vinh dự được đón nhận Huân chương Sao Vàng (lần thứ 3). Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, với vai trò vị đặc biệt của Thủ đô, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Hà Nội cần tiếp tục có biện pháp tổ chức và động viên phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ để đạt những thành tựu cao hơn. Trong đó, tập trung vào các vấn đề: quán triệt sâu sắc Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; gắn phong trào thi đua yêu nước với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thường xuyên quan tâm phát hiện nhân tố mới, nhân rộng điển hình tiên tiến và thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm tính thường xuyên, liên tục, bền vững, sâu rộng nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong phong trào thi đua yêu nước của thành phố.
8. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và Vương quốc Cam-pu-chia
Chiều 28-8-2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân, cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Thành phốHồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào từ ngày 24 đến 26-8 và thăm cấp Nhà nước Vương quốc Cam-pu-chia từ ngày 26 đến 28-8. Trong các cuộc tọa đàm với chủ đề "Kinh nghiệm, tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam" tại Lào và Cam-pu-chia được tổ chức nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước, các nhà lãnh đạo Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia đã ghi nhận nhiều kiến nghị, sáng kiến rất cụ thể và thiết thực mà các nhà đầu tư Việt Nam nêu ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư vào Lào và Cam-pu-chia. Chủ tịch nước cũng đã có các cuộc gặp gỡ với đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Lào và Cam-pu-chia, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, động viên bà con đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước Lào và Cam-pu-chia và vun đắp cho tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia. Trong các cuộc hội đàm, hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, lãnh đạo Lào và lãnh đạo Cam-pu-chia khẳng định luôn quan tâm và sẽ tạo điều kiện giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống ổn định. Những kết quả rất tốt đẹp của hai chuyến thăm góp phần quan trọng vào việc tăng cường, củng cố và đưa quan hệ giữa Việt Nam với Lào và Cam-pu-chia phát triển lên tầm cao mới. Các nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và đang phát triển mạnh mẽ giữa Việt Nam với Lào và Cam-pu-chia, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau.
9. Kỷ niệm 80 năm phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh
Ngày 29-8-2010, tại thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 65 năm Quốc khánh, 80 năm phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh và 50 năm kết nghĩa Hà Tĩnh - Bình Định. Dự Lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đại diện lãnh đạo Quân khu IV, các tỉnh Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, các vị lão thành cách mạng, anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cùng hàng nghìn cán bộ, công chức, nhân dân. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh nêu bật ý nghĩa lịch sử của phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh từ những ngày đầu thành lập Đảng trong cuộc đấu tranh đánh đổ chế độ phong kiến, thực dân xâm lược. Từ phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, Đảng rút ra được những bài học quý giá để lãnh đạo giành chính quyền về tay công nông, giải phóng đất nước. Trong những ngày tổng khởi nghĩa, Hà Tĩnh là 1 trong 4 tỉnh đầu tiên trong cả nước giành được chính quyền. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, năng động, sáng tạo phát triển kinh tế, xã hội và đã giành được nhiều thành tựu to lớn. Từ một tỉnh nghèo thuần nông, Hà Tĩnh đang có bước phát triển có tính đột phá thành một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ tại khu vực Bắc Trung bộ.
10. Lễ chào mừng giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields 2010
Tối 29-8-2010, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ chào mừng giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields 2010. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu và gia đình; chúc mừng các nhà khoa học, các thày cô giáo, các trường, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như của nước ngoài đã có công giáo dục đào tạo giáo sư Ngô Bảo Châu, chúc mừng ngành toán học Việt Nam và nền giáo dục Việt Nam. Với giải thưởng cao quý này, giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước, rạng danh con người và trí tuệ Việt Nam, góp phần làm cho thế giới biết đến Việt Nam không chỉ như một tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, một Việt Nam hội nhập và phát triển thành công, mà còn là một Việt Nam có khả năng chinh phục những đỉnh cao của khoa học.
11. Ðêm hội Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc
Từ ngày 25 đến 29-8-2010, 3.000 đại biểu thanh niên Việt Nam và 7.000 thanh niên Trung Quốc đã có mặt tại Quảng Tây, Trung Quốc, cùng tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc. Tại Liên hoan, đại biểu thanh niên hai nước đã cùng nhau ôn lại tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, cổ vũ cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và khẳng định, thanh niên hai nước phải kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống mà các lãnh đạo tiền bối đã dày công xây dựng và vun đắp; tăng cường hiểu biết, tin cậy, hợp tác nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của thanh niên, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" phát triển lên tầm cao mới. Tối 28-8 tại Trung tâm Thể dục - Thể thao tỉnh Quảng Tây, Ðêm hội Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc đã chính thức diễn ra. Tại đêm Liên hoan, thanh niên hai nước đã được nghe đọc Thư chúc mừng của đồng chí Nông Ðức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam và Thư chúc mừng của đồng chí Hồ Cẩm Ðào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Hoạt động Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất trong Năm hữu nghị Việt - Trung, thiết thực kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
*** Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16-8 đến ngày 22-8-2010)
Lễ công bố cuốn sách: “Hồ Chí Minh – Tâm và Tài của một nhà yêu nước”  (30/08/2010)
Dự báo về triển vọng của 3 trung tâm kinh tế thế giới  (30/08/2010)
Vinashin bổ nhiệm quyền tổng giám đốc điều hành  (30/08/2010)
Tâm sự của Giáo sư Ngô Bảo Châu  (30/08/2010)
Vinashin bổ nhiệm quyền tổng giám đốc điều hành  (30/08/2010)
Tháng 8-2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh  (30/08/2010)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay