Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017
21:22, ngày 19-01-2018
TCCSĐT - Tính đến thời điểm ngày 01-7-2017, cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, tăng 13,7% so với năm 2012 (706 nghìn đơn vị), mỗi năm tăng bình quân 2,6%, thấp hơn mức tăng 5% của thời kỳ 2007 - 2012. Đó là thông tin do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cung cấp tại buổi họp báo công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017, diễn ra tại Hà Nội sáng 19-01-2018.
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017, cho thấy:
1- Đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp: Số lượng và lao động tiếp tục tăng qua 5 năm (2012 - 2017), trong đó khối doanh nghiệp có mức tăng cao nhất. Quy mô lao động bình quân chung của một đơn vị kinh tế tăng không đáng kể so với 5 năm trước đây nhưng giảm ở khối doanh nghiệp. Khu vực dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng đơn vị, lao động của các nganh kinh tế. Đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp tập trung nhiều nhất tại vùng đồng bằng sông Hồng nhưng vùng Đông Nam Bộ tiếp tục là vùng thu hút nhiều doanh nghiệp.
2- Doanh nghiệp và hợp tác xã: Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI tăng, doanh nghiệp nhà nước giảm với tốc độ chậm. Tính đến ngày 01-01-2017, trong tổng số 518 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại và thu thập được số liệu qua tổng điều tra, có 12,8 nghìn doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, 505 nghìn doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, tăng 55,6% so với Tổng điều tra năm 2012. Bình quân hằng năm thời kỳ 2012 - 2017 tăng 9,2%. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng doanh nghiệp lớn nhất (500 nghìn), tăng 52,2% so với năm 2012 và mỗi năm tăng bình quân 8,7%. Số lượng doanh nghiệp FDI là 14,6 nghìn, tăng mạnh nhất với 54,2% so với thời điểm năm 2012, bình quân hằng năm tăng 9,2%. Số lượng doanh nghiệp nhà nước hoạt động chỉ còn 2.701 doanh nghiệp, giảm 18,3% tương đương 607 doanh nghiệp so với năm 2012, do thực hiện chủ trương cổ phần hóa, bình quân mỗi năm giảm 3%.
Theo khu vực kinh tế, số lượng doanh nghiệp dịch vụ tăng cao nhất. Khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 362 nghìn doanh nghiệp, chiếm 70% tổng số doanh nghiệp, tăng 57% so với năm 2012, trong đó 354 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 61% so với năm 2012. Một số ngành thuộc khu vực này có số lượng doanh nghiệp tăng mạnh, như giáo dục - đào tạo tăng 155%;nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 106%; chuyên môn khoa học - công nghệ tăng 87%; y tế tăng 84%; vận tải kho bãi tăng 63,9%; kinh doanh bất động sản tăng 63%... Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,điều này phản ánh hiệu quả của chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước chuyển các đơn vị hoạt động sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp.
Khu vực công nghiệp và xây dựng có 151 nghìn doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 29% và tăng 41% so với năm 2012, trong đó 146 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 44,6%, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm số doanh nghiệp khu vực này tăng 7,7%, trong đó các ngành có tốc độ tăng khá, gồm cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 73%, công nghiệp chế biến -chế tạo tăng 40,5%, xây dựng tăng 43%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lượng doanh nghiệp thấp nhất, với 4.942, tăng 27% so với năm 2012, trong đó doanh nghiệp đang hoạt động năm 2017 là 4.447 doanh nghiệp, tăng 34,5% so với năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này chỉ tăng 6,1%. Ở khu vực này, đáng chú ý là các doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp tăng cao với 50% so với năm 2012. Đây là kết quả của chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm gần đây.
Khu vực kinh tế, lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất và có mức tăng cao nhất. Số lượng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Số doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, phù hợp với bối cảnh hội nhập; gia công hành hóa với nước ngoài đóng góp lớn vào mức tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu 5 năm qua. Số lượng và lao động các hợp tác xã có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
3- Cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có quy mô nhỏ lẻ và có xu hướng giảm nhẹ so với trước. Số lao động bình quân trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể năm 2017 là 1,68 lao động, thấp hơn mức 1,72 của năm 2012.Xét theo vùng kinh tế, đồng bằng sông Hồng là vùng có cơ sở cá thể lớn nhất.
4- Đơn vị hành chính sự nghiệp: Số lượng cơ sở và lao động của khu vực hành chính sự nghiệp tương đối ổn định và mức tăng thấp hơn năm 2012. Số lượng cơ sở sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động chiếm tỷ trọng lớn. Cơ sở y tế, giáo dục phát triển mạnh do sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị hành chính sự nghiệp nâng lên nhưng tỷ lệ sử dụng máy tính và internet để cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn ở mức độ thấp.
5- Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Mặc dù số lượng tăng nhanh nhưng quy mô của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng còn nhỏ, giảm so với năm 2012…
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, số doanh nghiệp mới thành lập tăng cả về số lượng và thu hút số lượng lao động. Điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh có dấu hiệu cải thiện tốt.
Kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế năm 2017 sẽ được công bố với hệ thống các chỉ tiêu thống kê chi tiết, đầy đủ và những phân tích chuyên sâu, chuyên đề thông qua nhiều hình thức, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin về kinh tế nước ta, phục vụ công tác quản lý của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin./.
1- Đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp: Số lượng và lao động tiếp tục tăng qua 5 năm (2012 - 2017), trong đó khối doanh nghiệp có mức tăng cao nhất. Quy mô lao động bình quân chung của một đơn vị kinh tế tăng không đáng kể so với 5 năm trước đây nhưng giảm ở khối doanh nghiệp. Khu vực dịch vụ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng đơn vị, lao động của các nganh kinh tế. Đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp tập trung nhiều nhất tại vùng đồng bằng sông Hồng nhưng vùng Đông Nam Bộ tiếp tục là vùng thu hút nhiều doanh nghiệp.
Tính đến ngày 01-01-2017, cả
nước có 518.000 doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, tăng 176.000 doanh
nghiệp và gấp 1,5 lần so với năm 2012, trong đó có 505.000 doanh nghiệp
thực tế hoạt động. Khối doanh nghiệp thu hút 14,1 triệu lao động, tăng
28,5% so với năm 2012, trong đó 14 triệu lao động thuộc các doanh nghiệp
thực tế hoạt động. Thời kỳ 2012 - 2017, bình quân hàng năm số lượng
doanh nghiệp tăng 8,7%, lao động tăng 5,1% |
2- Doanh nghiệp và hợp tác xã: Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI tăng, doanh nghiệp nhà nước giảm với tốc độ chậm. Tính đến ngày 01-01-2017, trong tổng số 518 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại và thu thập được số liệu qua tổng điều tra, có 12,8 nghìn doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, 505 nghìn doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, tăng 55,6% so với Tổng điều tra năm 2012. Bình quân hằng năm thời kỳ 2012 - 2017 tăng 9,2%. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng doanh nghiệp lớn nhất (500 nghìn), tăng 52,2% so với năm 2012 và mỗi năm tăng bình quân 8,7%. Số lượng doanh nghiệp FDI là 14,6 nghìn, tăng mạnh nhất với 54,2% so với thời điểm năm 2012, bình quân hằng năm tăng 9,2%. Số lượng doanh nghiệp nhà nước hoạt động chỉ còn 2.701 doanh nghiệp, giảm 18,3% tương đương 607 doanh nghiệp so với năm 2012, do thực hiện chủ trương cổ phần hóa, bình quân mỗi năm giảm 3%.
Theo khu vực kinh tế, số lượng doanh nghiệp dịch vụ tăng cao nhất. Khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 362 nghìn doanh nghiệp, chiếm 70% tổng số doanh nghiệp, tăng 57% so với năm 2012, trong đó 354 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 61% so với năm 2012. Một số ngành thuộc khu vực này có số lượng doanh nghiệp tăng mạnh, như giáo dục - đào tạo tăng 155%;nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 106%; chuyên môn khoa học - công nghệ tăng 87%; y tế tăng 84%; vận tải kho bãi tăng 63,9%; kinh doanh bất động sản tăng 63%... Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,điều này phản ánh hiệu quả của chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước chuyển các đơn vị hoạt động sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp.
Khu vực công nghiệp và xây dựng có 151 nghìn doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 29% và tăng 41% so với năm 2012, trong đó 146 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 44,6%, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm số doanh nghiệp khu vực này tăng 7,7%, trong đó các ngành có tốc độ tăng khá, gồm cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 73%, công nghiệp chế biến -chế tạo tăng 40,5%, xây dựng tăng 43%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lượng doanh nghiệp thấp nhất, với 4.942, tăng 27% so với năm 2012, trong đó doanh nghiệp đang hoạt động năm 2017 là 4.447 doanh nghiệp, tăng 34,5% so với năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này chỉ tăng 6,1%. Ở khu vực này, đáng chú ý là các doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp tăng cao với 50% so với năm 2012. Đây là kết quả của chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm gần đây.
Khu vực kinh tế, lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất và có mức tăng cao nhất. Số lượng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Tại thời điểm ngày 01-01-2017, cả
nước có hơn 10 nghìn doanh nghiệp lớn, tăng 29% so với năm 2012 và chiếm
1,9% tổng số doanh nghiệp, giảm so với 2,3% của năm 2012. Doanh nghiệp
vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ
tăng tới 65,5% và chiếm 74% tổng số doanh nghiệp. Đáng chú ý là tỷ trọng
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tới 6 điểm phần trăm so với năm 2012
trong khi tỷ trọng lao động giảm 0,8 điểm phần trăm, điều này cho thấy
quy mô doanh nghiệp đang nhỏ dần. |
Số doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, phù hợp với bối cảnh hội nhập; gia công hành hóa với nước ngoài đóng góp lớn vào mức tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu 5 năm qua. Số lượng và lao động các hợp tác xã có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
3- Cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có quy mô nhỏ lẻ và có xu hướng giảm nhẹ so với trước. Số lao động bình quân trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể năm 2017 là 1,68 lao động, thấp hơn mức 1,72 của năm 2012.Xét theo vùng kinh tế, đồng bằng sông Hồng là vùng có cơ sở cá thể lớn nhất.
4- Đơn vị hành chính sự nghiệp: Số lượng cơ sở và lao động của khu vực hành chính sự nghiệp tương đối ổn định và mức tăng thấp hơn năm 2012. Số lượng cơ sở sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động chiếm tỷ trọng lớn. Cơ sở y tế, giáo dục phát triển mạnh do sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị hành chính sự nghiệp nâng lên nhưng tỷ lệ sử dụng máy tính và internet để cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn ở mức độ thấp.
5- Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Mặc dù số lượng tăng nhanh nhưng quy mô của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng còn nhỏ, giảm so với năm 2012…
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, số doanh nghiệp mới thành lập tăng cả về số lượng và thu hút số lượng lao động. Điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh có dấu hiệu cải thiện tốt.
Kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế năm 2017 sẽ được công bố với hệ thống các chỉ tiêu thống kê chi tiết, đầy đủ và những phân tích chuyên sâu, chuyên đề thông qua nhiều hình thức, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin về kinh tế nước ta, phục vụ công tác quản lý của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin./.
Thái Nguyên thăng tiến trong tốp 10 sau 5 năm thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh  (19/01/2018)
Kiểm soát quyền lực trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”  (19/01/2018)
Tập đoàn Viettel có tên và điều lệ, tổ chức hoạt động mới  (19/01/2018)
Tập đoàn Viettel có tên và điều lệ, tổ chức hoạt động mới  (19/01/2018)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên